Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Yên (Có đáp án)

Phần I. (6.5đ) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”

(SGK Ngữ văn 8 – tập 2, NXB Giáo dục)

Câu 1. Cho biết tên tác giả, thể thơ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ trên.

Câu 2. Xét về mục đích nói, kiểu câu được sử dụng ở câu thơ thứ hai trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?

Câu 3. Hãy kể tên một văn bản khác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 có cùng thể thơ với bài thơ trên và nêu rõ tên tác giả.

Câu 4. Bằng một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận Tổng – Phân – Hợp, em hãy nêu cảm nhận về hình ảnh nhân vật trữ tình ở bài thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán (gạch chân và chú thích rõ)

docx 3 trang Lưu Chiến 22/07/2024 300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Yên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2022_2023_n.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Yên (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II Năm học 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 8 Mã đề 802 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 18/03/2023 Phần I. (6.5đ) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia.” (SGK Ngữ văn 8 – tập 2, NXB Giáo dục) Câu 1. Cho biết tên tác giả, thể thơ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ trên. Câu 2. Xét về mục đích nói, kiểu câu được sử dụng ở câu thơ thứ hai trong đoạn thơ trên có tác dụng gì? Câu 3. Hãy kể tên một văn bản khác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 có cùng thể thơ với bài thơ trên và nêu rõ tên tác giả. Câu 4. Bằng một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận Tổng – Phân – Hợp, em hãy nêu cảm nhận về hình ảnh nhân vật trữ tình ở bài thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán (gạch chân và chú thích rõ) Phần II. (3.5đ) Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: BỐN NGỌN NẾN Trong một căn phòng lặng thinh có bốn ngọn nến đang cháy. Ngọn nến thứ nhất nói: - Tôi là biểu tượng của hòa bình, thế giới này rất cần tôi. Ngọn nến thứ hai nói: - Tôi là biểu tượng của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều cần đến tôi. Ngọn nến thứ ba lên tiếng: - Tôi là biểu tượng của tình yêu, hãy tưởng tượng xem thế giới sẽ ra sao nếu không có tình yêu, thế giới thực sự rất cần đến tôi. Đột nhiên, cánh cửa căn phòng mở tung, một làn gió lùa vào thổi tắt cả ba ngọn nến. Cậu bé chạy vào ngạc nhiên hỏi: - Tại sao ba ngọn nến lại tắt? Cậu bé òa khóc, lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: - Đừng khóc cậu bé, khi nào tôi còn cháy sáng thì cậu vẫn còn có thể thắp sáng cả ba ngọn nến kia lại. Bởi vì tôi chính là hiện thân của hi vọng. Lúc này, cậu bé không khóc nữa và cầm ngọn nến thứ tư lần lượt thắp sáng cả ba ngọn nến còn lại. (Những câu chuyện khơi nguồn trí tuệ - Trương Thiết Thành - NXB văn hóa) Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. Phân tích giá trị biện pháp tu từ đặc sắc trong văn bản trên. Câu 3. Từ ý nghĩa của văn bản trên và bằng những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi bàn về ý nghĩa của tinh thần lạc quan đối với mỗi người trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Chúc các em làm bài tốt!
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II. NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: NGỮ VĂN 8 Mã đề: 802 Phần Câu Gợi ý trả lời Cho điểm - Tác giả: Hồ Chí Minh 0.5 điểm - Tác phẩm: Vọng nguyệt (Ngắm trăng) 0.5 điểm Câu 1 - Hoàn cảnh sáng tác: 8-1942, Bác bị chính quyền Tưởng 0.5 điểm (1.5đ) Giới Thạch bắt giữ, giải tới giải lui gần 30 nhà giam của 13 I huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Bài thơ được (6.5đ) viết trong thời kì đó. Câu 2 - Tác dụng: Thể hiện được tâm trạng bối rối, xốn xang; tâm 1 điểm (1đ) hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm của Bác. Câu 3 HS nêu được chính xác tên văn bản 0.25 điểm (0.5đ) Tác giả 0.25 điểm * Học sinh viết đoạn đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Hình thức: - Đúng mô hình đoạn văn T - P - H khoảng 10 câu, đúng 0.5 điểm yêu cầu tiếng Việt (gạch chân và chỉ rõ) - Hành văn mạch lạc, khúc chiết, không sai lỗi từ, câu 0.5 điểm 2. Nội dung: Học sinh khai thác các tín hiệu về nghệ thuật để làm nổi bật các ý: - Nghệ thuật: 1 điểm + Điệp ngữ “vô” cho thấy sự thiếu thốn mọi bề Câu 4 + + Nghệ thuật đối, lấy cái không để chỉ cái có; nhân hoá (3.5đ) + Cách dùng từ đặc sắc + Tính cổ điển kết hợp hiện đại - Nội dung: 1.5 điểm + Dù hoàn cảnh khó khăn, tù đày nhưng tâm hồn người tù vẫn ung dung, tự tại, rung động trước vẻ đẹp của trăng + Thân thể của người tù ở trong lao nhưng tinh thần ở ngoài lao, vượt ngục về tinh thần + Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, sự giao cảm, giao hoà đặc biệt giữa người và trăng (đôi bạn tri kỉ) II Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự 0.5 điểm (3.5đ) (0.5đ) - Biện pháp tu từ đặc sắc là: nhân hóa 0.25 điểm - Tác dụng: 0.75 điểm + Phép nhân hóa làm cho hình ảnh những ngọn nến trở nên Câu 2 sinh động gần gũi (1đ) + Câu chuyện trở nên hấp dẫn, thông điệp mang tính chất triết lí mà nhà văn gửi tới trở nên nhẹ nhàng thấm thía sâu sắc. HS trình bày thành đoạn văn NLXH và đảm bảo được các ý 2 điểm Câu 3 sau: (2đ) - Khái niệm - Biểu hiện, ý nghĩa
  3. - Bàn luận - Liên hệ BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG CM KHỐI TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Minh Ngọc Nguyễn Thị Tuyết Lê T. Thúy Ngoan Nguyễn Thị Yên