Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thị Thuý Hường (Có đáp án)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận

Câu 2. Bài thơ “Nhàn” được viết theo thể loại nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật C. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. Thất ngôn bát cú Đường luật D. Thất ngôn xen lục ngôn

Câu 3. Hai câu 5-6 thể hiện điều gì về sinh hoạt hàng ngày của tác giả?

A. Đạm bạc, thanh cao C. Dân dã, tầm thường
B. Thiếu thốn, nghèo khổ D. Sang trọng, sung túc

Câu 4. Đặc sắc về ngôn ngữ biểu đạt của bài thơ là:

A. Cô đọng, hàm súc C. Tự nhiên, mộc mạc mà ý vị
B. Cầu kì, trau chuốt D. Chân thực gần với ca dao

Câu 5. Từ nào dưới đây là từ tượng thanh?

A. Thơ thẩn B. Vắng vẻ C. Lao xao D. Uống

Câu 6. Chữ “Nhàn trong bài thơ được hiểu như thế nào?

A. Không làm gì vất vả, khó nhọc.

B. Không lo lắng suy nghĩ nhiều

C. Sống yên ổn không quan tâm đến ai

D. Sống thuận theo tự nhiên không màng công danh

doc 12 trang Lưu Chiến 27/07/2024 440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thị Thuý Hường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2023_2024_v.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thị Thuý Hường (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 14/03/2024 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh về các đơn vị kiến thức: - Truyện. - Thơ Đường luật. - Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, phối hợp, song song. - Từ tượng hình, từ tượng thanh. - Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện. 2. Năng lực: - Năng lực chung: năng lực tư duy, năng lực cảm thụ, năng lực giải quyết vấn đề, - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực nhận biết, một số yếu tố của truyện thơ Đường luật, từ tượng hình, từ tượng thanh. + Hiểu được đặc điểm của truyện, thơ Đường luật, hiệu quả của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. + Vận dụng kiến thức để viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện. 3. Phẩm chất: - Nhân ái: Bồi dưỡng tình yêu văn học, có tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc. - Đồng cảm: Cảm nhận được tâm sự của các nhà thơ trước thời cuộc. - Chăm chỉ: tích cực học tập, tích cực làm bài, cần cù, cố gắng - Trung thực: Nghiêm túc trong kiểm tra, sự yêu thích học tập bộ môn II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: (đính kèm trang sau) III. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA: (đính kèm trang sau) IV. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA: (đính kèm trang sau) V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM: (đính kèm trang sau)
  2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ dung/Đơn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % TT năng vị kiến điểm TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL thức 1 Đọc - Văn bản hiểu thơ Đường luật - TV: từ 3 0 5 0 0 2 0 60 tượng hình, từ tượng thanh 2 Viết Viết bài văn phân tích một tác 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 phẩm truyện Tổng số câu 3 1* 5 1* 0 3* 0 1* 11 Tổng % điểm 15% 5% 25% 15% 0 30% 0 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% 100 * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm
  3. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Nội Số câu hỏi theo mức độ dung/ nhận thức Kĩ TT Đơn vị Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận năng kiến biết hiểu dụng dụng thức cao 1 Đọc - Văn Nhận biết: 3 TN 5 TN 2 TL hiểu bản thơ - Thể thơ, đặc điểm gieo vần Đường - PTBĐ. luật - Xác định từ tượng hình, từ tượng - TV: từ thanh. tượng Thông hiểu: hình, từ - Xác định BPNT. tượng - Tâm trạng của chủ thể trữ tình thanh Vận dụng: - Từ văn bản thơ, liên hệ thực tế. 2 Viết Viết bài Nhận biết: 1* 1* 1* 1TL* văn Thông hiểu: phân Vận dụng: tích một Vận dụng cao: tác Viết được bài văn phân tích một tác phẩm phẩm truyện: nêu được chủ đề; dãn r truyện và phân tích tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm Tổng số câu 3 TN 5 TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
  4. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN 8 Đề 1 (Đề gồm 2 trang) Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 14/03/2024 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và ghi chữ cái đứng trước đáp án đúng vào giấy kiểm tra: Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Một mai (1) , một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai (2) vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây (3), ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao(4). (theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II – Văn học thế kỉ X-thế kỉ XVII) Chú thích : (1) Mai: dụng cụ đào đất, xắn đất. (2) Dầu ai: mặc cho ai. Dù ai có cách vui thú nào cũng mặc, tôi cứ thơ thẩn (giữa cuộc đời này). (3) Cội cây: gốc cây. (4) Mai: Hai câu 7 và 8 tác giả có ý dẫn đến Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hoè, rồi mơ thấy mình ở nước Hoè An được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bừng mắt tỉnh dậy thì hoá ra đó là giấc mộng, thấy dưới cành hoè phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Từ đó điển này có ý: phú quý chỉ là một giấc chiêm bao. Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận Câu 2. Bài thơ “Nhàn” được viết theo thể loại nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật C. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Thất ngôn bát cú Đường luật D. Thất ngôn xen lục ngôn Câu 3. Hai câu 5-6 thể hiện điều gì về sinh hoạt hàng ngày của tác giả? A. Đạm bạc, thanh cao C. Dân dã, tầm thường B. Thiếu thốn, nghèo khổ D. Sang trọng, sung túc Câu 4. Đặc sắc về ngôn ngữ biểu đạt của bài thơ là: A. Cô đọng, hàm súc C. Tự nhiên, mộc mạc mà ý vị B. Cầu kì, trau chuốt D. Chân thực gần với ca dao
  5. Câu 5. Từ nào dưới đây là từ tượng thanh? A. Thơ thẩn B. Vắng vẻ C. Lao xao D. Uống Câu 6. Chữ “Nhàn” trong bài thơ được hiểu như thế nào? A. Không làm gì vất vả, khó nhọc. B. Không lo lắng suy nghĩ nhiều C. Sống yên ổn không quan tâm đến ai D. Sống thuận theo tự nhiên không màng công danh Câu 7. Bài thơ được viết theo luật gì? A. Bằng B. Trắc C. Bằng, trắc D. Không có luật Câu 8. Bài thơ không đề cập đến phương diện nào của chân dung con người Nguyễn Bỉnh Khiêm? A. Cuộc sống B. Nhân cách C. Trí tuệ D. Sự nghiệp Trả lời những câu hỏi sau vào giấy kiểm tra: Câu 9. Nêu những biểu hiện của lối sống nhàn mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cập đến qua bài thơ trên. Câu 10. Viết đoạn văn diễn dịch (5-7 câu) trình bày suy nghĩ của em về quan niệm “dại, khôn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong hai câu thơ: “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao” PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện (một đoạn trích) mà em đã được học hoặc từng đọc. Hết
  6. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN 8 Đề 2 (Đề gồm 2 trang) Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 14/03/2024 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và ghi chữ cái đứng trước đáp án đúng vào giấy kiểm tra: Hội Tây - Nguyễn Khuyến - Kìa hội Thăng Bình (1) tiếng pháo reo, Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo. Bà quan tênh nghếch xem bơi trải, Thằng bé lom khom ghé hát chèo. Cậy sức cây đu nhiều chị nhún, Tham tiền cột mỡ lắm anh leo. Khen ai khéo vẽ trò vui thế, Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu! (theo Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2014) Chú thích : (1) Hội Thăng Bình: hội mừng được thái bình, vui vẻ. Ở đây ý nói hội mừng Cách mạng tư sản Pháp thành công 14/7/1789. Thời Pháp thống trị, hàng năm, cứ ngày này chúng lại tổ chức hội hè khắp các tỉnh lị, nhất là Hà Nội. Chúng thường bày các trò chơi đê tiện như liếm chảo, chọc thùng, leo cột mỡ, để làm trò mua vui. Cũng có ý kiến lại cho rằng Thăng Bình ở đây là địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là huyện Thăng Bình. Nguyễn Khuyến làm bài thơ này trong thời gian làm Bố chánh Quảng Nam. Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận Câu 2. Bài thơ “Hội Tây” được viết theo thể loại nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật C. Thất ngôn bát cú Đường luật B. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật D. Thất ngôn xen lục ngôn Câu 3. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào của bài thơ? A. Hai câu đề và hai câu thực C. Hai câu luận và hai câu kết B. Hai câu thực và hai câu luận D. Hai câu đề và hai câu kết Câu 4. Từ “ai” trong câu thơ “Khen ai kéo vẽ trò vui thế” chỉ ai? A. Thực dân Pháp và chính quyền tay sai C. Triều đình nhà Nguyễn B. Người dân D. Tác giả Câu 5. Từ nào dưới đây là từ tượng hình? A. Tênh nghếch B. Hát chèo C. Bơi trải D. Pháo reo
  7. Câu 6. Nỗi “nhục” trong bài thơ được hiểu như thế nào? A. Nhục vì thua trận trong cuộc chơi B. Nhục vì không được ngồi ở vị trí sang trọng như bà quan C. Nhục vì bị Tây coi thường D. Nhục vì mất nước, còn hăng hái tham gia những trò lố lăng của bọn cướp nước Câu 7. Bài thơ được viết theo luật gì? A. Bằng B. Trắc C. Bằng, trắc D. Không có luật Câu 8. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là: A. Vui vẻ, hào hứng C. Hào hùng, sảng khoái B. Buồn bã, xót xa D. Giễu cợt, xót xa Trả lời những câu hỏi sau vào giấy kiểm tra: Câu 9. Nêu thái độ của tác giả được thể hiện qua bài thơ trên. Câu 10. Viết đoạn văn diễn dịch (5-7 câu) trình bày suy nghĩ của em về những trò chơi được tổ chức trong lễ hội qua hai câu thơ: “Cậy sức cây đu nhiều chị nhún, Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.” PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện (một đoạn trích) mà em đã được học hoặc từng đọc. Hết
  8. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ DỰ BỊ MÔN: NGỮ VĂN 8 (Đề gồm 2 trang) Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 14/03/2024 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và ghi chữ cái đứng trước đáp án đúng vào giấy kiểm tra: Ngôn chí (bài 3) - Nguyễn Trãi - Am trúc hiên mai(1) ngày tháng qua. Thị phi(2) nào đến cõi yên hà(3). Cơm ăn dầu có dưa muối; Áo mặc nài chi gấm là(4). Nước dưỡng(5) cho thanh, trì(6) thưởng nguyệt; Ðất cày ngõ ải, lảnh ương hoa. Trong khi hứng động(7) vừa đêm tuyết, Ngâm được câu thần dặng dặng(8) ca. (theo Nguyễn Trãi toàn tập) Chú thích : Ngôn chí: chùm thơ gồm 21 bài trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. (1) Hiên mai: chỉ nơi ở yên tĩnh của người ẩn dật. (2) Thị phi: điều phải và điều trái, ý nói dư luận của người đời. (3) Yên hà: chỉ khói và ráng chiều, ở đây để chỉ chốn thiên nhiên thanh tĩnh, cách xa cuộc sống xô bồ. (4) Là: một loại vải the mỏng (5) Dưỡng: nuôi dưỡng, giữ gìn (6) Trì: ao (7) Hứng động: cảm hứng, thi hứng được khơi dậy. (8) Dặng dặng: cất tiếng mà ngâm, ca. Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận Câu 2. Bài thơ “Ngôn chí (bài 3)” được viết theo thể loại nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật C. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Thất ngôn bát cú Đường luật D. Thất ngôn bát cú Đường luật xen lục ngôn Câu 3. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào của bài thơ? A. Hai câu đề và hai câu thực C. Hai câu luận và hai câu kết B. Hai câu thực và hai câu luận D. Hai câu đề và hai câu kết Câu 4. Từ nào dưới đây là từ tượng thanh? A. Thị phi B. Dặng dặng C. Yên hà D. Thưởng nguyệt
  9. Câu 5. Ý nào nói đúng nhất về nơi ở của nhân vật trữ tình trong ở hai câu đề? A. Nơi yên tĩnh, không một bóng người. B. Gắn bó với khung cảnh thiên nhiên. C. Nơi đô hội phồn hoa, nhiều thú vui. D. Nơi yên tĩnh, gắn bó với thiên nhiên, cách xa cuộc sống xô bồ. Câu 6. Từ nào dưới đây là từ tượng thanh? A. Thị phi B. Dặng dặng C. Yên hà D. Thưởng nguyệt Câu 7. Phát biểu nào đúng nhất về quan niệm sống được Nguyễn Trãi thể hiện trong hai câu thực? A. Đề cao cuộc sống ẩn dật, lánh đời, giữ khí tiết. B. Đề cao cuộc sống giản dị, đơn sơ, không cầu cuộc sống xa hoa. C. Mong muốn cuộc sống giàu có, xa hoa trong gấm lụa. D. Mong muốn được sống gắn bó với thiên nhiên. Câu 8. Dòng nào không đúng khi nói về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Ngôn chí (bài 3) của Nguyễn Trãi? A. Sử dụng những thi liệu gắn với cuộc sống đời thường chốn thôn quê. B. Sử dụng hai câu lục ngôn tạo điểm nhấn cho bài thơ. C. Lời thơ trang nhã, sử dụng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ. D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị nhưng giàu sức biểu cảm. Trả lời những câu hỏi sau vào giấy kiểm tra: Câu 9. Chỉ ra vị trí và giá trị của những câu lục ngôn trong bài thơ. Câu 10. Viết đoạn văn diễn dịch (5-7 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của thiên nhiên với con người. PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện (một đoạn trích) mà em đã được học hoặc từng đọc. Hết
  10. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 14/03/2024 ĐỀ 1 Trắc nghiệm phần I (mỗi đáp án đúng HS được 0.25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B B A C C D A D Phần Câu Nội dung Điểm 9 Những biểu hiện của lối sống nhàn mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cập đến: - Lối sống gắn với cuộc sống lao động, tự cung tự cấp. 0.5 - Xa rời chốn danh lợi, tìm về chốn thanh tĩnh. 0.5 - Lối sống hoà hợp với tự nhiên. 0.5 - Coi thường công danh, phú quý ở đời. 0.5 (HS có thể có cách diễn đạt khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) 10 * Hình thức: - Đúng hình thức đoạn văn diễn dịch, đủ số câu. 0.25 I. Đọc - Không mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 0.25 hiểu * Nội dung: Đảm bảo những ý sau: - Nơi vắng vẻ là những nơi ít người, nơi thôn quê, rừng núi, hiểu rộng 0.5 hơn, đó là những nơi thanh tĩnh, không có cảnh đua chen tranh giành. - Chốn lao xao là nơi có đông người, ồn ào, nơi chợ búa, thị thành, hiểu 0.5 rộng hơn, đó là nơi xa hoa, quyền quý, cũng là nơi người ta cạnh tranh sát phạt lẫn nhau để mưu cầu danh lợi cho mình. - Nghệ thuật đối thể hiện triết lí nhân sinh , tác giả phủ nhận danh lợi, ca 0.5 ngợi cuộc sống hoà hợp với tự nhiên. (HS có thể có cách diễn đạt khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) 1. Hình thức: + Đúng hình thức bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 0.25 + Không mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 0.25 2. Nội dung: Đảm bảo những ý sau: Mở bài: Giới thiệu nhan đề, tác giả, thể loại và nhận xét chung về tác phẩm (đoạn trích) 0.5 Thân bài: II. - Nêu chủ đề của tác phẩm. 0.5 Viết - Phân tích đề tài và đặc sắc cốt truyện. 0.5 - Phân tích các nhân vật tiêu biểu trong truyện. 0.5 - Phân tích tác dụng của đặc sắc nghệ thuật trong truyện. 0.5 Kết bài: - Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. 0.25 - Nêu tác động của truyện đối với em. 0.25 Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, sáng tạo. 0.5
  11. ĐỀ 2 Trắc nghiệm phần I (mỗi đáp án đúng HS được 0.25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C B A A D B D 9 Thái độ của tác giả được thể hiện qua bài thơ: - Giễu cợt, cười nhạo những người hào hứng tham gia lễ hội do bọn Tây 0.5 tổ chức. - Vạch trần bản chất giả dối, lừa gạt, đầy mục đích xấu của kẻ thù. 0.5 - Thẳng thắn bày tỏ nỗi nhục mất nước. 0.5 - Có tình yêu quê hương, đất nước. 0.5 (HS có thể có cách diễn đạt khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) 10 * Hình thức: Phần - Đúng hình thức đoạn văn diễn dịch, đủ số câu. 0.25 I. - Không mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 0.25 Đọc * Nội dung: Đảm bảo những ý sau: hiểu - Hai trò chơi được thực dân Pháp tổ chức trong lễ hội: đu cây và leo cột 0.5 mỡ. - Mục đích của thực dân Pháp khi tổ chức trò chơi này để người dân An 0.5 Nam làm trò cười mua vui đồng thời chế giễu sự ngu dốt của người dân khi không nhận thức được nỗi nhục mất nước. - Nghệ thuật đối thể hiện thái độ châm biếm của tác giả với những con 0.5 người vì tiền bạc mà tham gia những trò chơi của thực dân Pháp mà quên đi bản sắc và tôn nghiêm dân tộc. (HS có thể có cách diễn đạt khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) 1. Hình thức: + Đúng hình thức bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 0.25 + Không mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 0.25 2. Nội dung: Đảm bảo những ý sau: Mở bài: Giới thiệu nhan đề, tác giả, thể loại và nhận xét chung về tác phẩm (đoạn trích) 0.5 Thân bài: II. - Nêu chủ đề của tác phẩm. 0.5 Viết - Phân tích đề tài và đặc sắc cốt truyện. 0.5 - Phân tích các nhân vật tiêu biểu trong truyện. 0.5 - Phân tích tác dụng của đặc sắc nghệ thuật trong truyện. 0.5 Kết bài: - Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. 0.25 - Nêu tác động của truyện đối với em. 0.25 Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, sáng tạo. 0.5 * Lưu ý: Tuỳ theo nội dung, cách trình bày của học sinh mà giáo viên chấm bài cần linh hoạt khi cho điểm.
  12. ĐỀ DỰ BỊ Trắc nghiệm phần I (mỗi đáp án đúng HS được 0.25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D B B D B B C Phần Câu Nội dung Điểm 9 Vị trí những câu lục ngôn: câu 3, 4 (hai câu thực). 0.5 Giá trị:. - Tăng tính nhip điệu cho bài thơ. 0.5 - Thể hiện sự sáng tạo của tác giả trong việc cách luật thơ Đường. 0.5 - Nhấn mạnh cuộc sống đơn sơ, đạm bạc, giản dị mà thanh cao của nhà thơ. 0.5 (HS có thể có cách diễn đạt khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) 10 * Hình thức: Phần - Đúng hình thức đoạn văn diễn dịch, đủ số câu. 0.25 I. Đọc - Không mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 0.25 hiểu * Nội dung: Đảm bảo những ý sau: - Thiên nhiên cung cấp cho con người các nguồn tài nguyên phục vụ cho 0.5 cuộc sống và lao động sản xuất. - Giúp ta nuôi dưỡng đời sống tinh thần thêm phong phú; xua tan đi những 0.5 mệt mỏi sau những giờ học tập, làm việc. - Đem lại niềm vui cho con người. 0.5 HS có thể có cách diễn đạt khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) 1. Hình thức: + Đúng hình thức bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 0.25 + Không mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 0.25 2. Nội dung: Đảm bảo những ý sau: Mở bài: Giới thiệu nhan đề, tác giả, thể loại và nhận xét chung về tác phẩm (đoạn trích) 0.5 Thân bài: II. - Nêu chủ đề của tác phẩm. 0.5 Viết - Phân tích đề tài và đặc sắc cốt truyện. 0.5 - Phân tích các nhân vật tiêu biểu trong truyện. 0.5 - Phân tích tác dụng của đặc sắc nghệ thuật trong truyện. 0.5 Kết bài: - Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. 0.25 - Nêu tác động của truyện đối với em. 0.25 Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, sáng tạo. 0.5 * Lưu ý: Tuỳ theo nội dung, cách trình bày của học sinh mà giáo viên chấm bài cần linh hoạt khi cho điểm. BGH duyệt Tổ, nhóm chuyên môn Người ra đề Kiều Thị Tâm Vũ Thị Thuý Hường