Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 1 (Có đáp án)

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ
tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người
họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn,
làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng vì bỗng được trông
nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn
sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi
thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi
quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu lúc đó phả ra
thơm tho lạ thường.”
Câu 1 (1đ): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1đ): Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả như thế nào?
Câu 3 (2đ): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử.
pdf 3 trang Ánh Mai 28/02/2023 4920
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_de.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. Đề thi giữa học kì 1 năm 2021 môn Văn 8 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi: “Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng vì bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu lúc đó phả ra thơm tho lạ thường.” Câu 1 (1đ): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1đ): Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả như thế nào? Câu 3 (2đ): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử. II. Làm văn (6đ): Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ. Hướng dẫn giải Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 8 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Câu 1 (1đ): Đoạn trích trên trích từ văn bản Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng. Câu 2 (1đ):
  2. Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả: không còm cõi xơ xác quá như lời người cô nói. Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Câu 3 (2đ): Cảm nghĩ về tình mẫu tử: học sinh tự nêu những cảm nhận của mình bằng đoạn văn ngắn dựa vào các gợi ý sau: - Tình mẫu tử là gì? - Ý nghĩa của tình mẫu tử. - Hành động của mỗi chúng ta. II. Làm văn (6đ): Dàn ý phân tích nhân vật bé Hồng trong lòng mẹ. 1. Mở bài Giới thiệu đoạn trích Trong lòng mẹ và nhân bé Hồng. 2. Thân bài a. Tuổi thơ cơ cực của Hồng Là đứa con sinh ra trong một gia đình không có tình yêu: bố vì nghiện thuốc phiện mà chết sớm; mẹ phải bỏ đi tha hương cầu thực; em sống cùng với người cô cay nghiệt. b. Cuộc đối thoại của Hồng và bà cô Khi bà cô xoáy sâu vào nỗi đau, sự thiếu thốn tình mẫu tử: em im lặng không nói gì. Khi bà cô nhồi nhét vào đầu em những suy nghĩ xấu xa rằng mẹ đã ruồng rẫy em và có con ở Thanh Hóa: trong lòng em căm phẫn những lời nói đó, luôn một mực giữ lòng tin yêu ở mẹ mình.
  3. Sự tức giận lên đến tột cùng, em căm hờn những hủ tục lạc hậu và miệng đời cay nghiệt đã đày đọa mẹ mình, em ước nó như hòn đá, cục thủy tinh, mẩu gỗ để cắn, nhai, nghiến đến kì nát thì thôi → Tình yêu thương mẹ vô bờ bến, khao khát muốn bảo vệ mẹ trước mọi điều xấu xa. c. Cuộc gặp gỡ của Hồng và mẹ Trong lòng em luôn khao khát mẹ về và được gặp mẹ, khi thấy người ngồi trong xe kéo giống mẹ đã gọi và chạy theo → mẹ luôn hiện hữu trong lòng em. Cảm giác xấu hổ với đám bạn nếu đó không phải mẹ mình nhưng trên hết là sự tủi thân vì luôn mong ngóng mẹ. Khi biết người ngồi trên xe là mẹ mình: chạy đến, òa khóc nức nở, vỡ òa cảm xúc. Thu mình trong lòng mẹ để cảm nhận tình yêu thương, hơi ấm. Em nhận ra mẹ không tiều tụy như lời người cô kể mà vẫn tươi đẹp như thuở sung túc. Lời người cô văng vẳng bên tai nhưng nhanh chóng tan biến chỉ còn lại tình yêu thương và cảm xúc hạnh phúc. → Tình mẫu tử thiêng liêng là động lực giúp Hồng vượt qua tất cả những nỗi đau. 3. Kết bài Khái quát lại nhân vật bé Hồng và nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.