Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

Câu 1: (2 điểm)

 Bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn có một đoạn văn nói rất cảm động về tấm lòng yêu nước căm thù giặc của vị chủ tướng. Đó là đoạn nào? Hãy chép lại chính xác đoạn văn đó theo bản dịch của sách giáo khoa. Phân tích hiệu quả của việc dùng từ ngữ, giọng điệu trong đoạn văn.

Câu 2:  (2 điểm)

a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.

b. Chỉ ra những câu cản thán trong đoạn văn và giải thích vì sao các câu đó là câu cảm thán.

“Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự nổi với thế nước!  Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”

                               (Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)

doc 6 trang Ánh Mai 15/06/2023 4660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_2_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2022_2023_co_ma_t.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

  1. PHÒNG GD&ĐT . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THCS . Môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)  Ma trận đề: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên Cấp độ Cấp độ cao chủ đề thấp Chủ đề 1 - Chép đoạn - Phân tích Văn bản văn. hiệu quả dùng . từ, ngữ điệu. Số câu Số câu:0,5 Số câu:0,5 Số câu 1 Số điểm Số điểm: 1,0 Số điểm: 1,0 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ:10% Tỉ lệ:10% Tỉ lệ:20% Chủ đề 2 - Nhớ đặc điểm - Hiểu và Tiếng Việt hình thức và giải thích chức năng của kiểu câu. kiểu câu . Số câu Số câu 0,5 Số câu 0,5 Số câu 1 Số điểm Số điểm:1.0 Số điểm 1.0 Số điểm:2.0 Tỉ lệ % Tỉ lệ:10% Tỉ lệ:10% Tỉ lệ:20% Chủ đề 3 -Viết bài văn Tập làm văn nghị luận giải - Văn nghị thích kết hợp luận chứng minh Số câu Số câu 1 Số câu 1 Số điểm Số điểm:6.0 Số điểm:6.0 Tỉ lệ % Tỉ lệ:60% Tỉ lệ:60%
  2. Tổng số câu Số câu 1 Số câu 1 Số câu 1 Số câu 3 Tổng số điểm Số điểm:2.0 Số điểm 2.0 Số điểm:6.0 Số điểm:10 Tỉ lệ % Tỉ lệ:20% Tỉ lệ:20% Tỉ lệ:60% Tỉ lệ:100%
  3. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)  Câu 1: (2 điểm) Bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn có một đoạn văn nói rất cảm động về tấm lòng yêu nước căm thù giặc của vị chủ tướng. Đó là đoạn nào? Hãy chép lại chính xác đoạn văn đó theo bản dịch của sách giáo khoa. Phân tích hiệu quả của việc dùng từ ngữ, giọng điệu trong đoạn văn. Câu 2: (2 điểm) a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán. b. Chỉ ra những câu cản thán trong đoạn văn và giải thích vì sao các câu đó là câu cảm thán. “Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự nổi với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.” (Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn) Câu 3: (6 điểm) Nhiều người chưa hiểu rõ: Thế nào là “Học đi đôi với hành” và vì sao ta rất cần phải “Theo điều học mà làm” như lời La Sơn Phu Tử trong bài “Bàn luận về phép học” Em hãy viết bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc nêu trên./
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn lớp 8 Câu 1: (2 điểm) - Chép chính xác đoạn văn sau: (0,5điểm) "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." (Sai 3 lỗi chính tả trừ 0,25đ) - (1,0 điểm) Cách sử dụng câu văn biền ngẫu (0,5đ) các động từ mạnh kết hợp với việc sử dụng điển cố thể hiện lòng căm thù sôi sục sâu sắc của vi chủ tướng đối với quân giặc. (0,5đ) Câu 2: (2 điểm) a. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán (1 điểm) Câu cảm thán là câu có chứa các từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, biết bao, biết chừng nào (0,5đ) dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết); xuất hiện trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.(0,5đ) * Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. b. Câu cảm thán: Than ôi! Lo thay! Nguy thay! (0,5 điểm) - Các câu trên là câu cảm thán vì chúng chứa các từ ngữ cảm thán: than ôi, thay và kết thúc câu bằng dấu chấm than. (0,5 điểm) Câu 3: (6 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh văn học có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, có cảm xúc và giọng điệu riêng. Trình bày đúng chính tả, ngữ pháp. b.Yêu cầu về kiến thức: * Vận dụng kĩ năng lập luận vào bài viết để làm nổi bật vấn đề: Học luôn đi với hành, lý thuyết luôn đi với thực hành thực tế, phê phán lối học chỉ cốt lấy danh - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt một số ý cơ bản sau: Mở bài (1 điểm): – Nêu xuất xứ La Sơn Phu Tử trong “Bàn luận về phép học” đã nêu “Theo điều học mà làm” (0,5đ) – Khái quát lời dạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc học của chúng ta.(0,5đ) Thân bài (4 điểm):
  5. a. (1 đ): giải thích học là gì: – Học là tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách vở, học là nắm vững lý luận đã được đúc kết là những kinh nghiệm nói chung là trau dồi kiến thức mở mang trí tuệ.(0,5đ) – Hành là: Làm là thực hành, ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống. Học và hành có mối quan hệ đó là hai công việc của một quá trình thống nhất để có kiến thức, trí tuệ.(0,5đ) b. (1,5đ): Tại sao học đi đôi với hành: Tức là học với hành phải đi đôi không phải tách rời hành chính là phương pháp. – Nếu chỉ có học chỉ có kiến thức, có lý thuyết mà không áp dụng thực tế thì học chẳng để làm gì cả vì tốn công sức thì giờ vàng bạc (0,75đ) – Nếu hành mà không có lý luận chỉ đạo lý thuyết soi sáng dẫn đến mò mẫm sẽ lúng túng trở ngại thậm chí có khi sai lầm nữa, việc hành như thế rõ ràng là không trôi chảy .(Có dẫn chứng).(0,75đ) c. (1,5đ): Người học sinh học như thế nào: – Động cơ thái độ học tập như thế nào: Học ở trường, học ở sách vở, học ở bạn bè, học trong cuộc sống (0,5đ); Luyện tập như thế nào: Chuyên cần, chăm chỉ . (0,25đ) – Tư tưởng sai lầm học cốt thi đỗ lấy bằng cấp là đủ mỹ mãn, lối học hình thức.(0,5đ) Cần học suốt đời, khoa học càng tiến bộ thì học không bao giờ dừng lại tại chỗ.(0,25đ) Kết bài (1 điểm): – (0,5đ) Khẳng định “Học đi đôi với hành” đã trở thành một nguyên lý, phương châm giáo dục đồng thời là phương pháp học tập. – (0,5đ) Suy nghĩ bản thân.