Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 3 (Có đáp án)

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng
Nếu là hoa tôi sẽ làm một đóa hướng dương
Nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm
Là người tôi sẽ chết cho quê hương.
Là chim tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền
Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm
Cùng muôn trái tim ngất say hòa bình…
(Trích: Tự nguyện- Nhạc và lời : Trương Quốc Khánh)
Câu 1 (1đ): Nếu được trở thành những thứ khác, tác giả muốn trở thành gì?
Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 3 (2đ): Viết đoạn văn nêu bài học mà em rút ra từ đoạn thơ trên
pdf 3 trang Ánh Mai 28/02/2023 2960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_de.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 3 (Có đáp án)

  1. Đề thi giữa học kì 1 năm 2021 môn Văn 8 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi: Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng Nếu là hoa tôi sẽ làm một đóa hướng dương Nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm Là người tôi sẽ chết cho quê hương. Là chim tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm Cùng muôn trái tim ngất say hòa bình (Trích: Tự nguyện- Nhạc và lời : Trương Quốc Khánh) Câu 1 (1đ): Nếu được trở thành những thứ khác, tác giả muốn trở thành gì? Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Câu 3 (2đ): Viết đoạn văn nêu bài học mà em rút ra từ đoạn thơ trên. II. Làm văn (6đ): Cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Hướng dẫn giải Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 8 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Câu 1 (1đ): Tác giả muốn trở thành: chim bồ câu trắng, đóa hoa hướng dương, vầng mây ấm. Câu 2 (1đ):
  2. Nội dung chính của văn bản: Thể hiện những khát vọng về lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên: Sống ngay thẳng, vượt qua khó khăn gian khổ, cống hiến, hi sinh vì hòa bình, vì độc lập dân tộc. Câu 3 (2đ): - Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào những gợi ý sau: Bài học được rút ra từ đoạn văn: Khát vọng sống cao đẹp, nguyện dâng hiến, hi sinh bản thân vì quê hương, đất nước. Bàn luận: Tuổi trẻ ngày nay tiếp bước lí tưởng sống cao đẹp của cha anh, ra sức học tập, rèn luyện bản thân, đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Cần nhận thức được tính thôi thúc trong lời câu hát: Hãy sống vì Tổ Quốc. Từ đó rút ra những bài học hành động phù hợp cho bản thân. II. Làm văn (6đ): Dàn ý Cảm nhận về nhân vật chị Dậu 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố, đoạn trích Tức nước vỡ bờ và nhân vật chị Dậu. 2. Thân bài a. Bối cảnh Không khí căng thẳng, nhộn nhịp của những ngày thu sưu thuế. Hoàn cảnh gia đình: nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh”, phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp sưu cho chồng và cho người em chồng đã mất. Không đủ tiền nộp, chồng bị đánh ngất ở ngoài đình. Hành động của chị Dậu: bán cái Tí - đứa con gái đầu lòng mới 7 tuổi cho nhà Nghị Quế để lấy tiền nộp sưu và chăm sóc người chồng bị đánh.
  3. Người vợ đảm đang, yêu thương chồng hết mực, chấp nhận bán đứa con gái của mình để cứu chồng → nỗi đau thương day dứt của chị nhưng chị không làm gì khác được. b. Cuộc vùng dậy của người đàn bà Bối cảnh: chị Dậu chăm sóc chồng bị thương nặng, người nhà lí trưởng ùa tới đòi bắt chồng đi đánh dù anh mới bị chúng đánh bị thương nặng từ hôm qua vì thiếu sưu của người em chồng đã mất. Hành động của chị Dậu: ban đầu nói năng nhỏ nhẹ, van xin chúng đừng đánh, đừng bắt chồng mình đi. Nhưng bọn chúng vẫn hống hách và còn có thái độ nặng nề hơn, chị không thể chịu được sự hống hách, hách dịch của bọn cai lệ nên đã đánh trả chúng. → Những hành động bộc phát vì quá sức chịu đựng vừa thể hiện tình yêu thương sâu sắc dành cho chồng, vừa tố cáo tội ác của xã hội phong kiến. 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm