Đề kiểm tra học kì I môn Công nghệ Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)

Câu1. Căn cứ vào nguồn gốc, cấu tạo và tính chất, vật liệu cơ khí được chia thành mấy nhóm lớn?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2. Vật liệu kim loại được phân làm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3. Câu nào sai khi nói về tính chất của kim loại màu?

A. Dễ kéo dài.

B. Dễ dát mỏng.

C. Chống ăn mòn cao.

D. Không dẫn điện.

Câu 4. Câu nào sai khi nói về tính chất của vật liệu phi kim loại?

A. Dễ bị oxi hóa.

B. Dễ gia công.

C. Ít mài mòn.

D. Khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt kém.

Câu 5. Kim loại nào sau đây không phải là kim loại màu?

A. Đồng

B. Nhôm

C. Bạc

D. Thép

Câu 6. Các đồ dùng được làm từ chất dẻo nhiệt là:

A. Áo mưa, can nhựa, vỏ ổ cắm điện.
B. Vỏ quạt điện, thước nhựa, áo mưa.
C. Vỏ bút máy, can nhựa, thước nhựa.
D. Can nhựa, thước nhựa, rổ.

docx 7 trang Lưu Chiến 08/07/2024 520
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Công nghệ Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_cong_nghe_lop_8_nam_hoc_2021_2022_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Công nghệ Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: CÔNG NGHỆ 8 ĐỀ 01 Năm học: 2021 – 2022 Ngày thi: 20/12/2021 (Thời gian làm bài: 45 phút) Câu 1. Căn cứ vào nguồn gốc, cấu tạo và tính chất, vật liệu cơ khí được chia thành mấy nhóm lớn? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2. Vật liệu kim loại được phân làm mấy loại? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3. Câu nào sai khi nói về tính chất của kim loại màu? A. Dễ kéo dài. B. Dễ dát mỏng. C. Chống ăn mòn cao. D. Không dẫn điện. Câu 4. Câu nào sai khi nói về tính chất của vật liệu phi kim loại? A. Dễ bị oxi hóa. B. Dễ gia công. C. Ít mài mòn. D. Khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt kém. Câu 5. Kim loại nào sau đây không phải là kim loại màu? A. Đồng B. Nhôm C. Bạc D. Thép Câu 6. Các đồ dùng được làm từ chất dẻo nhiệt là: A. Áo mưa, can nhựa, vỏ ổ cắm điện. B. Vỏ quạt điện, thước nhựa, áo mưa. C. Vỏ bút máy, can nhựa, thước nhựa. D. Can nhựa, thước nhựa, rổ. Câu 7. Vật liệu cơ khí có mấy tính chất cơ bản? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 8. Tính chất công nghệ của vật liệu cơ khí cho biết: A. Tính cứng, tính dẻo của vật liệu.
  2. B. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt của vật liệu. C. Tính chịu axit và muối của vật liệu. D. Khả năng gia công, cắt gọt của vật liệu. Câu 9. Trong các dụng cụ sau, đâu là dụng cụ kẹp chặt? A. Êtô B. Búa C. Cưa D. Tua vít Câu 10. Phát biểu nào là sai khi nói về đặc điểm của chi tiết máy? A. Có cấu tạo hoàn chỉnh. B. Không thể tháo rời ra được hơn nữa. C. Có chức năng nhất định trong máy. D. Có thể tháo rời ra được. Câu 11. Trong các phần tử sau, phần tử nào không phải là chi tiết máy? A. Mảnh vỡ máy B. Bu lông C. Đai ốc D. Bánh răng Câu 12. Theo công dụng chi tiết máy được chia làm mấy nhóm? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 13. Các chi tiết thường được ghép với nhau theo mấy kiểu? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 14. Trong các chi tiết sau, chi tiết nào là chi tiết có công dụng chung? A. Bu lông. B. Kim máy khâu. C. Khung xe đạp. D. Trục khuỷu. Câu 15. Trong các mối ghép sau, mối ghép nào là mối ghép cố định? A. Bản lề cửa. B. Mối ghép pit tông – xi lanh. C. Mối ghép bằng đinh tán. D. Mối ghép sống trượt – rãnh trượt. Câu 16. Chọn câu sai. Mối ghép bằng đinh tán thường dùng khi: A. Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn. B. Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao.
  3. C. Mối ghép không phải chịu lực lớn. D. Mối ghép phải chịu chấn động mạnh. Câu 17. Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động: A. Khác nhau về vận tốc. B. Giống hệt nhau. C. Gần giống nhau. D. Ngược chiều nhau. Câu 18. Chọn câu sai. Đối với khớp tịnh tiến, để giảm ma sát người ta sẽ: A. Sử dụng vật liệu chịu mài mòn. B. Làm nhẵn bóng các bề mặt. C. Bôi trơn bằng dầu, mỡ. D. Tạo rãnh trên các bề mặt. Câu 19. Chọn câu sai. Tại sao trong máy cần có các bộ phận truyền chuyển động? A. Do các bộ phận của máy thường đặt xa nhau. B. Do các bộ phận của máy đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu. C. Do các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau. D. Do các bộ phận của máy thường đặt ở quá gần nhau. Câu 20. Cấu tạo bộ truyền động đai có mấy bộ phận? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 21.Cho bộ truyền động đai sau: Bánh dẫn 1 có đường kính 20cm, bánh bị dẫn 2 có đường kính là 10 cm. Tỉ số truyền i của bộ truyền động đai là: A. 0,5 B. 1 C. 2 D. 10 Câu 22.Cho bộ truyền động đai sau: Bánh dẫn 1 có đường kính 20cm, bánh bị dẫn 2 có đường kính là 10 cm. Tốc độ quay của bánh bị dẫn 2 khi bánh dẫn 1 quay với tốc độ 15 vòng/phút là: A. 7,5 vòng/phút. B. 30 vòng/phút. C. 25 vòng/phút. D. 10 vòng/phút. Câu 23. Đĩa xích của xe đạp có 60 răng, đĩa líp có 30 răng. Tỉ số truyền i của bộ truyền động ăn khớp là: A. 0,5 B. 1 C. 2 D. 30
  4. Câu 24. Đĩa xích của xe đạp có 60 răng, đĩa líp có 30 răng. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Đĩa xích và đĩa líp của xe đạp quay ngược chiều nhau. B. Đĩa xích quay chậm hơn đĩa líp. C. Đĩa xích quay nhanh hơn đĩa líp. D. Đĩa xích và đĩa líp quay với tốc độ như nhau. Câu 25. Chọn câu sai khi nói về chuyển động của các bộ phận trong máy khâu đạp chân? A. Chuyển động của bàn đạp là chuyển động lắc. B. Chuyển động của thanh truyền là chuyển động lên xuống. C. Chuyển động của vô lăng là chuyển động quay tròn. D. Chuyển động của kim máy là chuyển động quay tròn. Câu 26. Trong máy khâu, muốn may được vải thì kim máy phải chuyển động: A. Thẳng, lên xuống. B. Thẳng từ dưới lên theo một chiều. C. Thẳng từ trên xuống theo một chiều. D. Tròn. Câu 27. Cơ cấu tay quay – con trượt thuộc cơ cấu: A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến. B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay. C. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc. D. Biến chuyển động lắc thành chuyển động quay. Câu 28. Cấu tạo cơ cấu tay quay – con trượt gồm mấy bộ phận? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 29. Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ: A. Trước tới. B. Trên xuống. C. Trái sang. D. Phải sang. Câu 30. Khi vẽ hình chiếu của vật thể, cạnh thấy được vẽ bằng: A. Nét liền đậm. B. Nét liền mảnh. C. Nét đứt. D. Nét gạch chấm mảnh. Câu 31. Hình chiếu trên mặt phẳng song song với trục quay của hình nón là: A. Hình chữ nhật. B. Tam giác cân. C. Tam giác vuông. D. Hình tròn. Câu 32. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ : “Khi quay một vòng quanh
  5. một cạnh góc vuông cố định, ta được hình nón”. A. Hình tam giác vuông. B. Hình tam giác đều. C. Hình chữ nhật. D. Hình vuông. Câu 33. Vật thể C cho ta bản vẽ nào dưới đây? A. Bản vẽ 1. B. Bản vẽ 2. C. Bản vẽ 3. D. Bản vẽ 4. Câu 34. Dụng cụ nào sau đây không thuộc dụng cụ đo và kiểm tra? A. Thước lá. B. Thước đo góc vạn năng. C. Cưa. D. Ke vuông. Câu 35. Trên thước lá có các vạch cánh nhau: A. 0,1 mm. B. 1 mm. C. 0,01 mm. D. 1 dm. Câu 36. Bản vẽ hình chiếu dưới đây tương ứng với vật thể nào ? A. Vật Thể A. B. Vật Thể B. C. Vật Thể C. D. Vật thể D. Câu 37. Dây đai trong bộ truyền động đai không được làm bằng: A. Kim loại. B. Da thuộc. C. Vải dệt nhiều lớp.
  6. D. Vải đúc với cao su. Câu 38. Trong khớp quay: A. Mặt tiếp xúc thường là mặt phẳng. B. Chi tiết có mặt trụ trong là trục. C. Chi tiết có mặt trụ ngoài là ổ trục. D. Chi tiết có lỗ thường được lắp bạc lót để giảm ma sát. Câu 39. Trong các dụng cụ sau, đâu là dụng cụ tháo lắp? A. Êtô. B. Búa. C. Cưa. D. Tua vít. Câu 40. Chọn câu sai. Bộ truyền động bánh răng dùng để truyền chuyển động quay giữa các trục: A. Rất xa nhau. B. Song song với nhau. C. Vuông góc với nhau. D. Gần nhau. Hết
  7. ĐÁP ÁN CHẤM Mỗi câu đúng được 0,25 điểm . 1.B 11.A 21.C 31.B 2.B 12.A 22.B 32.A 3.D 13.B 23.C 33.D 4.A 14.A 24.B 34.C 5.D 15.C 25.D 35.B 6.D 16.C 26.A 36.A 7.C 17.B 27.A 37.A 8.D 18.D 28.C 38.D 9.A 19.D 29.A 39.D 10.D 20.C 30.A 40.A