Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Đào Phương Hoa - Đề 1 (Có đáp án)

Phần I: Đọc hiểu (6 điểm): Đọc văn bản sau

Gần trưa, Chiêu Minh vương hộ tống nhà vua tiễn Trần Quốc Tuấn ra bến Đông làm lễ tế cờ xuất sư. […] Không khí trang trọng đến tức thở. Nhân Tông vái Trần Quốc Tuấn và phán:

- Từ nay việc an nguy của giang sơn xã tắc trẫm xin trao cho Quốc công.

Trần Quốc Tuấn nghiêm trang đáp lễ:

- Lão thần thề không để nhục mệnh của bệ hạ.

Nhân Tông ban kiếm Thượng Phương, trao quyền chém trước tâu sau cho Trần Quốc Tuấn. Nhà vua chăm chú nhìn vị tướng già và thấy Trần Quốc Tuấn quắc thước lạ lùng.

Từ trên đài cao, Trần Quốc Tuấn lặng nhìn các đội quân hàng ngũ chỉnh tề bên dưới. […] Trần Quốc Tuấn thấy tất cả sức mạnh của dân tộc từ nghìn xưa truyền lại nâng cao tâm hồn ông lên khiến cho hai vai ông dư sức gánh sứ mệnh nặng nề. Ông thét lớn:

- Bớ ba quân!

Tiếng dạ vang dậy kinh thành và sông nước.

Trần Quốc Tuấn lại thét tiếp:

- Quan gia đã hạ chỉ cho ta lĩnh cờ tiết chế cùng các ngươi xuất sư phá giặc. Kiếm Thượng Phương đây! -Trần Quốc Tuấn nâng cao kiếm lên khỏi đầu.

- Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha.

Quân sĩ lại đồng thanh dạ ran. Nhân Tông vẫy Dã Tượng lại gần, cầm lấy cái gậy trúc xương cá của Trần Quốc Tuấn. Nhà vua ân cần trao cây gậy cho vị tướng già và dặn dò: […]

- Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khỏe.

(Trích Trên sông truyền hịch, Hà Ân)

Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng/ thực hiện yêu cầu.

Câu 1. Ý nào nói đúng về phương thức biểu đạt của văn bản?

A. Tự sự, biểu cảm, nghị luận

B. Tự sự, nghị luận, miêu tả

C. Tự sự, miêu tả, biểu cảm

D. Tự sự, thuyết minh, nghị luận

Câu 2. Vua Trần Nhân Tông gửi gắm với Trần Quốc Tuấn vấn đề trọng đại gì?

A. Trao kiếm

B. Dặn dò nhiều điều

C. Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức

khỏe.

D. Từ nay việc an nguy của giang sơn xã tắc trẫm xin trao cho Quốc công.

docx 9 trang Lưu Chiến 08/07/2024 700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Đào Phương Hoa - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2023_2024_da.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Đào Phương Hoa - Đề 1 (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN NGỮ VĂN- LỚP 8 Năm học 2023- 2024 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 30/10/2023 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức : Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh về các đơn vị kiến thức - Học sinh biết vận dụng hiểu biết, trải nghiệm, kỹ năng được học trong bài 1: Câu chuyện của lịch sử (truyện lịch sử), bài 2: Vẻ đẹp cổ điển (thơ trung đại) để giải quyết các nhiệm vụ học tập trong tiết ôn tập. - HS vận dụng các kiến thức về viết bài văn kể lại một chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. 2. Kỹ năng - Sử dụng thành thạo các kiến thức về Tiếng Việt:Từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, từ tượng hình, từ tượng thanh, biện pháp tu từ đảo ngữ. 3. Năng lực - Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin trong từng bối cảnh và đối tượng; thể hiện được thái độ biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp. - Năng lực sáng tạo: biết nói giảm nói tránh trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. - Năng lực giải quyết vấn đề: thu thập và phân tích ngữ liệu, chọn phương án tối ưu và biện giải về sự chọn lựa. 4. Thái độ - Chăm chỉ: Tích cực đọc, học, làm bài tập. - Trách nhiệm: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học được giao - Trung thực: Tự giác và báo cáo trung thực việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân, đảm bảo mỗi sản phẩm học tập đều do bản thân hs thực hiện, không sao chép hay nhìn bài của bạn.
  2. II. MA TRẬN- BẢNG ĐẶC TẢ 1.Ma trận Mức độ nhận thức Tổng Nội Vận % Kĩ dung/đơn Nhận Thông Vận TT dụng điểm năng vị kiến biết hiểu dụng cao thức TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Truyện lịch hiểu sử (Văn bản 3 0 5 0 0 2 0 0 60 ngoài SGK) 2 Viết Viết bài văn kể lại một chuyến tham quan (di tích lịch 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 sử, văn hóa) mà em ấn tượng. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
  3. 2. Bảng đặc tả Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức T Kĩ dung/Đơn Mức độ đánh giá Vận T năng vị kiến Nhận Thông Vận dụng thức biết hiểu Dụng cao 1 Đọc Truyện Nhận biết: 3TN 5TN 2TL hiểu lịch sử - Nhận biết đề tài, bối cảnh, chi (Văn bản tiết tiêu biểu. ngoài - Nhận biết được nhân vật, cốt SGK) truyện, tình huống, các biện pháp xây dựng nhân vật. Thông hiểu: - Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện. - Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. - Xác định được câu hỏi tu từ được sử dụng trong văn bản. - Xác định được tác dụng. Vận dụng: - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản. 2. Viết Viết bài Nhận biết: Nhận biết được yêu 1* 1* 1* 1 TL* văn kể lại cầu của đề về kiểu bài kể về một chuyến đi. chuyến Thông hiểu: Viết đúng về nội tham quan dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn (di tích lịch đạt, bố cục văn bản ) sử, văn Vận dụng: hóa) mà Viết được một bài văn kể về một em ấn chuyến đi có trình tự hợp lí, có tượng. yếu tố tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. trong quá trình viết có sử dụng thuyết minh các hoạt động, sự kiện. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn điểm ấn tượng để kể, có biểu cảm tốt để người đọc thấy hấp dẫn. Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL
  4. Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung % 60 40 UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN NGỮ VĂN- LỚP 8 Năm học 2023- 2024 Thời gian: 90 phút Đề 01 Ngày kiểm tra: 30/10/2023 Phần I: Đọc hiểu (6 điểm): Đọc văn bản sau Gần trưa, Chiêu Minh vương hộ tống nhà vua tiễn Trần Quốc Tuấn ra bến Đông làm lễ tế cờ xuất sư. [ ] Không khí trang trọng đến tức thở. Nhân Tông vái Trần Quốc Tuấn và phán: - Từ nay việc an nguy của giang sơn xã tắc trẫm xin trao cho Quốc công. Trần Quốc Tuấn nghiêm trang đáp lễ: - Lão thần thề không để nhục mệnh của bệ hạ. Nhân Tông ban kiếm Thượng Phương, trao quyền chém trước tâu sau cho Trần Quốc Tuấn. Nhà vua chăm chú nhìn vị tướng già và thấy Trần Quốc Tuấn quắc thước lạ lùng. Từ trên đài cao, Trần Quốc Tuấn lặng nhìn các đội quân hàng ngũ chỉnh tề bên dưới. [ ] Trần Quốc Tuấn thấy tất cả sức mạnh của dân tộc từ nghìn xưa truyền lại nâng cao tâm hồn ông lên khiến cho hai vai ông dư sức gánh sứ mệnh nặng nề. Ông thét lớn: - Bớ ba quân! Tiếng dạ vang dậy kinh thành và sông nước. Trần Quốc Tuấn lại thét tiếp: - Quan gia đã hạ chỉ cho ta lĩnh cờ tiết chế cùng các ngươi xuất sư phá giặc. Kiếm Thượng Phương đây! -Trần Quốc Tuấn nâng cao kiếm lên khỏi đầu. - Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha. Quân sĩ lại đồng thanh dạ ran. Nhân Tông vẫy Dã Tượng lại gần, cầm lấy cái gậy trúc xương cá của Trần Quốc Tuấn. Nhà vua ân cần trao cây gậy cho vị tướng già và dặn dò: [ ] - Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khỏe. (Trích Trên sông truyền hịch, Hà Ân)
  5. Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng/ thực hiện yêu cầu. Câu 1. Ý nào nói đúng về phương thức biểu đạt của văn bản? A. Tự sự, biểu cảm, nghị luận B. Tự sự, nghị luận, miêu tả C. Tự sự, miêu tả, biểu cảm D. Tự sự, thuyết minh, nghị luận Câu 2. Vua Trần Nhân Tông gửi gắm với Trần Quốc Tuấn vấn đề trọng đại gì? A. Trao kiếm B. Dặn dò nhiều điều C. Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khỏe. D. Từ nay việc an nguy của giang sơn xã tắc trẫm xin trao cho Quốc công. Câu 3. Vua ban vật quý gì cho Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Tuấn sẽ có quyền gì? A. Rượu quý, quyền lãnh đạo ba quân B. Ban kiếm Thượng Phương, quyền gặp vua bất cứ lúc nào C. Áo choàng, quyền quản lí quân sĩ D. Ban kiếm Thượng Phương, quyền chém trước tâu sau Câu 4. Tại sao không khí buổi lễ tế cờ xuất sư được miêu tả trang trọng đến tức thở? A. Vì đây là buổi lễ quan trọng chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại quân Nguyên - Mông xâm lược B. Vì đây là buổi lễ vua lên ngôi C. Vì đây là buổi lễ quan trọng của hoàng cung D. Vì đây là buổi chia tay sinh tử Câu 5. Sự việc vua trao cho Trần Quốc Tuấn quyền chém trước tâu sau cho ta thấy vua là người như thế nào? A. Vua rất anh minh B. Vua rất tin tưởng Trần Quốc Tuấn C. Vua rất tin tưởng vào tài năng cầm quân của Trần Quốc Tuấn, chờ đợi chiến thắng trong cuộc chiến chống giặc Nguyên - Mông D. Cả A,B,C Câu 6. Em hiểu thế nào về lời hứa của Trần Quốc Tuấn với vua: Lão thần thề không để nhục mệnh của bệ hạ. A. Trần Quốc Tuấn rất tự tin B. Trần Quốc Tuấn tự tin và thể hiện quyết tâm mang về chiến thắng để báo đáp niềm tin tưởng của vua C. Trần Quốc Tuấn hứa hẹn chiến thắng quân giặc D. Trần Quốc Tuấn sẽ bảo vệ danh dự cho vua Câu 7. “Trần Quốc Tuấn thấy tất cả sức mạnh của dân tộc từ nghìn xưa truyền lại nâng cao tâm hồn ông lên khiến cho hai vai ông dư sức gánh sứ mệnh nặng nề”. Câu văn này gợi đến tâm trạng, cảm xúc gì của Trần Quốc Tuấn? A. Trần Quốc Tuấn cảm nhận được sức mạnh của dân tộc và niềm hứng khởi khi đón nhận sứ mệnh vua ban
  6. B. Trần Quốc Tuấn thấy vui vẻ C. Trần Quốc Tuấn thấy ai cũng đáng tin yêu D. Trần Quốc Tuấn thấy dân tộc mình thật kiên cường Câu 8. Có thể hiểu câu dặn dò của vua với Trần Quốc Tuấn "Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khỏe” như thế nào? A. Vua mong Trần Quốc Tuấn bình an trở về B. Vua mong Trần Quốc Tuấn biết bảo trọng thân thể vì vua, vì đất nước C. Vua lo lắng, yêu mến, kính trọng Trần Quốc Tuấn D. Cả A,B,C Câu 9. Em hãy nêu nhận xét của mình về vị tướng già Trần Quốc Tuấn? Câu 10. Qua văn bản và cách biểu hiện của các nhân vật, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Phần II: Viết (4 điểm) Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) mà em ấn tượng nhất. CHÚC CÁC CON LÀM BÀI TỐT!
  7. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN NGỮ VĂN- LỚP 8 Năm học 2023- 2024 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 30/10/2023 Đề 01 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 Câu 1- 8: Mỗi câu đúng ( 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp C D D A C B A D án 9 Trần Quốc Tuấn là một vị tướng giỏi, uy nghi, dũng 1,0 mãnh. Ông được các vua thời Trần tín nhiệm, nhân dân yêu mến, là con người suốt cả đời theo nghiệp nhà binh, bảo vệ đất nước bao phen khỏi kẻ thù xâm lược, đã từng đánh thắng giặc Nguyên Mông lần thứ nhất vào năm 1257, lần thứ hai vào năm 1285, lần thứ ba vào năm 1288. 10 HS rút ra 2 đến 3 bài học có ý nghĩa cho bản thân, 1,0 phù hợp chuẩn mực đạo đức: - Chúng ta cần phải sống và làm việc hết mình vì đất nước. - Phải đặt lợi ích, vận mệnh dân tộc lên mọi lợi ích khác. - Dù là ở cương vị cao hơn cũng luôn phải tôn trọng người lớn tuổi, người có tài. - Khi làm việc gì cũng luôn cần sự tự tin và quyết tâm. II LÀM VĂN 4,0 Viết bài văn kể lại một chuyến tham quan (di tích lịch sử, văn hóa) mà em ấn tượng. a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự: 0,5 Mở bài nêu được nêu tên một chuyến tham quan di tích có ý nghĩa mà em đã tham gia; thân bài kể lại được chi tiết về một chuyến đi hay theo một trình tự thống nhất; kết bài nêu được ý nghĩa hoặc bài học thu được sau khi tham gia chuyến đi. b. Xác định đúng sự việc cần kể: một chuyến tham 0,25 quan di tích lịch sử, văn hóa em đã tham gia c. Triển khai nội dung bài viết thành các đoạn văn: 2,5 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng nắm chắc các yêu cầu của một bài văn tự sự kể lại một chuyến tham quan ( di tích, lịch sử) có ý nghĩa. * Mở bài: Giới thiệu về một chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa để lại trong em ấn tượng sâu sắc. * Thân bài:
  8. Lần lượt kể lại chuyến đi theo trình tự nhất định: - Nêu mục đích của chuyến đi, lí do em tham gia chuyến đi đó. - Kể về hình thức tổ chức hoạt động của chuyến tham quan (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, ). - Kể về quá trình tiến hành chuyến đi (bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc). - Nêu kết quả, ý nghĩa của chuyến tham quan, nêu cảm xúc, tâm trạng của em sau chuyến đi (về vật chất và về tinh thần) Lưu ý: Kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận để kể lại. * Kết bài: Khẳng định ý nghĩa và bài học sau khi tham gia chuyến tham quan di tidch lịch sử, văn hóa. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện nhìn nhận, cảm xúc tích cực về chuyến đi được kể, có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10,0 BAN GIÁM HIỆU TTCM GV RA ĐỀ Đỗ Thị Phương Mai Đào Phương Hoa