Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Dương Thị Luận (Có đáp án)
Phần I. (6.5đ) Trong chương trình Ngữ văn 8, một nhà thơ nhà thơ đã viết:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
(SGK Ngữ văn 8 – tập 2, NXB Giáo dục)
Câu 1. Cho biết tên tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ chứa đoạn thơ trên.
Câu 2. Xét về mục đích nói, kiểu câu được sử dụng ở câu thơ thứ hai trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?
Câu 3. Văn bản có chứa khổ thơ trên đã sử dụng thành công kết cấu đầu cuối tương ứng. Hãy kể tên một văn bản khác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8 có kết cấu tương tự và nêu rõ tên tác giả.
Câu 4. Bằng một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 10 câu, em hãy nêu cảm nhận về hình ảnh nhân vật trữ tình qua khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn (gạch chân và chú thích rõ)
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2022_2023_d.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Dương Thị Luận (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II Năm học 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 8 Mã đề 801 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 18/03/2023 Phần I. (6.5đ) Trong chương trình Ngữ văn 8, một nhà thơ nhà thơ đã viết: “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” (SGK Ngữ văn 8 – tập 2, NXB Giáo dục) Câu 1. Cho biết tên tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ chứa đoạn thơ trên. Câu 2. Xét về mục đích nói, kiểu câu được sử dụng ở câu thơ thứ hai trong đoạn thơ trên có tác dụng gì? Câu 3. Văn bản có chứa khổ thơ trên đã sử dụng thành công kết cấu đầu cuối tương ứng. Hãy kể tên một văn bản khác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8 có kết cấu tương tự và nêu rõ tên tác giả. Câu 4. Bằng một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 10 câu, em hãy nêu cảm nhận về hình ảnh nhân vật trữ tình qua khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn (gạch chân và chú thích rõ) Phần II. (3.5đ) Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: BỐN NGỌN NẾN Trong một căn phòng lặng thinh có bốn ngọn nến đang cháy. Ngọn nến thứ nhất nói: - Tôi là biểu tượng của hòa bình, thế giới này rất cần tôi. Ngọn nến thứ hai nói: - Tôi là biểu tượng của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều cần đến tôi. Ngọn nến thứ ba lên tiếng: - Tôi là biểu tượng của tình yêu, hãy tưởng tượng xem thế giới sẽ ra sao nếu không có tình yêu, thế giới thực sự rất cần đến tôi. Đột nhiên, cánh cửa căn phòng mở tung, một làn gió lùa vào thổi tắt cả ba ngọn nến. Cậu bé chạy vào ngạc nhiên hỏi: - Tại sao ba ngọn nến lại tắt? Cậu bé òa khóc, lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: - Đừng khóc cậu bé, khi nào tôi còn cháy sáng thì cậu vẫn còn có thể thắp sáng cả ba ngọn nến kia lại. Bởi vì tôi chính là hiện thân của hi vọng. Lúc này, cậu bé không khóc nữa và cầm ngọn nến thứ tư lần lượt thắp sáng cả ba ngọn nến còn lại. (Những câu chuyện khơi nguồn trí tuệ - Trương Thiết Thành - NXB văn hóa) Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. Phân tích giá trị biện pháp tu từ đặc sắc trong văn bản trên. Câu 3. Từ ý nghĩa của văn bản trên và bằng những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi bàn về ý nghĩa của tinh thần lạc quan đối với mỗi người trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Chúc các em làm bài tốt!
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II. NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: NGỮ VĂN 8 Mã đề: 801 Phần Câu Gợi ý trả lời Cho điểm - Tác giả: Tố Hữu 0.5 điểm Câu 1 - Tác phẩm: “Khi con tu hú” 0.5 điểm (1.5đ) - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết tháng 7/1939, khi 0.5 điểm tác giả bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) I Câu 2 - Tác dụng: Thể hiện được tâm trạng ngột ngạt, uất ức; khát 1 điểm (6.5đ) (1đ) vọng tự do cháy bỏng của nhân vật trữ tình Câu 3 HS nêu được văn bản 0.25 điểm (0.5đ) Tác giả 0.25 điểm * Học sinh viết đoạn đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Hình thức: - Đúng mô hình đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu, đúng 0.5 điểm yêu cầu tiếng Việt (gạch chân và chỉ rõ) - Hành văn mạch lạc, khúc chiết, không sai lỗi từ, câu 0.5 điểm 2. Nội dung: Học sinh khai thác các tín hiệu - Về nghệ thuật: 1điểm + Cách ngắt nhịp bất thường: 6/2, 3/3 + + Các động từ mạnh: đạp tan, chết uất Câu 4 + Nghệ thuật đối (3.5đ) + Các thán từ: ôi, thôi; tình thái từ làm sao! + Hình ảnh đặc sắc: âm thanh tiếng tu hú - Nội dung: 1.5 điểm + Tâm trạng của người tù cách mạng: Đau khổ, ngột ngạt muốn phá tan xiềng xích + Niềm khát khao tự do cháy bỏng trở về với cuộc sống tươi đẹp tự do bên ngoài + Âm thanh tu hú là tiếng gọi thiết tha của tự do, của sự sống đầy quyến rũ với người tù cách mạng trẻ tuổi. II Câu 1 (3.5đ) Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự 0.5 điểm (0.5đ) - Biện pháp tu từ đặc sắc là: nhân hóa 0.25 điểm - Tác dụng: 0.75 điểm + Phép nhân hóa làm cho hình ảnh những ngọn nến trở Câu 2 nên sinh động gần gũi, (1đ) + Câu chuyện trở nên hấp dẫn, thông điệp mang tính chất triết lí mà nhà văn gửi tới trở nên nhẹ nhàng thấm thía sâu sắc. HS trình bày thành đoạn văn NLXH và đảm bảo được các 2 điểm ý sau: Câu 3 - Khái niệm (2đ) - Biểu hiện, ý nghĩa - Bàn luận
- - Liên hệ BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG CM KHỐI TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Minh Ngọc Nguyễn Thị Tuyết Lê T. Thúy Ngoan Dương Thị Luận