Đề kiểm tra giữa kì II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Việt Hưng - Mã đề 103
Câu 1. Mạng lưới thuộc hệ thống sông Hồng đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của người Việt cổ ở miền Bắc. Điều đó được thể hiện như thế nào?
A. Sông Hồng là nơi triều đình Thăng Long trấn thủ quân xâm lược Tống.
B. Mạng lưới sông Hồng là nơi cung cấp nguồn thức ăn, là đường giao thông liên kết giữa các vùng.
C. Thần sông ban cho người Việt cổ nhiều thứ quý giá, góp phần duy trì sự bền vững của dân tộc.
D. Mạng lưới sông Hồng chỉ có giá trị về giao thông.
Câu 2. Vì sao thảm thực vật rừng ở Việt Nam rất đa dạng về kiểu hệ sinh thái?
A. địa hình đồi núi chiểm ưu thế và phân hóa phức tạp.
B. khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.
C. sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.
D. vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.
Câu 3. Luật Gia Long là tên gọi khác của bộ luật nào dưới đây?
A. Hình luật. B. Hình thư.
C. Hoàng Việt luật lệ. D. Quốc triều hình luật.
Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. giai cấp tư sản Ấn Độ với thực dân Anh.
B. nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
C. giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
D. giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
Câu 5. Năm 1802, được sự ủng hộ của địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã làm gì?
A. Đánh bại chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
B. Đánh bại hơn 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
C. Đánh bại triều Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn.
D. Đánh bại 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_lich_su_va_dia_li_lop_8_nam_hoc_2.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Việt Hưng - Mã đề 103
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 Năm học: 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 60 phút MÃ ĐỀ 103 Ngày kiểm tra: 11/3/2024 (Đề gồm 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (Đề gồm (4 03 điểm) trang) Học sinh chọn phương án trả lời bằng cách tô vào đáp án đúng trong phiếu trả lời trắc nghiệm (mỗi câu đúng được 0,25 điểm): Câu 1. Mạng lưới thuộc hệ thống sông Hồng đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của người Việt cổ ở miền Bắc. Điều đó được thể hiện như thế nào? A. Sông Hồng là nơi triều đình Thăng Long trấn thủ quân xâm lược Tống. B. Mạng lưới sông Hồng là nơi cung cấp nguồn thức ăn, là đường giao thông liên kết giữa các vùng. C. Thần sông ban cho người Việt cổ nhiều thứ quý giá, góp phần duy trì sự bền vững của dân tộc. D. Mạng lưới sông Hồng chỉ có giá trị về giao thông. Câu 2. Vì sao thảm thực vật rừng ở Việt Nam rất đa dạng về kiểu hệ sinh thái? A. địa hình đồi núi chiểm ưu thế và phân hóa phức tạp. B. khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu. C. sự phong phú đa dạng của các nhóm đất. D. vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật. Câu 3. Luật Gia Long là tên gọi khác của bộ luật nào dưới đây? A. Hình luật. B. Hình thư. C. Hoàng Việt luật lệ. D. Quốc triều hình luật. Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX? A. giai cấp tư sản Ấn Độ với thực dân Anh. B. nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh. C. giai cấp tư sản với giai cấp vô sản. D. giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến. Câu 5. Năm 1802, được sự ủng hộ của địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã làm gì? A. Đánh bại chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. B. Đánh bại hơn 5 vạn quân Xiêm xâm lược. C. Đánh bại triều Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn. D. Đánh bại 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược. Câu 6. Rừng thưa rụng lá phát triển ở vùng nào của nước ta? A. Tây Nguyên. B. Hoàng Liên Sơn. C. Việt Bắc. D. Đông Bắc. Câu 7. Vị vua nào của nhà Nguyễn đã cho khắc những vùng biển, cửa biển quan trọng của Việt Nam lên Cửu Đỉnh? A. Thành Thái. B. Minh Mệnh. C. Gia Long. D. Duy Tân. Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX? A. Lật đổ ách cai trị của thực dân phương Tây. B. Diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng thất bại. C. Có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội. D. Diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Câu 9. Ở Việt Nam, trong những năm 1885 - 1896 đã diễn ra cuộc đấu tranh nào dưới đây? A. Khởi nghĩa Yên Thế. B. Khởi nghĩa Yên Bái. C. Phong trào Cần vương. D. Khởi nghĩa của A-cha-xoa. Câu 10. Rừng ôn đới núi cao phát triển ở vùng nào? A. Tây Nguyên. B. Hoàng Liên Sơn. C. Ba Vì D. Tam Đảo. Câu 11. Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia Mã đề 103 Trang 1/2
- A. Cúc Phương B. Bạch Mã C. Ba Vì D. Ba Bể Câu 12. Chợ nổi, nhà nổi, là những nét văn hóa đặc trưng để thích ứng với môi trường sông nước của cư dân vùng nào ở nước ta? A. Vùng đồng bằng sông Cửu Long B. Vùng châu thổ sông Hồng C. Vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ D. Vùng đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ Câu 13. Ở Campuchia, trong những năm 1864 - 1865 đã diễn ra cuộc đấu tranh nào dưới đây? A. Khởi nghĩa của A-cha-xoa. B. Khởi nghĩa Yên Thế. C. Khởi nghĩa Yên Bái. D. Phong trào Cần vương. Câu 14. Sinh cơ lập nghiệp trên vùng đất có nhiều sông ngòi, từ rất sớm, tổ tiên của những tộc người sinh sống trên đất nước Việt Nam đã biết A. Chế tạo tàu chiến, tập dượt thuỷ quân, giao thương trên sông nước giữa các vùng miền. B. Không cần thiết phải xây dựng một nhà nước để quản lí sông ngòi. C. Khai thác nguồn lợi từ sông nước, cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của các con sông lớn D. Cần phải xây dựng một nhà nước để quản lí sông ngòi. Câu 15. Trong quá trình khai thác thuộc địa Ấn Độ, trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thực dân Anh không thực hiện chính sách nào dưới đây? A. Đẩy mạnh khai thác mỏ. B. Phát triển công nghiệp chế biến. C. Kìm hãm công nghiệp chế biến. D. Mở mang hệ thống đường giao thông. Câu 16. Đến thế kỉ IV, ở Nam Bộ xuất hiện tình trạng gì? A. Mạng lưới sông ngòi nhiều nước quanh năm khiến cho nước biển vào trong đất liền ngày càng nhiều, từ đó vùng Nam Bộ trở nên hoang vu trong một hàng thế kỉ. B. Mạng lưới sông ngòi cạn nước quanh năm khiến cho nước biển vào trong đất liền ngày càng nhiều, từ đó vùng Nam Bộ trở nên hoang vu trong một hàng thế kỉ. C. Phù sa sông bồi đắp mạnh hơn, tình trạng xâm ngập mặn giảm xuống đáng kể, nghề trồng lúa nước phát triển mạnh. D. Biển tiến cục bộ, nước mặn dần dâng cao, làm cho toàn bộ vùng đất thấp bị ngập mặn, gây ra hậu quả lâu dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề trồng lúa II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) HS trả lời vào mặt sau phiếu trắc nghiệm Câu 17. (2 điểm) Sử dụng kiến thức đã học và quan sát Atlat Địa Lý Việt Nam( trang 11 Atlat cũ, trang 13 Atlat mới) em hãy: a. Trình bày đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính ở nước ta. b. Địa phương nơi em sinh sống thuộc nhóm đất chính nào? Câu 18. (1 điểm) Cho bảng số liệu sau DIỆN TÍCH RỪNG TỰ NHIÊN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1943 - 2020 Năm 1943 1983 2020 Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha) 14,3 6,8 10,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam các năm) Hãy phân tích sự biến động về diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam giai đoạn 1943 -2020. Câu 19. (1,5 điểm) Em có nhận xét gì về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX? Câu 20. (0,5 điểm) Em hãy kể tên một số thành tựu văn hóa dưới thời Nguyễn được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới. Câu 21. (1,0 điểm) Viết một đoạn văn về việc thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. HẾT Mã đề 103 Trang 2/2