Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Câu 1. (0,35 điểm) Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với

A. thanh quản và phế quản. B. phế quản và mũi.

C. họng và thanh quản D. họng và phế quản.

Câu 2. (0,35 điểm) Phản xạ ho có tác dụng:

A. tống các chất bẩn hoặc các dị vật.

B. làm sạch và làm ấm không khí.

C. dẫn không khí ra và vào phổi.

D. ngăn cản bụi.

Câu 3. (0,35 điểm) Thức ăn được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của

A. cơ tim B. cơ vòng thực quản

C. cơ hoành D. cơ liên sườn

Câu 4. (0,3 điểm) Nguyên nhân chính nào dẫn đến tật cong vẹo cột sống?

A. Ngồi học không đúng tư thế B. Đi giày, guốc cao gót

C. Thức ăn thiếu vitamin A, C, D D. Thức ăn thiếu canxi

Câu 5. (0,35 điểm) Tuyến tiêu hóa nào không nằm trong ống tiêu hóa?

A. Tuyến vị B. Tuyến nước bọt C. Tuyến ruột D. Tuyến tụy

Câu 6. (0,35 điểm) Vì sao chúng ta phải tiêm phòng vắcxin đối với một số loại bệnh?

A. Vắcxin có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể nên có tác dụng phòng bệnh.

B. Vắcxin là một loại kháng thể nên tiêm vào để diệt mầm bệnh.

C. Vắcxin là chất bổ dưỡng, tiêm vào cho cơ thể sẽ khỏe mạnh kháng được bệnh.

D. Vắcxin là một loại thuốc chữa bệnh nên cơ thể khỏi bệnh.

Câu 7. (0,35 điểm) Tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu?

A. Tiểu cầu B. Hồng cầu C. Nơron D. Bạch cầu

Câu 8. (0,35 điểm) Cơ quan nào đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động nuốt?

A. Lưỡi B. Thực quản C. Khí quản D. Họng

Câu 9. (0,35 điểm) Chất nhày trong dịch vị có tác dụng gì?

A. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gây hại.

B. Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl.

C. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày.

D. Chứa một số enzim giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn.

docx 3 trang Lưu Chiến 12/07/2024 4020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2021_2022_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

  1. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NHÓM SINH HỌC NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: SINH HỌC 8 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 3 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1. (0,35 điểm) Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với A. thanh quản và phế quản.B. phế quản và mũi. C. họng và thanh quảnD. họng và phế quản. Câu 2. (0,35 điểm) Phản xạ ho có tác dụng: A. tống các chất bẩn hoặc các dị vật. B. làm sạch và làm ấm không khí. C. dẫn không khí ra và vào phổi. D. ngăn cản bụi. Câu 3. (0,35 điểm) Thức ăn được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của A. cơ tim B. cơ vòng thực quản C. cơ hoành D. cơ liên sườn Câu 4. (0,3 điểm) Nguyên nhân chính nào dẫn đến tật cong vẹo cột sống? A. Ngồi học không đúng tư thế B. Đi giày, guốc cao gót C. Thức ăn thiếu vitamin A, C, D D. Thức ăn thiếu canxi Câu 5. (0,35 điểm) Tuyến tiêu hóa nào không nằm trong ống tiêu hóa? A. Tuyến vị B. Tuyến nước bọt C. Tuyến ruột D. Tuyến tụy Câu 6. (0,35 điểm) Vì sao chúng ta phải tiêm phòng vắcxin đối với một số loại bệnh? A. Vắcxin có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể nên có tác dụng phòng bệnh. B. Vắcxin là một loại kháng thể nên tiêm vào để diệt mầm bệnh. C. Vắcxin là chất bổ dưỡng, tiêm vào cho cơ thể sẽ khỏe mạnh kháng được bệnh. D. Vắcxin là một loại thuốc chữa bệnh nên cơ thể khỏi bệnh. Câu 7. (0,35 điểm) Tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu? A. Tiểu cầu B. Hồng cầu C. Nơron D. Bạch cầu Câu 8. (0,35 điểm) Cơ quan nào đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động nuốt? A. Lưỡi B. Thực quản C. Khí quản D. Họng Câu 9. (0,35 điểm) Chất nhày trong dịch vị có tác dụng gì? A. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gây hại. B. Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl. C. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày. D. Chứa một số enzim giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn. Câu 10. (0,3 điểm) Bệnh nào đặc trưng bởi sự tích tụ của các tinh thể axit uric ở các khớp? A. Bệnh liệt cơ B. Bệnh nhược cơ C. Bệnh gút D. Bệnh teo cơ Câu 11. (0,3 điểm) Xét ở cơ thể người, nồng độ tiểu cầu trong máu dưới bao nhiêu tiểu cầu/ml thì sẽ bị máu khó đông? A. 3500/ml B. 350000/ml C. 350/ml D. 35000/ml Trang 1/3
  2. Câu 12. (0,3 điểm) Loại thức ăn nào sẽ không có biến đổi hóa học ở dạ dày là gì? A. Thịt nạc B. Trứng gà C. Rau muống D. Cá chép Câu 13. (0,35 điểm) Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu? A. 0,3 giây. B. 0,5 giây. C. 0,4 giây. D. 0,1 giây. Câu 14. (0,3 điểm) Những rối loạn nào sau đây dẫn đến thoái hóa cơ xương? A. Tetany B. Loãng xương C. Bệnh gút D. Loạn dưỡng cơ Câu 15. (0,35 điểm) Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sẽ khuếch tán từ phế nang vào máu? A. Khí cacbonic B. Khí nitơ C. Khí hiđrô D. Khí oxi Câu 16. (0,3 điểm) Bệnh nào dưới đây có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hệ tim mạch? A. Bệnh á sừng B. Bệnh thấp khớp C. Bệnh tay chân miệng D. Bệnh nước ăn chân Câu 17. (0,3 điểm) Để phòng bệnh Covid 19, mọi người dân nên đi tiêm phòng vắc-xin nhằm tạo được miễn dịch với bệnh này. Việc tiêm phòng vắc-xin giúp con người A. tạo miễn dịch tập nhiễm. B. tạo miễn dịch tự nhiên. C. tạo miễn dịch nhân tạo. D. tạo miễn dịch bẩm sinh. Câu 18. (0,35 điểm) Con người không có khả năng mắc phải căn bệnh nào dưới đây? A. Toi gà B. Cúm gia cầm C. Dịch hạch D. Cúm lợn Câu 19. (0,3 điểm) Người ta tiến hành lấy máu của 4 người: An, Bình, Chi, Dũng. Mỗi người là một nhóm máu khác nhau, rồi tách ra thành các phần riêng biệt (huyết tương và hồng cầu riêng). Sau đó cho hồng cầu và huyết tương của các bạn trộn lẫn với nhau, thu được kết quả thí nghiệm theo bảng sau: Huyết tương An Bình Chi Dũng Hồng cầu An - - - - Bình + - + + Chi + - - + Dũng + - + - Dấu (+) là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết. Dấu (-) là phản ứng âm tính, hồng cầu không bị ngưng kết. Hãy xác định nhóm máu của bạn An và Bình: A. An nhóm máu B, Bình nhóm máu A. B. An nhóm máu A, Bình nhóm máu B C. An nhóm máu AB, Bình nhóm máu O D. An nhóm máu O, Bình nhóm máu AB Câu 20. (0,35 điểm) Loại thức ăn dễ gây bệnh tim mạch là: A. mỡ động vật B. chất khoáng C. vitamin D. chất xơ Câu 21. (0,35 điểm) Ở người một cử động hô hấp được tính bằng A. hai lần hít vào và một lần thở ra. Trang 2/3
  3. B. một lần hít vào và hai lần thở ra. C. một lần hít vào hoặc một lần thở ra. D. một lần hít vào và một lần thở ra. Câu 22. (0,35 điểm) Hoạt động hô hấp có vai trò A. bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại. B. dẫn không khí ra và vào phổi. C. thải loại khí cacbonic ra khỏi cơ thể. D. cung cấp oxi cho tế bào để phân giải các chất hữu cơ tạo năng lượng và loại bỏ khí cacbonic ra khỏi cơ thể. Câu 23. (0,35 điểm) Hít vào và thở ra được thực hiện nhờ A. hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực. B. hoạt động của các cơ liên sườn. C. hoạt động co bóp của tim. D. hoạt động của lồng ngực. Câu 24. (0,35 điểm) Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức sẽ làm tăng A. lượng khí cặn của phổi. B. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp. C. khoảng chết trong đường dẫn khí. D. dung tích sống của phổi. Câu 25. (0,3 điểm) Trong khi ăn uống, chúng ta không nên nói chuyện vì A. lưỡi sẽ nâng lên. B. khẩu cái mềm sẽ nâng lên. C. thức ăn sẽ lọt vào đường hô hấp. D. nắp thanh quản sẽ đóng lại. Câu 26. (0,35 điểm) Ý nghĩa của sự trao đổi khí ở tế bào là gì? A. Làm tăng nồng độ CO2 trong máu B. Cung cấp O2 cho tế bào và loại CO2 ra khỏi tế bào C. Làm tăng nồng độ O2 trong máu D. Làm giảm nồng độ O2 trong tế bào Câu 27. (0,35 điểm) Chất nào trong thức ăn hầu như không bị biến đổi trong quá trình tiêu hoá? A. Gluxit B. Vitamin C. Prôtêin D. Lipit Câu 28. (0,35 điểm) Cơ quan trong ống tiêu hóa mà thức ăn không có sự biến đổi lí học và hóa học khi đi qua là A. thực quản B. khoang miệng. C. ruột non D. dạ dày. Câu 29. (0,3 điểm) Hô hấp nhân tạo không nên áp dụng trong trường hợp nào sau đây? A. Nạn nhân bị đuối nước B. Nạn nhân bị ngạt khí C. Nạn nhân bị sốt cao D. Nạn nhân bị điện giật Câu 30. (0,35 điểm) Thành phần nào không phải thành phần cấu tạo máu? A. chất nhầy. B. huyết tương. C. hồng cầu. D. tiểu cầu. Chúc các con làm bài tốt! Trang 3/3