Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trần Quang Khải (Có đáp án)
ĐỀ THI SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra
mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi
sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng vì
bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung
túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp
đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng
xinh xắn nhai trầu lúc đó phả ra thơm tho lạ thường.”
Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1đ): Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả như thế nào?
Câu 3 (1,5đ): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử.
II. LÀM VĂN (6 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về bài "Ông đồ
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra
mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi
sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng vì
bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung
túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp
đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng
xinh xắn nhai trầu lúc đó phả ra thơm tho lạ thường.”
Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1đ): Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả như thế nào?
Câu 3 (1,5đ): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử.
II. LÀM VĂN (6 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về bài "Ông đồ
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trần Quang Khải (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf
Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trần Quang Khải (Có đáp án)
- ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021 - 2022 TRẦN QUANG KHẢI Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Hai kiểu áo Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi: - Xin quan lớn cho biết người may chiếc áo này để tiếp ai ạ? Quan lớn ngạc nhiên: - Nhà ngươi biết để làm gì? Người thợ may đáp: - Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại. Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo: - Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu. (Theo Trương Chính - Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam) Câu 1 (0,5đ): Nhân vật trong câu chuyện trên là ai? Họ đối thoại với nhau về vấn đề gì? Câu 2 (0,5đ): Vị quan là người thế nào? Câu 3 (1đ): Tiếng cười trong câu chuyện được bộc phát thế nào? Câu 4 (2đ): Qua câu chuyện, anh/chị hiểu thêm điều gì về con người trong xã hội bấy giờ? II. LÀM VĂN (6 điểm): Cảm nhận về bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh. HẾT
- ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU Câu 1 (0,5đ): Nhân vật trong câu chuyện trên: viên quan và người thợ may. Nội dung cuộc đối thoại: về vấn đề viên quan muốn may một cái áo thật sang để tiếp khách. Câu 2 (0,5đ): Thái độ của người nhà giàu: khinh bỉ, coi thường, xua đuổi người ăn xin và cho rằng họ chỉ thuộc về nơi địa ngục. Vị quan là người luồn cúi, xu nịnh quan trên và hách dịch với dân đen. Câu 3 (1đ): Tiếng cười không được bộc phát khi độc giả đọc xong câu chuyện mà nó được bộc phát khi chúng ta suy ngẫm về nội dung sâu cay của câu chuyện đó. Câu 4 (2đ): Những điều nhận ra về con người trong xã hội bấy giờ qua câu chuyện: một số quan lại luôn tìm cách xu nịnh, luồn lách để được thăng tiến, vơ vét của cải của dân lành về làm giàu cho mình và thói khinh bỉ, bắt nạt, coi thường những người dân đen nghèo khổ. II. LÀM VĂN Dàn ý Cảm nhận về bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. 2. Thân bài Câu 1: hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn lúc ở trong tù của Bác Hồ. Với tâm hồn thi sĩ như Bác thì một chút hoa và rượu là nguồn cảm hứng tuyệt vời để thi sĩ sáng tác nên cảnh thiếu thốn về vật chất này như một nỗi cực hình đối với nhà thơ. Câu 2: trước cảnh thiếu thốn ở trong tù như thế nhưng cảnh đẹp giữa đêm khuya vắng vẻ đã làm tâm hồn Bác cũng phải xao xuyến khó mà hững hờ. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu 3 + 4: Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng. Trăng được nhân hóa như một người
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai bạn tri âm, tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Hai câu thơ được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ. → Bài thơ mang đến cho chúng ta cái nhìn, cách cảm về một góc độ khác của chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh sự thông minh, trí tuệ giúp nước nhà giành độc lập, Bác còn là một thi sĩ có tâm hồn bay bổng, hòa mình cùng với thiên nhiên, với cảnh đẹp dù trong hoàn cảnh éo le nhất. 3. Kết bài Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm. ĐỀ THI SỐ 2 I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng vì bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu lúc đó phả ra thơm tho lạ thường.” Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1đ): Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả như thế nào? Câu 3 (1,5đ): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử. II. LÀM VĂN (6 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về bài "Ông đồ" HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC - HIỂU Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên trích từ văn bản Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng. Câu 2 (1đ): Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả: không còm cõi xơ xác quá như lời người cô nói. Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
- Câu 3 (1,5đ): Cảm nghĩ về tình mẫu tử: học sinh tự nêu những cảm nhận của mình bằng đoạn văn ngắn. II. LÀM VĂN Dàn ý Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về bài thơ Ông đồ Mở đoạn: giới thiệu tác giả Vũ Đình Liên, bài thơ Ông đồ (Vì viết đoạn văn nên học sinh lưu ý viết mở đoạn ngắn gọn). Khái quát nội dung bài thơ: bài thơ kể về câu chuyện ông đồ những năm tháng ngày xưa được xã hội và mọi người tôn trọng, kính mến, mỗi năm tết đến xuân về lại bày mực viết chữ với đường nét đẹp đẽ. Nhưng càng ngày khi xã hội càng phát triển, con người lãng quên đi ông và không còn tôn vinh tục xin chữ nữa, ông đồ bơ vơ giữa đất trời lúc xuân về. Nêu cảm nghĩ về bài thơ qua nội dung: bài thơ nói về tục cho chữ trong bản sắc văn hóa dân gian, vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta nhưng đang bị con người lãng quên và mai một đi. Sự mai một này là niềm tiếc nuối cho bao thế hệ con người không chỉ lúc đấy mà còn đến cả thế hệ sau này. Bài học rút ra: hãy biết bảo vệ những tục lệ truyền thống tốt đẹp của đồng bào, dân tộc ta để dù cho đất nước, xã hội có phát triển thế nào cũng không bị mai một đi và con cháu thời sau cũng luôn nhớ về, biết đến những truyền thống đó. Kết đoạn: khái quát lại tầm quan trọng của các truyền thống văn hóa đồng thời liên hệ đến trách nhiệm của bản thân: bài thơ đã cho chúng ta cái nhìn chân thực về một khía cạnh văn hóa trong đời sống. Từ đây, mỗi chúng ta cần tự nhìn nhận lại trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và đưa đất nước phát triển tích cực hơn. ĐỀ THI SỐ 3 I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hoá ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng, Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chăm chỉ và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không? (Theo Báo mới.com; 26/03/2016) Câu 1: Em hãy chỉ ra một câu nghi vấn trong đoạn trích trên và nêu chức năng của câu nghi vấn đó? (1 đ)
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 2: Thông điệp mà người viết muốn gửi đến người đọc qua đoạn trích trên là gì? (1 đ) Câu 3: Từ nội dung của đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn (7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa. ( 2đ) II. LÀM VĂN Đọc sách là công việc bổ ích và lý thú. Đọc sách làm cuộc sống của mình phong phú hơn, đẹp hơn. Vì thế M. Go-rơ-ki có câu: “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về câu nói trên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 I. PHẦN ĐỌC – HIỂU Câu 1: Em hãy chỉ ra một câu nghi vấn: (0,5đ) “Bạn đã dành thời gian cho những việc gì?” HOẶC “Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không?” Nêu chức năng của câu nghi vấn: Hỏi ( 0,5 đ) Câu 2: Thông điệp mà người viết muốn gửi đến người đọc qua đoạn trích trên là: Đừng để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa, nhất là tuổi trẻ. (1 đ) Câu 3: Từ nội dung của đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn (7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa. ( 2đ) a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn.(0,25đ) b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.(0,25đ) c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn.(1,25đ) -Tuổi trẻ là tuổi thanh xuân, là quãng đời đẹp đẽ, có ý nghĩa nhất của đời người. Song thời gian là một dòng chảy thẳng, tuổi trẻ sẽ dần qua đi. Mặt khác, ở độ tuổi này, chúng ta dễ mắc phải cám dỗ cuộc đời. (0,5đ) -Vậy phải làm gì để tuổi trẻ có ý nghĩa? (0,5đ) + Trau dồi kiến thức, hiểu biết. +Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, sống có ước mơ. +Dành thời gian quan tâm đến bản thân, đến gia đình, đến những người thân yêu. -Phê phán những người sống uổng phí tuổi trẻ và rút ra bài học cho bản thân.(0,25đ) d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp.(0,25đ) II. LÀM VĂN
- Tiêu chí về nội dung các phần bài viết ( 5đ) I. Mở bài: (0,5đ) Mức tối đa: HS dẫn dắt vấn đề, trích đề, chuyển ý mạch lạc. Mức chưa tối đa :HS giới thiệu thiếu ½ ý ở mức tối đa. (0,25đ) Mức không đạt: lạc đề, không đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận. (0đ) II.Thân bài: -Mức tối đa( 4đ) + Giải thích: Sách là gì? Kiến thức? Con đường sống? ( 0,5đ) +Tại sao nói sách là nguồn kiến thức? Dẫn chứng? ( 1đ) +Tại sao nói kiến thức là con đường sống? Dẫn chứng? ( 1đ) + Chúng ta yêu sách như thế nào? (0,5đ) -Mức chưa tối đa: GV căn cứ các tiêu chí trên để xem xét đánh giá. -Mức không đạt: (0đ) lạc đề, không đảm bảo các yêu cầu trên. III.Kết bài: (0,5đ) -Mức tối đa: +Khẳng định giá trị của sách. +Liên hệ bản thân. -Mức chưa tối đa: (0,25đ) HS thực hiện ½ mức tối đa. -Mức không đạt(0đ) lạc đề. * Tiêu chí khác : ( 1đ) - Hình thức (0,5đ) + Mức tối đa: HS viết bài nghị luận có bố cục chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, có thể mắc một ít lỗi chính tả. + Mức không đạt: Chưa hoàn thiện bố cục bài văn, thân bài tách ý chưa hợp lý, lập luận chưa chặt chẽ,