Đề thi cuối học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm).
Tô kín ô tròn tương ứng với đáp án đúng trong phiếu trả lời trắc nghiệm!
Câu 1. Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không tạo thành dòng điện?
A. Các hạt mang điện tích dương. B. Các hạt mang điện tích âm.
C. Các nguyên tử. D. Các hạt nhân nguyên tử.
Câu 2. Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại?
A. Hệ tiêu hóa. B. Hệ tuần hoàn. C. Hệ hô hấp D. Hệ bài tiết.
Câu 3. Vì sao chúng ta dễ bị viêm ở những nơi có vết thương lớn?
A. Vi khuẩn dễ xâm nhập.
B. Chất lỏng trong cơ thể bị rò ra ngoài.
C. Bạch cầu chuyển đến vết thương nhiều.
D. Tế bào da tăng sinh mạnh.
Câu 4. Khi đóng đồ uống vào chai hoặc lon, người ta phải để mặt thoáng của đồ uống thấp hơn miệng chai hoặc miệng lon vì:
A. để khi mở nút chai hoặc bật nắp lon, chất lỏng không bị tràn ra ngoài.
B. để khi vận chuyển, chất lỏng không bị sóng sánh rớt ra ngoài.
C. để chất lỏng không chạm nút chai hoặc nắp lon.
D. để khi nhiệt độ tăng, chất lỏng nở ra không làm bật nút chai hoặc nắp lon.
Câu 5. Nguyên nhân nào dưới đây thường gây bệnh loãng xương?
A. Do tai nạn giao thông.
B. Tư thế hoạt động không đúng cách trong thời gian ngắn.
C. Cơ thể thiếu calcium và phosphorus.
D. Cơ thể thiếu cholesterol và vitamin.
Câu 6. Cảm giác nóng, lạnh ta có được trên da là do hoạt động chức năng của thành phần nào mang lại?
A. Cơ co chân lông. B. Mạch máu.
C. Thụ quan. D. Tuyến mồ hôi.
File đính kèm:
- de_thi_cuoi_hoc_ki_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_8_nam_hoc_20.docx
Nội dung text: Đề thi cuối học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 ĐỀ 101 Thời gian thi: 90 phút (Đề thi gồm 04 trang) Ngày thi: 26/04/2024 I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm). Tô kín ô tròn tương ứng với đáp án đúng trong phiếu trả lời trắc nghiệm! Câu 1. Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không tạo thành dòng điện? A. Các hạt mang điện tích dương. B. Các hạt mang điện tích âm. C. Các nguyên tử. D. Các hạt nhân nguyên tử. Câu 2. Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại? A. Hệ tiêu hóa. B. Hệ tuần hoàn. C. Hệ hô hấp D. Hệ bài tiết. Câu 3. Vì sao chúng ta dễ bị viêm ở những nơi có vết thương lớn? A. Vi khuẩn dễ xâm nhập. B. Chất lỏng trong cơ thể bị rò ra ngoài. C. Bạch cầu chuyển đến vết thương nhiều. D. Tế bào da tăng sinh mạnh. Câu 4. Khi đóng đồ uống vào chai hoặc lon, người ta phải để mặt thoáng của đồ uống thấp hơn miệng chai hoặc miệng lon vì: A. để khi mở nút chai hoặc bật nắp lon, chất lỏng không bị tràn ra ngoài. B. để khi vận chuyển, chất lỏng không bị sóng sánh rớt ra ngoài. C. để chất lỏng không chạm nút chai hoặc nắp lon. D. để khi nhiệt độ tăng, chất lỏng nở ra không làm bật nút chai hoặc nắp lon. Câu 5. Nguyên nhân nào dưới đây thường gây bệnh loãng xương? A. Do tai nạn giao thông. B. Tư thế hoạt động không đúng cách trong thời gian ngắn. C. Cơ thể thiếu calcium và phosphorus. D. Cơ thể thiếu cholesterol và vitamin. Câu 6. Cảm giác nóng, lạnh ta có được trên da là do hoạt động chức năng của thành phần nào mang lại? A. Cơ co chân lông. B. Mạch máu. C. Thụ quan. D. Tuyến mồ hôi. Câu 7. Loại thức ăn nào dưới đây chứa nhiều ôxalat – thủ phạm hàng đầu gây sỏi đường tiết niệu? A. Dưa chuột. B. Đậu xanh. C. Cải bó xôi.D. Rau ngót.
- Câu 8. Dịch tiết của tuyến nào dưới đây không đi theo hệ thống dẫn? A. Tuyến giáp. B. Tuyến mồ hôi. C. Tuyến sữa. D. Tuyến nước bọt. Câu 9. Chức năng nào sau đây không được thực hiện bởi da người? A. Bảo vệ. B. Hô hấp. C. Điều hòa thân nhiệt. D. Tạo vẻ đẹp cho cơ thể. Câu 10. Tuyến nào dưới đây là tuyến pha? A. Tuyến nhờn. B. Tuyến tụy. C. Tuyến tùng. D. Tuyến sữa. Câu 11. Môi trường trong của cơ thể bao gồm: A. Máu, nước mô. B. Nước mô và bạch huyết. C. Máu, bạch huyết. D. Máu, nước mô và bạch huyết. Câu 12. Hệ thần kinh người bao gồm: A. Tuỷ sống và tim mạch. B. Bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên. C. Tủy sống và hệ cơ xương. D. Bộ não các cơ. Câu 13. Kim loại dẫn điện vì: A. trong kim loại có nhiều ion dương. B. các nguyên tử cấu tạo nên kim loại luôn chuyển động hỗn loạn. C. trong kim loại có các electron tự do chuyển động không ngừng. D. kim loại cấu tạo từ các nguyên tử. Câu 14. Vì sao cơ thể có thể sống chỉ với một quả thận? A. Thận cắt đi có thể tái tạo lại. B. Một quả thận vẫn có thể thực hiện bài tiết để duy trì sự sống cho cơ thể. C. Bình thường cơ thể chỉ có 1 quả thận hoạt động. D. Cơ thể có các cơ quan bài tiết khác, thận không phải cơ quan bài tiết chính. Câu 15. Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá? A. Gluxit. B. Nước. C. Vitamin. D. Ion khoáng. Câu 16. Ý nghĩa của việc bịt mũi nạn nhân trong phương pháp hà hơi thổi ngạt là gì? A. Nạn nhân sẽ nhận được nhiều oxygen vào phổi hơn, tăng hiệu quả của biện pháp hô hấp nhân tạo. B. Nạn nhân sẽ nhận được nhiều carbon dioxide vào phổi hơn, tăng khả năng hồi phục của nạn nhân. C. Kích thích nạn nhân sớm hô hấp lại bình thường bằng miệng.
- D. Kích thích tim co bóp nhanh hơn, cung cấp nhiều oxygen hơn cho cơ thể. Câu 17. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan: A. thận, ống dẫn nước tiểu, bể thận, ống đái. B. thận, cầu thận, bóng đái, ống đái. C. thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. D. thận, ống thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái. Câu 18. Kháng nguyên là: A. một loại protein do tế bào hồng cầu tiết ra. B. một loại protein do tế bào bạch cầu tiết ra. C. những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể. D. một loại protein do tiểu cầu tiết ra. Câu 19. Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là: A. bóng đái. B. thận. C. ống dẫn nước tiểu.D. ống đái. Câu 20. Để mạ bạc cho chiếc hộp bằng đồng thì làm theo cách nào dưới đây? A. Nối hộp đồng với cực âm của nguồn điện rồi nhúng hộp vào trong dung dịch muối bạc. B. Nối một thỏi bạc với cực âm của nguồn điện, nối hộp đồng với cực dương của nguồn điện, tất cả nhúng trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch. C. Nối hộp đồng với cực dương của nguồn điện rồi nhúng hộp vào dung dịch muối bạc. D. Nối một thỏi bạc với cực dương của nguồn điện, nổi hộp đồng với cực âm của nguồn điện, tất cả nhúng trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch. Câu 21. Cận thị là: A. tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. B. tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa. C. tật mà mắt không có khả năng nhìn gần. D. tật mà hai mắt nằm quá gần nhau. Câu 22. Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là đúng? A. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng. B. Mọi vật đều có nhiệt năng. C. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng. D. Chỉ những vật chuyển động mới có nhiệt năng. Câu 23. Chức năng của cơ quan bài tiết là gì? A. Thải các chất độc hại khác và các chất thừa trong thức ăn. B. Bài tiết giúp cơ thể thải loại các chất cặn bã.
- C. Thải các chất thừa, chất độc duy trì ổn định môi trường trong cơ thể. D. Để thay đổi tính ổn định của môi trường trong cơ thể. Câu 24. Một người khi xét nghiệm máu khi đói thấy chỉ số Glucose là 12.6mmol/L. Hãy cho biết người này có nguy cơ mắc bệnh gì biết chỉ số glucose bình thường trong máu người là 3,9-6,4mmol/L. A. Gout. B. Viêm gan. C. Tiểu đường. D. Đau dạ dày. Câu 25. Chỉ cần một lượng rất nhỏ, hormone đã tạo ra những chuyển biến đáng kể ở môi trường bên trong cơ thể. Điều này cho thấy tính chất nào của hormone? A. Có tính đặc hiệu. B. Có tính phổ biến. C. Có tính đặc trưng cho loài. D. Có hoạt tính sinh học rất cao. Câu 26. Nhu cầu dinh dưỡng không phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Khả năng ghi nhớ. B. Giới tính, lứa tuổi . C. Khả năng lao động. D. Môi trường, khí hậu. Câu 27. Sản phẩm nào dưới đây không chứa chất gây nghiện? A. Nước ép rau củ. B. Ma túy, thuốc lắc, thuốc ngủ. C. Cocain, Cocacola, heroin. D. Thuốc lá, rượu bia. Câu 28. Sơ đồ mạch điện nào dưới đây được mắc đúng? A. B. C. D. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 29: 1,0 điểm a) Xác đinh tên 3 cơ quan trong hệ tiêu hóa mà thức ăn không đi qua? b) Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và cơ sở khoa học của các biện pháp đó? Câu 30: 1,0 điểm Giải thích vì sao con người sống trong môi trường nhiều vi khuẩn vẫn sống khỏe mạnh? Tiêm vaccin có vai trò gì trong phòng bệnh? Câu 31: 1,0 điểm Bằng hiểu biết của mình em hãy đưa ra quan điểm của bản thân và giải thích về việc nên hay không nên hút thuốc lá? HẾT