Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề số 2 (Có đáp án)

Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

(Khi con tu hú - Tố Hữu, SGK Ngữ văn 8 tập II, tr 19, NXBGD năm 2007)

Câu 1 (1 điểm): Bài thơ có đoạn thơ trên được nhà thơ Tố Hữu sáng tác trong hoàn cảnh nào? Thuộc thể thơ gì?

Câu 2 (1.5 điểm): Câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì? Vì sao?

doc 3 trang Ánh Mai 23/02/2023 6380
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề số 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_de.doc

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề số 2 (Có đáp án)

  1. Đề thi Giữa học kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: phút (Đề thi số 2) Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Khi con tu hú - Tố Hữu, SGK Ngữ văn 8 tập II, tr 19, NXBGD năm 2007) Câu 1 (1 điểm): Bài thơ có đoạn thơ trên được nhà thơ Tố Hữu sáng tác trong hoàn cảnh nào? Thuộc thể thơ gì? Câu 2 (1.5 điểm): Câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 3 (1.5 điểm): Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ viết “Khi con tu hú gọi bầy”, kết thúc bài thơ là “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”, theo em việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì? Phần II: Làm văn (6,0 điểm) Ninh Bình quê hương em là “một miền non nước, một miền thơ”, có biết bao danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đặc sắc, hấp dẫn. Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch nhỏ tuổi, em hãy giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương. Đáp án và Hướng dẫn làm bài Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm) Câu 1:
  2. - Sáng tác trong hoàn cảnh: vào tháng 7/1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế) khi tác giả bị bắt giam vào đây chưa lâu. - Thể thơ lục bát. Câu 2: - Kiểu câu cảm thán. - Vì: + Có từ ngữ cảm thán “ôi”, cuối câu kết thúc bằng dấu chấm than. + Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhân vật trữ tình: đau khổ, ngột ngạt cao độ và niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống tự do. Câu 3: Việc lặp lại tiếng chim tu hú có ý nghĩa: - Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lý; giám khảo tham khảo những gợi ý sau để đánh giá câu trả lời: - Tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ. - Nhấn mạnh tiếng chim tu hú là tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với người tù cách mạng Tố Hữu. - Tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ là tiếng kêu khắc khoải, hối thúc, giục giã như thiêu đốt lòng người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi khiến cho người tù cảm thấy hết sức đau khổ, ngột ngạt, khao khát thoát khỏi cuộc sống giam cầm về với tự do, với đồng đội. Đây là tiếng gọi của tự do Phần II: Làm văn (6,0 điểm) *Lưu ý: - Học sinh trình bày đủ ý, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, thể hiện hiểu biết sâu sắc, chính xác về đối tượng thuyết minh, có lời giới thiệu về vai trò của bản thân: hướng dẫn viên du lịch: cho điểm tối đa mỗi ý. - Giới thiệu được về đối tượng thuyết minh nhưng thiếu ý; kiến thức về đối tượng thuyết minh còn chung chung, thiếu chính xác; bài thuyết minh không sinh động, không thể hiện được vai trò là hướng dẫn viên du lịch: giám khảo căn cứ vào yêu cầu và thực tế bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp. * Yêu cầu chung:
  3. - Về kiến thức: cung cấp kiến thức chính xác, khách quan, hữu ích về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương Ninh Bình. Đề có tính chất mở để học sinh tự lựa chọn đối tượng thuyết minh mà mình yêu thích và am hiểu nhất để giới thiệu. - Về kỹ năng: + Bố cục bài hoàn chỉnh có mở bài, thân bài, kết bài. + Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. + Trình bày rõ ràng, biết sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp và kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm. *Yêu cầu cụ thể: - Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương Ninh Bình. - Thân bài: Học sinh thuyết minh theo các ý chính sau: + Về vị trí địa lý, diện tích hoặc hoàn cảnh ra đời (nếu là di tích lịch sử). + Giới thiệu cụ thể về di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh theo trình tự hợp lý (từ bao quát đến cụ thể hoặc thiên nhiên, con người, kiến trúc hoặc các loài động vật, thực vật, cảnh quan khác). + Vai trò, ý nghĩa của di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh đối với cuộc sống con người, đối với việc phát triển ngành du lịch của quê hương. - Kết bài: Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.