Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 4 (Có đáp án)

Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1 ( 2,5 điểm) : Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau đây rồi ghi vào bài làm.

       1. Ai là Tổng đốc  thành Hà Nội năm 1882?

A. Hoàng Diệu                                    B. Nguyễn Tri Phương
C. Tôn Thất Thuyết                            D. Phan Thanh Giản.

        2. Hiệp ước thể hiện sự đầu hàng đầu tiên của nhà Nguyễn đối với thực dân Pháp là

A. Giáp Tuất - 1874 .                              B. Hác-măng- 1883.                             
C. Nhâm Tuất - 1862.                  D. Pa-tơ-nốt- 1884 . 

        3. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc lần thứ nhất?

      A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862.

      B. Vì triều đình cầu  cứu nhà Thanh.

      C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.

      D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển.

        4 . Hiệp ước Quý mùi (Hiệp ước Hác-măng) quy định triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất                        nào? 

 A.Bắc Kì              B. Trung Kì             
 C. Ba Tỉnh  Thanh- Nghệ -Tĩnh        D. Nam Kì     

         5. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất có ý nghĩa gì?

       A. Khiến quân Pháp hoang mang, quân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc.

       B. Khiến quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ.

       C. Quân Pháp phải rút khỏi Bắc kì.

       D. Khiến triều đình Huế càng quyết tâm đánh Pháp

doc 5 trang Ánh Mai 28/02/2023 3601
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2021_2022_de.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 4 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD-ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS Năm học: 2021-2022  Môn: Lịch sử - Lớp 8 Thời gian:45 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Lớp 8 Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm) Câu 1 ( 2,5 điểm) : Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau đây rồi ghi vào bài làm. 1. Ai là Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882? A. Hoàng Diệu B. Nguyễn Tri Phương C. Tôn Thất Thuyết D. Phan Thanh Giản. 2. Hiệp ước thể hiện sự đầu hàng đầu tiên của nhà Nguyễn đối với thực dân Pháp là A. Giáp Tuất - 1874 . B. Hác-măng- 1883. C. Nhâm Tuất - 1862. D. Pa-tơ-nốt- 1884 . 3. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc lần thứ nhất? A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862. B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh. C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy. D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển. 4 . Hiệp ước Quý mùi (Hiệp ước Hác-măng) quy định triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất nào? A. Bắc Kì B. Trung Kì C. Ba Tỉnh Thanh- Nghệ -Tĩnh D. Nam Kì 5. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất có ý nghĩa gì? A. Khiến quân Pháp hoang mang, quân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc. B. Khiến quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ. C. Quân Pháp phải rút khỏi Bắc kì. D. Khiến triều đình Huế càng quyết tâm đánh Pháp 6. Trận đánh Đà Nẵng có kết quả như thế nào?
  2. A. A. Pháp thua phải rút về nước. B. Pháp bị sa lầy phải chuyển vào đánh Gia Định. C. Pháp chiếm Đà Nẵng, quân triều D. Triều đình giảng hòa với Pháp. đình rút lui về Huế. 7. Sự kiện đánh dấu việc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách một quốc gia độc lập là: A. Quân Pháp tiến đánh và chiếm được Thuận An triều đình phải xin đình chiến (1883) B. Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884) C. Vua Tự Đức qua đời, triều đình rối loạn, quân Pháp tiến đánh và chiếm được Thuận An D. Quân Pháp đánh chiếm được thành Hà Nội, Tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn (1882) 8. Người nói câu nói nổi tiếng “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là ai? A. Trương Định B. Nguyễn Hữu Huân C. Nguyễn Trung Trực D. Nguyễn Đình Chiểu 9. Tại trận Cầu Giấy lần thứ hai, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là A. Đuy - puy. B. Ri-vi-e. C. Gác-ni-ê. D. Hác-măng. 10. Vì sao thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì? A. Lực lượng của ta bố phòng mỏng. B. Ta không chuẩn bị vì nghĩ địch không đánh. C. Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình bắn, bị giết. Huế. Câu 2 (1,0 điểm): Hãy nối mốc thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng rồi ghi vào bài làm. Cột A Cột B 1. Ngày 5-6-1862 a. Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Quý Mùi 2. Ngày 15-3-1874 b. Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất 3. Ngày 25- 8-1883 c.Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt 4. Ngày 11-5-1884 d. Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất 5. Ngày 6-6-1884 Câu 3 (0,5 điểm ) Cho các cụm từ sau: 20-11-1873, 19-5-1883, Đà Nẵng, Cầu Giấy. Em hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống ( ) để hoàn thành tư liệu sau rồi ghi vào bài làm.
  3. “ Ngày ( 1), hơn 500 tên địch kéo ra ( 2) đã lọt vào trận địa mai phục của ta. Quân Cờ đen phối hợp với quan của Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh . Nhiều sĩ quan và lính Pháp bị giết, trong đó có Ri-vi-e ”. Phần II. Tự luận (6,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): Từ năm 1858 đến sau Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, nhân dân ta đã kháng chiến chống Pháp như thế nào? Em có đánh giá gì về tinh thần chiến đấu của nhân dân ta? Câu 2 (3,0 điểm): Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì đã kháng chiến như thế nào? Tại sao triều đình Huế lại kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất ( 1874)? BÀI LÀM PHÒNG GD-ĐT ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS Năm học: 2021-2022  Môn: Lịch sử - Lớp 8 Thời gian:45 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần Đáp án Điểm Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm. Trắc Câu 1: (2,5 điểm)
  4. nghiệm Ý 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ( 4,0 Đáp án A C D B A B B C B D điểm) Câu 2: ( 1,0 điểm) Nối: 1-b; 2-d; 3-a; 5-c Câu 3: ( 0,5điểm) Cụm từ cần điền: 19-5-1883 (1), Cầu Giấy (2) Câu 1: ( 3,0 điểm) * Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với 0,5 đ quân triều đình để chống giặc. * Tại Gia Định: năm 1859, khi Pháp đánh vào Gia Định nhân dân đã tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn. 0,5đ - Ngày 10-12-1861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét- phê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông. 0,5đ - Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch thất điên bát đảo. 0,5đ + Sau khi Trương Định chết, Trương Quyền (con trai Trương Định) cùng một bộ phận của nghĩa quân chia thành các nhóm nhỏ tỏa đi xây 0,25đ dựng căn cứ khác. => Qua đó, ta thấy nhân dân ta đã chiến đấu vô cùng anh dũng, kiên cường không chịu khuất phục thực dân Pháp và kiên quyết chống lại sự 0,75đ nhu nhược của triều đình nhà Nguyến. Tự Câu 2: (3,0 điểm) luận * Phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng ( 6,0 Bắc Kì, khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất: điểm) - Phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Nội lên cao. 0,25đ - Ngoài ra còn ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định 0,25đ - 21/12/1873 Khi Pháp đánh ra Cầu Giấy, quân ta phục kích, Gac-ni-ê bị giết. Làm cho Pháp hoang mang. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân 0,75đ
  5. dân ta. - 15/3/1874 triều đình kí hiệp ước Giáp Tuất thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì 0. 5 đ thuộc Pháp. Pháp rút quân khỏi Bắc Kì - Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và 0,25 đ thương mại của VN. * Triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất ( 1874) vì: - Vì sự nhu nhược của nhà Nguyễn. 0,5 đ - Vì tư tưởng "Chủ hoà" để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ. 0,5 đ Hết