Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đặng Trần Côn (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới: 
Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá 
chép con bèn bơi lại gần và hỏi: 
– Bạn cua ơi, bạn làm sao thế? 
Cua trả lời: 
– Tớ đang lột xác bạn à. 
– Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế? 
– Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con 
ạ. 
– À, bây giờ thì tớ đã hiểu. 
(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009) 
a. Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích trên. (1.0 điểm) 
b. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau đây: “Cá chép con dạo chơi trong hồ nước”. (1.5 điểm) 
c. Theo câu chuyện, vì sao cua phải lột xác? Từ đó liên hệ đến con người, để trưởng thành, theo em cần 
phải làm gì? (Em hãy trả lời bằng vài câu văn) (1.5 điểm)
pdf 12 trang Ánh Mai 23/02/2023 2520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đặng Trần Côn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đặng Trần Côn (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐẶNG TRẦN CÔN Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới: Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi: – Bạn cua ơi, bạn làm sao thế? Cua trả lời: – Tớ đang lột xác bạn à. – Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế? – Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ. – À, bây giờ thì tớ đã hiểu. (Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009) a. Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích trên. (1.0 điểm) b. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau đây: “Cá chép con dạo chơi trong hồ nước”. (1.5 điểm) c. Theo câu chuyện, vì sao cua phải lột xác? Từ đó liên hệ đến con người, để trưởng thành, theo em cần phải làm gì? (Em hãy trả lời bằng vài câu văn) (1.5 điểm) II. LÀM VĂN (6 điểm) Con hãy yêu thương tất cả mọi người chung quanh mình và tận tình giúp đỡ họ khi mình có thể làm được. Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục. Con hãy luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng hãy giúp đỡ một cách kín đáo đừng khoe cho mọi người biết, khi chúng ta tự hào về lòng tốt của mình thì tình nhân ái chân thật đã biến mất mà niềm kiêu hãnh đã chiếm chỗ. (Việt Quang – Trở lại thiên đường) Từ nội dung gợi dẫn trên, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống. HẾT
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm) Câu 1. a. *Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích và rút ra nội dung. *Cách giải: - Nội dung: Câu chuyện nhấn mạnh đến cách thức mà cua con “lớn lên và trưởng thành” – đó là “lột xác” từ đó hướng con người đến giá trị đích thực trong cuộc đời đó là muốn trưởng thành phải đương đầu với những khó khăn, thử thách. b. *Phương pháp: Căn cứ vào 4 kiểu câu theo mục đích nói đã học (trần thuật, cảm thán, nghi vấn, cầu khiến). *Cách giải: - Kiểu câu: trần thuật. - Chức năng: thông báo về hoạt động của sự vật cá chép con. c. *Phương pháp: Căn cứ vào nội dung câu chuyện. *Cách giải: - Cua phải lột xác để lớn lên. Dù quá trình lột xác rất đau đớn và thường gặp nguy hiểm nữa. Tuy nhiên, loài cua không thể lớn lên mà không lột xác. - Liên hệ đến con người: + Sự sống là một sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu. Con người cần nhận thức được quy luật của sự phát triển ấy để thích ứng và làm chủ bản thân trong những thử thách và chông gai trên đường đời. + Mỗi cá nhân đều cần lột xác để trưởng thành, từ đó thúc đẩy sự phát triển đi lên của xã hội. + Con người cần biết dũng cảm đương đầu với khó khăn, trong phong ba bão táp, con người sẽ trưởng thành rất nhanh chóng và đạt đến những thành công trên đường đời. Câu 2. *Phương pháp:
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận xã *Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: I. Mở bài - Nêu vấn đề cần nghị luận: tình yêu thương trong cuộc sống được gợi dẫn từ câu chuyện trên. II. Thân bài 1. Giải thích - Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết. 2. Bàn luận a) Biểu hiện của tình yêu thương: - Trong gia đình: + Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ + Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người + Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tình yêu thương của mình đối với ba mẹ + Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh em với nhau. - Trong xã hội: Câu chuyện trên như lời dạy tâm huyết của chúng ta về tình yêu thương đối với đồng loại. + Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa + Tình thương dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh. + Quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình. + Lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con người.
  4. b) Ý nghĩa của tình yêu thương: - Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh. - Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn; - Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa. 3. Phản đề: Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai. 4. Bài học nhận thức và hành động - Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống - Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời. III. Kết bài: - Tổng kết, khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là lẽ sống của mỗi người - Mỗi người chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau, yêu thương đồng loại. ĐỀ THI SỐ 2 Câu 1: (4 .0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới: Nhà gác đơn sơ một góc vườn Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn. (Thăm cõi Bác xưa – Tố Hữu) a. Đoạn thơ trên gợi cho em nhớ đến bài thơ nào mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cũng nói về nếp sinh hoạt của Bác? Tác giả là ai? (1 điểm) b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (1 điểm) c. Đặt một câu cảm thán bày tỏ tình cảm của em đối với Bác Hồ. (1.0 điểm) d. Từ nội dung đoạn thơ trên, bản thân em sẽ làm gì để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Nêu 2 hành động cụ thể). (1.0 điểm)
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 2: (6 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 Câu 1. a. *Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thơ. *Cách giải: - Bài thơ gợi em nhớ tới bài thơ: Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh. b. *Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thơ và đưa ra nội dung chính. *Cách giải: - Nội dung: đoạn thơ nói về nếp sống thanh bạch, giản dị của Bác với những đồ dùng đơn sơ, mộc mạc trong căn nhà sàn nhỏ. c. *Phương pháp: Căn cứ vào bài học “Câu cảm thán”. *Cách giải: Gợi ý: - Bác đã ra đi hơn nửa thế kỉ rồi mà con dân Việt Nam vẫn nhớ Bác xiết bao! d. *Phương pháp: Căn cứ vào những lời dạy học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. *Cách giải: Gợi ý: Để làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta cần: - Ra sức học tập và tu dưỡng đạo đức ngay từ bây giờ. - Nhân ái, vị tha, khoan dung và luôn sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Câu 2.
  6. *Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận xã *Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: I. Mở bài - Dẫn dắt, nêu khái quát về vấn đề học vẹt và học tủ trong xã hội ngày nay. - Sơ lược nhận định, ý kiến của em về vấn đề này. II. Thân bài 1. Giải thích - Học tủ: Chỉ học một hoặc một vài phần trong số những kiến thức, bài học cần thiết. - Học vẹt: Học thuộc vanh vách câu từ nhưng không hiểu ý nghĩa bài học. - Học tủ, học vẹt là cách học sai lầm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng học tập. 2. Thực trạng: - Cách học trở nên phổ biến, tràn lan, ít được quan tâm, kiểm soát, (dẫn chứng một số ví dụ cụ thể). 3. Nguyên nhân dẫn đến học vẹt, học tủ: - Tinh thần tự giác học tập của học sinh chưa cao (lười học bài, chờ may rủi nên chỉ học một phần). - Học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc lí giải và vận dụng kiến thức. - Nhiều trường hợp giáo viên nhồi nhét kiến thức, không tóm gọn trọng tâm bài học, cho ghi chép tràn lan khiến học sinh khó có thể vừa học thuộc vừa lí giải kĩ, tạo cảm giác mệt mỏi, chán học.
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Việc rèn luyện, thực hành, ứng dụng thực tế trong nhà trường chưa được chú trọng khiến học sinh không có cơ hội kiểm chứng kiến thức, tiếp thu kiến thức thụ động, khó làm chủ kiến thức. 4. Tác hại - Học sinh mất hứng thú với việc học, dễ chán nản. - Không làm chủ được kiến thức, không ứng dụng được kiến thức vào thực tế khiến việc học mất đi ý nghĩa của nó. - Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống. - Hiệu quả làm việc trong tương lai không lí tưởng. - Xã hội ngày càng kém phát triển. 5. Biện pháp khắc phục: - Tuyên truyền giúp học sinh cần nâng cao ý thức, điều chỉnh thái độ trong học tập và tiếp cận kiến thức. - Học sinh xác định rõ mục tiêu học tập để có phương pháp học phù hợp. - Cải cách, điều chỉnh phương thức giảng dạy kiến thức trong nhà trường (tăng số lượng và hiệu quả các tiết thực hành, tóm gọn kiến thức trọng tâm tránh cho học sinh ghi chép thừa quá nhiều, làm sinh động bài giảng, ). III. Kết bài Khẳng định lại quan điểm, ý kiến về vấn đề học tủ, học vẹt. Bàn luận mở rộng vấn đề. ĐỀ THI SỐ 3 Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang.” (Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh) Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ.
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 3. Câu thơ “Cuộc đời cách mạng thật là sang.” thuộc kiểu câu gì? Câu 4. Nêu nội dung chính của bài thơ. Phần II. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần lạc quan. Câu 2. (5.0 điểm) Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (Ngữ văn 8, tập II, SGK), hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 Phần I Câu 1. *Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm Tức cảnh Pác Bó *Cách giải: - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt. Câu 2. *Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ) *Cách giải: - Phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên: biểu cảm, miêu tả, tự sự. Câu 3. *Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm Tức cảnh Pác Bó *Cách giải: Cách thực hiện hành động nói của các câu trên: - Câu (2): Hỏi. - Câu (4): Khuyên bảo.
  9. Câu 4. *Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm Tức cảnh Pác Bó *Cách giải: - Nội dung chính: Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hào hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn nên dù trong gian khổ, người vẫn cảm thấy vui. Phần II Câu 1. *Phương pháp: - Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, tổng hợp để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội. *Cách giải: - Về kĩ năng: + Viết đoạn văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. + Đoạn văn đáp ứng hình thức, lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt. - Về kiến thức: Có thể tham khảo một số ý sau: + Giới thiệu vấn đề nghị luận: tinh thần lạc quan. + Giải thích: Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra + Ý nghĩa của tinh thần lạc quan: ./ Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người ./ Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn ./ Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống ./ Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc + Dẫn chứng: ./ Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng. ./ Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống. ./ Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình.
  10. ./ Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gi xảy ra. + Liên hệ và bài học: luôn lạc quan, mạnh mẽ đối mặt với mọi thứ để có một cuộc sống lành mạnh, chất lượng hơn. Câu 2. *Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội. *Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: I. Mở bài: - Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: mối quan hệ giữa “học” và “hành” từ tác phẩm Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. II. Thân bài 1. Giải thích a. Học là gì? - Học là lĩnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp, . - Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội. - Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả. - Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẽ phải của cuộc sống, .
  11. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Những người không có kiến thức sẽ khó tồn tại trong xã hội. b. Hành là gì? - Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống. - Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. - Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học. c. Học và hành có mối quan hệ thế nào? - Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian. - Còn hành mà không có học sẽ không có kết quả cao. 2. Lợi ích của học và hành - Hiệu quả trong học tập. - Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả. - Học sẽ không bị nhàm chán. 3. Phê phán lối học sai lầm Trong tác phẩm Bàn luận về phép học, tác giả La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cũng đã phê phán những lối học sai lầm: - Học chuộng hình thức - Học cầu danh lợi - Học theo xu hướng - Học vì ép buộc 4. Bình luận - Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn - Nêu cách học của mình - Thường xuyên vận dụng cách học này - Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này 5. Liên hệ bản thân
  12. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Bản thân sẽ thay đổi cách học theo hướng “học đi đôi với hành” để trau dồi bản thân và rèn luyện cho mình ngày một tiến bộ hơn. III. Kết bài: - Nêu cảm nghĩ của em về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. - Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả.