Đề thi cuối học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Bồ Đề

Câu 1: Người nào đã từng một lần bị quai bị thì sau đó sẽ không bị mắc lại nữa. Đây là miễn dịch gì?

A. Miễn dịch bẩm sinh B. Miễn dịch nhân tạo
C. Miễn dịch tập nhiễm D. Miễn dịch thông thường

Câu 2: Nhóm máu nào hồng cầu chỉ có A, huyết tương không có α, chỉ có β?

A. A B. AB
C. B D. O

Câu 3: Hệ mạch trong cơ thể bao gồm

A. động mạch và tĩnh mạch. B. động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
C. động mạch chủ và tĩnh mạch chủ. D. động mạch chủ và mao mạch chủ.

Câu 4: Một người bị tai nạn giao thông được đưa vào bệnh viện trong tình trạng rất nguy kịch, bác sĩ đã cho truyền máu luôn mà không cần xét nghiệm. Vậy nhóm máu được truyền cho người bị nạn là nhóm máu nào?

A. O B. AB
C. A D. B

Câu 5: Trong thí nghiệm của Karl Landsteiner, tổng hợp lại ở người có mấy nhóm máu?

A. 2 B. 3
C. 4 D. 5

Câu 6: Trong chu kì co dãn của tim, pha thất co kéo dài bao lâu?

A. 0,1s B. 0,3s
C. 0,4s D. 0,8s

Câu 7: Món ăn nào sau đây không có lợi cho hệ tim mạch?

A. Khoai tây chiên B. Rau muống luộc
C. Salad cá ngừ D. Đậu hũ non

Câu 8: Lá phổi bên phải có mấy thuỳ?

A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
doc 2 trang Lưu Chiến 08/07/2024 60
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi cuối học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_cuoi_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2022_2023_tr.doc

Nội dung text: Đề thi cuối học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Bồ Đề

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN SINH HỌC: LỚP 8 NĂM HỌC 2022 - 2023 Ngày thi: 28/12/2022 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề kiểm tra gồm 02 trang) Mã đề 01 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Đọc kĩ các câu hỏi sau, lựa chọn đáp án đúng nhất. Câu 1: Người nào đã từng một lần bị quai bị thì sau đó sẽ không bị mắc lại nữa. Đây là miễn dịch gì? A. Miễn dịch bẩm sinh B. Miễn dịch nhân tạo C. Miễn dịch tập nhiễm D. Miễn dịch thông thường Câu 2: Nhóm máu nào hồng cầu chỉ có A, huyết tương không có α, chỉ có β? A. A B. AB C. B D. O Câu 3: Hệ mạch trong cơ thể bao gồm A. động mạch và tĩnh mạch. B. động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. C. động mạch chủ và tĩnh mạch chủ. D. động mạch chủ và mao mạch chủ. Câu 4: Một người bị tai nạn giao thông được đưa vào bệnh viện trong tình trạng rất nguy kịch, bác sĩ đã cho truyền máu luôn mà không cần xét nghiệm. Vậy nhóm máu được truyền cho người bị nạn là nhóm máu nào? A. O B. AB C. A D. B Câu 5: Trong thí nghiệm của Karl Landsteiner, tổng hợp lại ở người có mấy nhóm máu? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 6: Trong chu kì co dãn của tim, pha thất co kéo dài bao lâu? A. 0,1s B. 0,3s C. 0,4s D. 0,8s Câu 7: Món ăn nào sau đây không có lợi cho hệ tim mạch? A. Khoai tây chiên B. Rau muống luộc C. Salad cá ngừ D. Đậu hũ non Câu 8: Lá phổi bên phải có mấy thuỳ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 9: Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá? A. Vitamin, nước, prôtêin B. Nước, muối khoáng, gluxit C. Vitamin, nước, muối khoáng D. Nước, gluxit, lipit Câu 10: Qua quá trình tiêu hoá, lipit được cơ thể hấp thụ dưới dạng A. vitamin. B. axit béo và glixêrin. C. axit amin. D. nuclêôtit. Trang 1/2 – Mã đề 01
  2. Câu 11: Enzim amilaza trong nước bọt đã biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường A. mantôzơ. B. saccarôzơ. C. glucôzơ. D. fructôzơ. Câu 12: Tuyến tiêu hoá nào sau đây nằm trong lớp niêm mạc dạ dày? A. Tuyến tuỵ B. Tuyến gan C. Tuyến vị D. Tuyến ruột Câu 13: Enzim amilaza trong nước bọt hoạt động trong điều kiện nhiệt độ nào? A. 20°C B. 28°C C. 37°C D. 42°C Câu 14: Dạ dày có dung tích tối đa khoảng bao nhiêu? A. 1 lít B. 3 lít C. 5 lít D. 7 lít Câu 15: Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của A. răng. B. môi. C. lưỡi. D. cơ thực quản. Câu 16: Qua quá trình tiêu hoá, gluxit được cơ thể hấp thụ dưới dạng A. đường đơn. B. axit béo và glixêrin. C. axit amin. D. nuclêôtit. Câu 17: Tham gia hoạt động thực bào là bạch cầu A. trung tính và mônô. B. mônô và limphô B. C. trung tính và limphô B. D. mônô và limphô T. Câu 18: Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A. α và β. B. A và O. C. O và AB. D. A và B. Câu 19: Nằm ở nửa dưới, phía bên phải của tim là A. tâm nhĩ phải. B. tâm nhĩ trái. C. tâm thất trái. D. tâm thất phải. Câu 20: Sau khi tiêm phòng vắc xin Covid 19 khoảng 2 đến 3 tuần thì cơ thể bắt đầu có kháng thể chống lại bệnh. Đây là miễn dịch gì? A. Miễn dịch thông thường B. Miễn dịch nhân tạo C. Miễn dịch tự nhiên D. Miễn dịch tập nhiễm II. TỰ LUẬN (5 điểm): Câu 1 (2 điểm): Trình bày khái niệm và những giai đoạn chủ yếu của hô hấp. Câu 2 (3 điểm): Kể tên các cơ quan trong hệ tiêu hoá ở người. Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu”. Hết Trang 2/2 – Mã đề 01