Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 1 (Có đáp án)

Câu 1. _NB_ Từ năm 1863 đến năm 1871, vị quan nào đã kiên trì gửi 30 bản điều trần lên vua Tự Đức?

   A. Nguyễn Trường Tộ.                                       B. Nguyễn Huy Tế.

   C. Nguyễn Lộ Trạch.                                          D. Trần Đình Túc.

Câu 2. _NB_ Vào năm 1872 cơ quan nào của triều đình nhà Nguyễn đã tấu xin vua Tự Đức mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với nước ngoài? 

A. Viện Cơ Mật                                                B. Sở Tịch điền                        

C. Viện Thương bạc                                          D. Hàn Lâm Viện

Câu 3. _VDC_ Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là

   A. khởi nghĩa Ba Đình.                               B. khởi nghĩa Bãi Sậy.

   C. khởi nghĩa Yên Thế.                               D. khởi nghĩa Hương Khê.

Câu 4. _TH_ Sự kiện nào đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập?

   A. Triều đình Nguyễn kí Hiệp ước Hác măng và Pa-tơ-nốt.

   B. Quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai.

   C. Vua Tự Đức qua đời.

   D. Quân Pháp tiến đánh và chiếm được Thuận An.

doc 8 trang Ánh Mai 28/02/2023 3141
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2021_2022_de.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS MÔN: LỊCH SỬ 8 Năm học: 2021 - 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút A. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Nội dung TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chương I. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX Số câu 10 6 4 20 Số điểm 2,5đ 1,5đ 1đ 2,5đ Tỉ lệ % 25% 15% 10% 25% Chương II. Xã hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918 Số câu 10 6 4 20 Số điểm 2,5đ 1,5đ 1đ 5đ Tỉ lệ % 25% 15% 10% 50% Tổng số câu 20 12 8 40 Tổng số điểm 5đ 3đ 2đ 10đ Tỉ lệ % 50% 30% 20% 100%
  2. ĐỀ BÀI Câu 1. _NB_ Từ năm 1863 đến năm 1871, vị quan nào đã kiên trì gửi 30 bản điều trần lên vua Tự Đức? A. Nguyễn Trường Tộ. B. Nguyễn Huy Tế. C. Nguyễn Lộ Trạch. D. Trần Đình Túc. Câu 2. _NB_ Vào năm 1872 cơ quan nào của triều đình nhà Nguyễn đã tấu xin vua Tự Đức mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với nước ngoài? A. Viện Cơ MậtB. Sở Tịch điền C. Viện Thương bạcD. Hàn Lâm Viện Câu 3. _VDC_ Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là A. khởi nghĩa Ba Đình. B. khởi nghĩa Bãi Sậy. C. khởi nghĩa Yên Thế. D. khởi nghĩa Hương Khê. Câu 4. _TH_ Sự kiện nào đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập? A. Triều đình Nguyễn kí Hiệp ước Hác măng và Pa-tơ-nốt. B. Quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai. C. Vua Tự Đức qua đời. D. Quân Pháp tiến đánh và chiếm được Thuận An. Câu 5. _VD_ Điểm chung của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là A. mục tiêu đánh Pháp. B. chịu sự ảnh hưởng của vua Hàm Nghi. C. do văn thân, sĩ phu lãnh đạo. D. bảo vệ chế độ phong kiến. Câu 6. _TH_ Nội dung nào thể hiện điểm giống nhau trong con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh? A. Chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản. B. Đòi các quyền tự do dân chủ trước khi giành độc lập. C. Nhờ sự giúp đỡ của Pháp để tiến tới độc lập. D. Sử dụng bạo lực cách mạng để đạt được mục tiêu. Câu 7. _TH_ Để dễ dàng cai trị nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp đã thực hiện thủ đoạn chính trị thâm độc nào? A. Mua chuộc tầng lớp sĩ phu, quan lại. B. “Chia để trị”.
  3. C. Cấu kết chặt chẽ với địa chủ phong kiến. D. Đàn áp dã man các cuộc đấu tranh. Câu 8. _NB_ Khi thành lập Liên Bang Đông Dương, thực dân Pháp chia Việt Nam thành mấy xứ? A. bốn xứ. B. hai xứ. C. ba xứ. D. năm xứ. Câu 9. _NB_ Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào? A. 1987 – 1918. B. 1986 – 1914. C. 1986 – 1918. D. 1897 – 1914. Câu 10. _TH_ Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm A. học sinh, sinh viên. B. chủ các hãng buôn nhỏ. C. nhà báo, nhà giáo. D. nông dân. Câu 11. _NB_ Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực công nghiệp, thực dân Pháp tập trung vào ngành nào? A. Chế biến gỗ và xay xát gạo. B. Sản xuất xi măng và gạch ngói. C. Khai thác điện, nước D. Khai thác than và kim loại. Câu 12. _TH_ Địa điểm đầu tiên thực dân Pháp lựa chọn để tấn công xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX là A. Hà Nội. B. Huế. C. Đà Nẵng. D. Gia Định. Câu 13. _TH_ Nội dung nào không phản ánh đúng những hạn chế của các đề nghị cải cách, canh tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX? A. Mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa phát triển thành một phong trào cải cách sâu rộng. B. Chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong của xã hội Việt Nam. C. Chưa giải quyết được những mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam. D. Nội dung cải cách quá mới mẻ nên không nhận được sự ủng hộ của nhân dân. Câu 14. _NB_ Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế đề ra cải cách gì? A. Mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung. B. Chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao. C. Xin mở cửa biển Trà Lý. D. Dâng hai bản “Thời vụ sách” lên nhà vua.
  4. Câu 15. _TH_ Mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam là A. đầu tư phát triển toàn diện cho kinh tế các nước Đông Dương. B. bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra. C. đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của tư bản Pháp. D. đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở các nước Đông Dương. Câu 16. _NB_ Hai thất bại lớn nhất của Pháp khi tiến đánh Bắc Kì vào cuối thế kỉ XIX diễn ra tại đâu A. Gò Công. B. Đoan Hùng. C. Cầu Giấy. D. Vĩnh Yên. Câu 17. _TH_ Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với lực lượng xã hội nào? A. Tiểu tư sản. B. Nông dân. C. Địa chủ. D. Tư sản. Câu 18. _NB_ Theo sự phân chia của người Pháp, xứ Bắc Kì theo chế độ cai trị nào? A. Nửa bảo hộ B. Bảo hộ C. Thuộc địa D. Tự trị Câu 19. _NB_ Trong quá trình hoạt động cứu nước những năm 1904 - 1908, Phan Bội Châu mong muốn nhờ cậy sự giúp đỡ của quốc gia nào? A. Nhật Bản. B. Anh. C. Pháp. D. Mĩ. Câu 20. _VDC_ Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là quốc gia A. thuộc địa. B. nửa thuộc địa, nửa phong kiến. C. phong kiến bị lệ thuộc vào nước ngoài. D. phong kiến độc lập, có chủ quyền. Câu 21. _NB_ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất để lập các đồn điền trồng lúa, cà phê là chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trong lĩnh vực nào? A. Công nghiệp chế biến. B. Công nghiệp nặng. C. Thương nghiệp. D. Nông nghiệp. Câu 22. _NB_ Nghĩa quân nào đã đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (năm 1861) A. Nguyễn Trung Trực. B. Nguyễn Tri Phương. C. Nguyễn Hữu Huân. D. Trương Định. Câu 23. _NB_ Cuộc khởi nghĩa nào thuộc phong trào Cần Vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
  5. A. Hương Khê. B. Yên Bái. C. Thái Nguyên. D. Yên Thế. Câu 24. _VDC_ Yếu tố nào quyết định sự xuất hiện của con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt N m đầu thế kỉ XX? A. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng B. sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản C. Sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến D. sự suy yếu, khủng hoảng của chế độ phong kiến Câu 25. _TH_ Mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa A. địa chủ phong kiến với nông dân. B. công nhân với tư sản. C. công nhân với nông dân. D. nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp. Câu 26. _VD_ Giai cấp lãnh đạo trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là A. địa chủ. B. văn thân, sĩ phu. C. công nhân D. nông dân. Câu 27. _NB_ Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào? A. 1910. B. 1911. C. 1913. D. 1912. Câu 28. _NB_ Danh hiệu “Bình Tây đại nguyên soái” gắn liền với nhân vật lịch sử nào? A. Nguyễn Trung Trực. B. Trương Định. C. Trương Quyền. D. Nguyễn Hữu Huân. Câu 29. _TH_ Ngôi trường ở Hà Nội đầu thế kỉ XX được thành lập gắn liền với tên tuổi của Lương Văn Can, Lê Đại, Nguyễn Quyền là A. Quan hải tùng thư. B. Cường học thư xã. C. Đông Kinh nghĩa thục. D. Nam đồng thư xã. Câu 30. _VDC_ Yêu cầu cấp thiết hàng đầu của dân tộc Việt Nam vào đầu thế kỉ XX là gì? A. Giải phóng dân tộc. B. Giải phóng giai cấp. C. Thống nhất các xu hướng chống Pháp D. Thống nhất các lực lượng chống Pháp. Câu 31. _NB_ Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là A. Phan Đình PhùngB. Tôn Thất Thuyết
  6. C. Nguyễn Thiện ThuậtD. Phạm Bành Câu 32. _NB_ Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng lên bua Tự Đức bản A. Thời vụ sách B. 30 bản điều trần C. Mở cửa biển Trà Lí D. Chấn chỉnh quốc phòng Câu 33. _NB_ Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương khi đang ở A. Kinh thành HuếB. căn cứ Ba Đình (Thanh Hóa) C. Tân Sở (Quảng Trị)D. đồn Mang Cá (Huế) Câu 34. _TH_ Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau: “Hùm thiêng Yên Thế oai hùng Phất cờ khởi nghĩa ở vùng Bắc Giang” A. Cao Thắng B. Hoàng Hoa Thám C. Phan Đình Phùng D. Đinh Công Tráng Câu 35. _TH_ Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì? A. Giúp vua cứu nướcB. Bảo vệ cuộc sống C. Giành lại độc lập.D. Cứu nước, cứu nhà. Câu 36. _NB_ Phong trào Cần Vương diễn ra qua mấy giai đoạn A. 2 giai đoạn B. 3 giai đoạn C. 4 giai đoạn D. 5 giai đoạn Câu 37. _NB_ Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra làm mấy bậc? Đó là những bậc nào? A. Hai bậc: Tiểu học và Trung học. B. Hai bậc: Ấu học và Tiểu học C. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học. D. Ba bậc: Tiểu học, Trung học, Phổ thông. Câu 38. _VD_ Mục đích của Pháp trong việc mở rộng trường học để làm gì? A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam B. Khai minh nền văn hóa giáo dục Việt Nam. C. Do nhu cầu học tập, của con em quan chức để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp. D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao.
  7. Câu 39. _NB_ Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào? A. Pháp B. Trung Quốc C. Nhật Bản D. Liên Xô Câu 40. _VD_ Vì sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước? A. Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam B. Phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh mẽ C. Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc
  8. ĐÁP ÁN: 1.A 2.C 3.C 4.A 5.A 6.A 7.B 8.C 9.D 10.D 11.D 12.C 13.D 14.C 15.C 16.C 17.B 18.A 19.A 20.D 21.D 22.A 23.A 24.A 25.D 26.B 27.B 28.B 29.C 30.A 31.A 32.A 33.C 34.B 35.B 36.A 37.C 38.C 39.A 40.D