Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Việt Hưng - Mã đề 102

Câu 1. Điểm khác biệt trong hệ quả của cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn so với cuộc xung đột Nam - Bắc triều là gì?

A. Đồng ruộng, xóm làng bị tàn phá.

B. Nhân dân đói khổ, khốn cùng vì đi phu, đi lính.

C. Giao thương giữa các vùng bị ngăn trở do đất nước bị chia cắt.

D. Hình thành cục diện vua Lê - chúa Trịnh, chúa Nguyễn.

Câu 2. Tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây như thế nào?

A. Du nhập văn hoá phương Tây, làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống.

B. Thực dân đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng.

C. Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị.

D. Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.

Câu 3. Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ?

A. 160 vĩ tuyến. B. 180 vĩ tuyến. C. 150 vĩ tuyến. D. 170 vĩ tuyến.

Câu 4. Về vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở đâu?

A. rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.

B. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới.

C. bán đảo Trung Ấn, khu vực nhiệt đới.

D. rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới.

docx 3 trang Lưu Chiến 27/07/2024 220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Việt Hưng - Mã đề 102", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ky_i_mon_lich_su_va_dia_li_lop_8_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Việt Hưng - Mã đề 102

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học: 2023-2024 Thời gian làm bài: 60 phút MÃ ĐỀ 102 ( Đề gồm 03 trang) Ngày kiểm tra: 25 /10/2023 I.TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Học sinh chọn (Đề gồm phương 03 trang) án trả lời bằng cách tô vào đáp án đúng trong phiếu trả lời trắc nghiệm (mỗi câu đúng được 0,25 điểm): Câu 1. Điểm khác biệt trong hệ quả của cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn so với cuộc xung đột Nam - Bắc triều là gì? A. Đồng ruộng, xóm làng bị tàn phá. B. Nhân dân đói khổ, khốn cùng vì đi phu, đi lính. C. Giao thương giữa các vùng bị ngăn trở do đất nước bị chia cắt. D. Hình thành cục diện vua Lê - chúa Trịnh, chúa Nguyễn. Câu 2. Tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây như thế nào? A. Du nhập văn hoá phương Tây, làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống. B. Thực dân đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng. C. Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị. D. Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân. Câu 3. Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ? A. 160 vĩ tuyến. B. 180 vĩ tuyến. C. 150 vĩ tuyến. D. 170 vĩ tuyến. Câu 4. Về vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở đâu? A. rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. B. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới. C. bán đảo Trung Ấn, khu vực nhiệt đới. D. rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới. Câu 5. Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải: A. Đường hàng không và đường biển. B. Đường ô tô và đường biển. C. Đường biển và đường sắt. D. Đường ô tô và đường sắt. Câu 6. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 21, cho biết than phân bố chủ yếu ở khu vực nào của nước ta? A. Đông Bắc. B. Tây Nguyên. C. Đông Nam Bộ. D. Tây Bắc. Câu 7. Ngày 14/7/1789, ở Pháp diễn ra sự kiện gì? A. Quần chúng tấn công, chiếm pháo đài nhà tù Ba-xti. B. Nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh C. Thiết lập nền cộng hoà đầu tiên D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Mã đề 102 Trang 1/3
  2. Câu 8. Vì sao vị trí địa lí nước ta có tính chiến lược trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới? A. Gần trung tâm khu vực Đông Nam Á và châu Á. B. Trung tâm khu vực Đông Nam Á, có vùng biển rộng lớn và gần đường hàng hải, hàng không quốc tế. C. Có vùng biển rộng lớn, là cầu nối lục địa Á-Âu với lục địa Oxtraylia và gần đường hàng hải, hàng không quốc tế. D. Cầu nối Đông Nam Á đất liền với Đông Nam Á biển đảo, nối lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtray-li-a và gần đường hàng hải, hàng không quốc tế. Câu 9. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 21, cho biết dầu mỏ, khí đốt của nước ta tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây? A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng C. Vùng Bắc Trung Bộ D. Thềm lục địa phía Đông Nam. Câu 10. Từ giữa thế kỉ XVI, ở Phi-lip-pin, thực dân Tây Ban Nha đã làm gì? A. Xâm chiếm hầu hết và đặt ách thống trị suốt 350 năm B. Chiếm một số hòn đảo ở phía Đông C. Tranh giành phạm vi ảnh hưởng với Bồ Đào Nha và Pháp D. Tranh chấp ảnh hưởng với Anh, Hà Lan Câu 11. Hai quần đảo xa bờ của nước ta là: A. Lý Sơn và Trường Sa. B. Hoàng Sa và Trường Sa. C. Trường Sa và Côn Đảo. D. Cồn Cỏ và Hoàng Sa. Câu 12. Hệ quả lớn nhất của xung đột Nam - Bắc triều là A. sản xuất bị đình trệ. B. đời sống nhân dân đói khổ. C. một vùng rộng lớn bị biến thành chiến trường. D. đất nước bị chia cắt. Câu 13. Ý nào dưới đây không phải là kết quả của Cách mạng tư sản Pháp? A. Xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản B. Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ công hòa C. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa D. Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền Câu 14. Vị trí Việt Nam nằm trong khoảng: A. 8034'B –> 23023'B và 10205'Đ –> 109024'Đ B. 8034'B –> 23023'B và 102010'Đ –> 109040'Đ C. 8034'B –> 23023'B và 102009'Đ –> 109028'Đ D. 8030'B –> 23023'B và 102010'Đ –> 109024'Đ Câu 15. Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự ra đời của Vương triều Mạc? A. Mạc Đăng Dung được phong là An Hưng Vương. B. Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi. C. Mạc Đăng Dung thâu tóm mọi quyền hành. D. Mạc Đăng Dung tiêu diệt các thế lực đối địch. Mã đề 102 Trang 2/3
  3. Câu 16. Nguyên nhân nào khiến Đông Nam Á trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây? A. Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản. B. Đông Nam Á có hệ thống giao thông thuận lợi. C. Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên thuận lợi. D. Đông Nam Á có nền kinh tế, văn hoá phát triển. II- TỰ LUẬN (6,0 điểm) HS làm bài ra mặt sau phiếu trắc nghiệm Câu 17. (2 điểm) Vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân: a, Em hãy chứng minh địa hình nước ta chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa . b, Địa hình nơi em đang sinh sống thuộc loại địa hình nào, có những đặc điểm cơ bản gì? Câu 18. (1 điểm) Là một học sinh, em hãy đưa ra các giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản bằng những việc làm cụ thể. Câu 19. (1 điểm) Trình bày những phát minh lớn trong cách mạng công nghiệp ở Anh. Câu 20.(2 điểm) a, Hãy hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn. Nội dung Xung đột Nam - Bắc triều Xung đột Trịnh - Nguyễn Người đứng đầu Nguyên nhân Thời gian Hệ quả b, Em có đồng ý với ý kiến: Thế kỉ XVI - XVII trong lịch sử dân tộc là hai thế kỉ của xung đột và chia cắt đất nước? Vì sao? HẾT Mã đề 102 Trang 3/3