Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 5 (Có đáp án)

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng
thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều là cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng
lớn. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội.
Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng
suốt và sống có lý tưởng. Mọi khó khăn là điềm báo tạo cơ hội.
Câu 1 (1đ): Theo tác giả, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là gì? Các yếu tố tạo nên cơ
hội là gì?
Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 3 (2đ): Từ nội dung của đoạn văn, hãy nêu bài học mà em rút ra được để hoàn
thiện mình.
pdf 3 trang Ánh Mai 28/02/2023 3420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_de.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 5 (Có đáp án)

  1. Đề thi giữa học kì 1 năm 2021 môn Văn 8 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi: Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều là cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Mọi khó khăn là điềm báo tạo cơ hội. Câu 1 (1đ): Theo tác giả, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là gì? Các yếu tố tạo nên cơ hội là gì? Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. Câu 3 (2đ): Từ nội dung của đoạn văn, hãy nêu bài học mà em rút ra được để hoàn thiện mình. II. Làm văn (6đ): Nêu cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc. Hướng dẫn giải Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 8 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Câu 1 (1đ): Kẻ thù lớn nhất của chúng ta là sự lười biếng. Các yếu tố tạo nên cơ hội là không lười biếng và phải dũng cảm. Câu 2 (1đ): Nội dung chính của đoạn văn: nêu ra những tác hại của việc lười biếng, thuyết phục con người nên dũng cảm, không lười biếng để tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn.
  2. Câu 3 (2đ): Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau: - Nêu ra tác hại của sự lười biếng đối với bản thân. - Tại sao chúng ta không nên lười biếng và phải dũng cảm. - Bản thân em đã, đang và sẽ làm gì để có thể nắm bắt được mọi cơ hội. II. Làm văn (6đ): Dàn ý nêu cảm nhận về nhân vật Lão Hạc 1. Mở bài Giới thiệu về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc. 2. Thân bài Lão Hạc là người cha yêu thương con (qua chi tiết tâm trạng của lão khi con đi đồn điền cao su, lúc lão nhận được thư của con, cực điểm là cái chết của lão) Lão Hạc là một người có lòng nhân hậu (qua chi tiết lão đối xử với con chó Vàng, tâm trạng của lão khi lão bán chó) Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng (lão không nhận bất kỳ sự giúp đỡ nào của ông giáo, trước khi tự tử đã gửi lại ông giáo chút tiền để lo ma chay) → khái quát lại cuộc đời và số phận của lão hạc (Lão hạc là một người dân nghèo nhưng tốt bụng, có lòng nhân hậu, tự trọng và yêu thương con. Thế nhưng cuộc đời của lão Hạc vô cùng đau khổ, bế tắc, không có lối thoát, cuối cùng phải chọn 1 kết thúc đau khổ) Số phận của lão hạc cũng là số phận của biết bao người nông dân khác trong xã hội phong kiến đương thời. Thông qua đó tác giả muốn tố cáo xã hội phong kiến bất công, thối nán, vì tiền
  3. 3. Kết bài Khẳng định lại vấn đề, nêu cảm nghĩ của bản thân về nhân vật lão Hạc.