Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Trường Sơn (Có đáp án)
Phần I. Đọc hiểu( 3 điểm).
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này
Lời ru của gió màu mây
Con sông của mẹ đường cày của cha
Bắt đầu cái tuổi lên ba
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!
Từ trong vòm mát ngôi trường
Xin lời ru được dẫn đường em đi
(Con đường thầy ngỡ đôi khi
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình
(Đoàn Vị Thượng, Lời ru của thầy)
Câu 1. (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính.
Câu 2. (0,5 điểm) Hãy cho biết nội dung chính của bài thơ.
Câu 3. (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
File đính kèm:
de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2022_2023_tru.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Trường Sơn (Có đáp án)
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRƯỜNG SƠN Môn : NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC : 2022-2023 Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề). A.Ma trận Mức độ Biết Hiểu Vận dụng Tổng số Thấp Cao Chủ đề I- Đọc hiểu -PTBĐ - Hiểu nội - BPTT dung của đoạn thơ, t.d của BPTT,thông điệp của bài thơ, lí đo chọn thông điệp. Số câu 1,5 2,5 4 Số điểm 1,0 2,0 3 Tỉ lệ % 10% 20% 30% II. Làm văn Viết đoạn văn Viết bài thuyết khoảng 200 minh về một đồ chữ nêu suy dùng học tập mà nghĩ về tình em yêu thích. thầy trò. Số câu 1 1 2 Số điểm 2 5 7 Tỉ lệ % 20% 50% 70% Tổng số câu 1,5 2,5 1 1 6 Tổng số điểm 1,0 2,0 2 5 10 Tỉ lệ 10% 20% 20% 50% 100% B. Đề bài. Phần I. Đọc hiểu( 3 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Mỗi nghề có một lời ru Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này Lời ru của gió màu mây Con sông của mẹ đường cày của cha Bắt đầu cái tuổi lên ba Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
- Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu! Từ trong vòm mát ngôi trường Xin lời ru được dẫn đường em đi (Con đường thầy ngỡ đôi khi Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!) Hẳn là thầy cũng già thôi Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em Thì dù phấn trắng bảng đen Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình (Đoàn Vị Thượng, Lời ru của thầy) Câu 1. (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính. Câu 2. (0,5 điểm) Hãy cho biết nội dung chính của bài thơ. Câu 3. (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Hẳn là thầy cũng già thôi Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em Câu 4. (1 điểm) Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua bài thơ trên là gì? Nêu lí do em chọn thông điệp đó? Câu 5. (2 điểm) Từ bài thơ phần đọc hiểu, hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình thầy trò. C. Hướng dẫn chấm I.PHẦN I: ĐỌC- HIỂU(3 điểm) Câu Mức 3 Mức 2 Mức 1 1 - PTBĐ của văn bản: Biểu cảm Học sinh Học sinh trả (0,5đ) trả lời sai lời sai hoặc hoặc không có không có câu trả lời. câu trả lời. Kể2 n - Nêu nội dung chính của văn bản: Đoạn thơ là lời tâm Học sinh Học sinh trả (0,5đ) sự của người thầy. Người thầy tự nguyện dâng hiến trả lời lời sai hoặc những điều tốt đẹp, tình cảm và tri thức để dìu dắt các được ½ ý không có em thơ. cho 0,25 câu trả lời. điểm 3 - BPTT được sử dụng trong câu văn: Ẩn dụ. Hóa thân Học Học sinh trả (1,0đ) vào mỗi cuộc đời các em. (0.5) sinh trả lời sai hoặc - Tác dụng của biện pháp tu từ:(0,5 ) lời được không có + làm cho câu thơ thêm sinh động, gợi hình ảnh, tăng ½ ý cho câu trả lời. giá trị biểu đạt và giàu sức thuyết phục. 0,5 điểm + Nhấn mạnh và làm nổi bật vai trò và ý nghĩa của người thầy. Người thầy sẽ già đi theo năm tháng nhưng luôn mang đến những điều tuyệt vời và sự thành công cho chúng ta. Hình ảnh người thầy luôn ở trong cuộc đời
- của mỗi chúng ta. + Bộc lộ thái độ yêu mến, trân trọng và biết ơn đối với thầy cô. 4 - Thông điệp. Qua bài thơ trên em đón nhận sâu sắc Học sinh Học sinh trả (1,0 ) thông điệp về lòng biết ơn, trân trọng tình cảm và tri trả lời lời sai hoặc đ) thức mà thầy mang đến. được ½ ý không có - Lí do. cho 0,5 câu trả lời +Người thầy có công lao dạy bảo dìu dắt và hướng dẫn điểm chúng ta trên con đường tri thức. Thầy không chỉ mang đến tri thức mà còn mang đến cả tình yêu thương là tấm gương sáng cho ta noi theo. Vì thế ta phải yêu quý và kính trọng. PHẦN II. LÀM VĂN( 7 điểm) Câu 1( 2 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm a.Hình thức 1 * Hình thức: 0,25 (2,0 - Đúng hình thức đoạn văn, độ dài khoảng 200 từ. điểm) - Không mắc lỗi câu, từ, chính tả, trình bày sạch đẹp * Nội dung: HS trình bày được một vài suy nghĩ sau: - Nêu vấn đề cần nghị luận: Tình thầy trò 0,25 - Giải thích: Tình thầy trò là một trong những tình cảm cao đẹp nhất trong xã hội, đó là tình cảm của thầy giáo và học sinh, là sự yêu thương, gắn bó, 0,25 biết ơn và trân trọng giữa hai thế hệ - Biểu hiện: 0,5 +Sự biết ơn: thể hiện qua những lời nói cảm ơn và cái cái đầu chào thầy cô giáo. Sống mà biết cúi đầu biết ơn mới làm nên nhân cách con người tốt đẹp, mới thực sự là người thành công. +Tấm lòng thấu hiểu: nếu không đặt mình vào vị trí của thầy cô ta sẽ không hiểu được thầy cô vất vả, khổ nhọc đến thế nào. Vì vậy, thấu hiểu là yếu tố quan trọng để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp của thầy trò. +Sự kính trọng: đối với thầy cô chúng ta luôn phải giữ thái độ kính trọng, 0,25 giữ gìn khuôn phép. - Vai trò của người thầy. Dạy ta lên người, dìu dắt ta đến bến bờ của thành công 0,25 -Phản đề: Nói chung từ xưa đến nay tình thầy trò là tốt đẹp, nhưng cá biệt trong lớp học, trong nhà trường, cũng có những học trò chưa có mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô; và ngược lại cũng có những thầy cô giáo chưa có mối quan hệ tốt với học trò, thậm chí có trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo, đạo đức của người học sinh. 0,25 – Bài học nhận thức và hành động: Muốn cho tình cảm ấy ngày càng tốt đẹp thì mỗi chúng ta cần phải nghĩ gì, làm gì để tình cảm ấy bền vững hơn, thiêng liêng hơn ?
- Câu 2( 5 điểm) Tiêu chí Nội dung cần đạt Điểm KĨ NĂNG - Viết đúng kiểu bài văn thuyết minh 1 - Bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Văn phong trôi chảy, trong sáng, tình cảm chân thành. - Không mắc lỗi năn phạm ( chính tả, dùng từ, đặt câu) NỘI I. Mở bài: Giới thiệu chung về đồ dùng học tập mà em yêu thích nhất 0,5 DUNG II. Thân bài: 0,75 1. Nguồn gốc, xuất xứ: 0,5 2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính: 0,5 3. Phân loại: 4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật 0,5 so sánh, nhân hóa trong bài viết) 5. Ưu điểm, khuyết điểm: 0,5 - Ưu điểm: - Khuyết điểm: 0,25 6. Ý nghĩa: III. Kết bài: Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của đồ dùng học 0,5 tập đối với học sinh MỨC ĐỘ - Mức độ tối đa: ĐÁNH + 4-5 điểm: Làm được từ 80-100% nội dung trên,bài viết có cảm xúc, GIÁ diễn đạt tốt, trình bày sạch đẹp, chữ viết không sai lỗi chính tả. +2-3 điểm: Làm được từ 60-dưới 80% nội dung trên, diễn đạt tương đối lưu loát, chữ viết chưa thật đẹp, còn mắc lỗi. - Mức độ chưa đạt: + 1-2 điểm: Thực hiện dưới 50% yêu cầu và kĩ năng, kiến thức. - Mức không đạt: Bài làm lạc đề hoàn toàn hoặc không làm.