Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Văn Tám (Có đáp án)

Câu 2. 
Hãy xác định kiểu câu và hành động nói trong các câu sau: 
a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. 
→ Kiểu câu cầu khiến, hành động nói yêu cầu, đề nghị.(1đ) 
b. Đào tổ nông thì cho chết! 
→ Kiểu câu cám thán, hành động bộc lộ cảm xúc. (1đ) 
Câu 3. 
Chứng minh rằng trong “Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm khá hoàn chỉnh về tổ 
quốc”(3đ) 
HS nêu lên được quan niệm của Nguyễn Trãi về đất nước: 
+ Có nền văn hiến lâu đời (0.5đ) 
+ Có cương vực lãnh thổ rõ ràng, phân chia biên giới với các quốc gia khác (0.5đ) 
+ Có phong tục, tập quán, lối sống riêng (0.5đ) 
+ Có truyền thống lịch sử với các triều đại hoàng đế (0.5đ) 
+ Có nhân tài, hào kiệt (0.5đ) 
→ Quan niệm khá toàn diện và sâu sắc (0.5đ)
pdf 8 trang Ánh Mai 23/02/2023 3160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Văn Tám (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Văn Tám (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1. Viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ (2đ) Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang. (Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh) Câu 2. Hãy xác định kiểu câu và hành động nói trong các câu sau: (3đ) a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. b. Đào tổ nông thì cho chết! Câu 3. Chứng minh rằng trong “Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm khá hoàn chỉnh về tổ quốc ”(5đ) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1. Viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ: Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang. (Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh) - Thể hiện cốt cách chiến sĩ cách mạng trong tâm hồn của vị khách lâm tuyền hòa mình vào thiên nhiên (0.5đ) - Dù cuộc sống kháng chiến còn gian khổ thiếu thốn, bàn đá chông chênh gợi sự hông vững vàng nhưng bác vẫn một lòng hướng về cách mạng với nhiệm vụ cao cả dịch sử Đảng. → Nghệ thuật đối, thể hiện bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh: lạc quan, ung dung, tầm vóc lớn lao (0.5đ)
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Cuộc đời cách mạng thật là sang. Câu kết dí dỏm. Cuộc đời cách mạng hi sinh gian khổ nhưng Bác lại thấy sang bởi: + Bác được sống hòa cùng thiên nhiên. + Bác được trở về hoạt động cách mạng sau bao nhiêu năm bôn ba xứ người + Mục đích làm cách mạng cao đẹp: cứu nước, cứu dân. Câu 2. Hãy xác định kiểu câu và hành động nói trong các câu sau: a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. → Kiểu câu cầu khiến, hành động nói yêu cầu, đề nghị.(1đ) b. Đào tổ nông thì cho chết! → Kiểu câu cám thán, hành động bộc lộ cảm xúc. (1đ) Câu 3. Chứng minh rằng trong “Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm khá hoàn chỉnh về tổ quốc”(3đ) HS nêu lên được quan niệm của Nguyễn Trãi về đất nước: + Có nền văn hiến lâu đời (0.5đ) + Có cương vực lãnh thổ rõ ràng, phân chia biên giới với các quốc gia khác (0.5đ) + Có phong tục, tập quán, lối sống riêng (0.5đ) + Có truyền thống lịch sử với các triều đại hoàng đế (0.5đ) + Có nhân tài, hào kiệt (0.5đ) → Quan niệm khá toàn diện và sâu sắc (0.5đ) ĐỀ SỐ 2 Câu 1. Phân tích và chỉ ra tác dụng của trật tự từ được sử dụng trong câu sau: Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. (1đ) Câu 2. Xác định kiểu câu và hành động nói được sử dụng trong câu sau: - Khốn nạn Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! (2đ) Câu 3. Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
  3. “Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ” (Quê hương – Tế Hanh) a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài. (3đ) b. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (4đ) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1. Phân tích và chỉ ra tác dụng của trật tự từ được sử dụng trong câu sau: Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. → Trật tự từ của các thời đại trong câu: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. (0.5đ) → Thể hiện thứ tự thời gian lịch sử. thời đại nào xuất hiện trước nêu trước, thời đại xuất hiện sau nêu sau.(0.5đ) Câu 2. Xác định kiểu câu và hành động nói được sử dụng trong câu sau: - Khốn nạn Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! → Kiểu câu cảm thán. (0.5đ) → Hành động bộc lộ cảm xúc. (0.5đ) Câu 3. Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ” (Quê hương - Tế Hanh) a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài. Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. b. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (4đ) HS viết được đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu, nêu được các nội dung cơ bản sau: - Đoạn thơ diễn tả cảnh thuyền cá trở về trong náo nức, ồn ào, tấp nập. (1đ) - Lời cảm tạ chân thành của người dân biển hồn hậu với đất trời đã đem đến cho họ sự bình yên, no ấm. (1đ) - Vẻ đẹp của người dân làng chài dẻo dai, kiên cường, từng trải, phong trần, mang trong mình vị mặn mòi của biển cả bao la. Những đứa con của biển cả được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn, phi thường, kì diệu. (1đ) - Con thuyền nhờ thủ pháp nhân hóa hiện lên sinh động. Nó cũng biết nghỉ ngơi thư giản sau những ngày lao mình trên biển đương đầu sóng gió. Nó đã đóng góp công sức không nhỏ tạo nên thành quả lao động cho người dân. Hình ảnh con thuyền như con người, có suy tư, cảm xúc, chất muối vào từng thớ mình để dạn dày, từng trải. (1đ) → Sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ. ĐỀ SỐ 3 Câu 1. Chép lại phiên âm, dịch thơ của bài Ngắm trăng và nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó. (3đ) Câu 2. Viết một đoạn văn từ 10 – 15 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ. (7đ) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1. Chép lại phiên âm, dịch thơ của bài Ngắm trăng (1đ) - Phiên âm: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. - Dịch thơ: Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa số, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. - Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: + Giá trị nội dung: tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của Bác giữa chốn ngục tù khó khăn, gian khổ (1đ) + Giá trị nghệ thuật: bài thơ tứ tuyệt giản dị nhưng hàm súc. Vừa mang màu sắc cổ điển vừa có tinh thần hiện đại. (1đ) Câu 2. HS viết một đoạn văn từ 10 – 15 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ. Có thể viết theo những gợi ý dưới đây: - Là vị dũng tướng có lòng yêu nước thiết tha và lòng căm thù giặc sâu sắc (1đ) + Sinh ra vào thời loạn lạc, thấy sứ giặc nghênh ngang ngoài đường , Trần Quốc Tuấn căm thù, khinh bỉ kẻ thù (thú vật hóa hình ảnh kẻ thù); đồng thời đau xót trước thực tại đất nước lâm nguy, nhân dân khốn cùng khổ hạnh. (1đ) + Lòng căm thù giặc sục sôi như muốn biến thành hành động cụ thể. “Ta thường tới bữa quên ăn ta cũng vui lòng” => lời nguyện thề thiêng liêng vì đất nước. thể hiện quyết tâm sắt đá và khí phách anh hùng. (1đ) + Hình tượng người dũng tướng rõ ràng, gần gũi, nêu cao tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. (1đ) + Hình tượng tiêu biểu của lòng yêu nước và căm thù giặc nói chung của quân dân nhà Trần và nhân dân Đại Việt. (1đ) ĐỀ SỐ 4 Câu 1. Nêu cảm nghĩ của em về nội dung 2 khổ thơ sau: (4đ) “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới: Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió (Trích: Quê hương - Tế Hanh) Câu 2. Phân tích sự tiếp nối và phát triển về ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi nước Nam? (6đ) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Câu 1. Nội dung 2 khổ thơ đầu bài thơ Quê hương: - 2 câu đầu giới thiệu về quê hương ngắn gọn, tự nhiên nhưng không kém phần da diết. Đó là một làng chài ven biển với con sông Trà Bồng. (0.5đ) - 6 câu tiếp: cảnh thuyền chài ra khơi + Hình ảnh quê hương trong lao động: thiên nhiên thơ mộng, trong sáng “Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”, báo hiệu một ngày làm việc thành công. (0.5đ) + Con thuyền hăng hái ra khơi dưới bàn tay chèo lái khỏe khoắn của người dân làng chài. Biện pháp so sánh “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”, cùng các động từ phăng, vượt cho thấy hình ảnh con thuyền mạnh mẽ, dũng mãnh cùng với khí thế hăng hái, hứng khởi (0.75đ) + Cánh buồm no gió được liên tưởng so sánh độc đáo “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Cánh buồm trở thành biểu tượng của dân làng chài, mang theo hi vọng về chuyến ra khơi yên bình, nâng đỡ ngư dân trên hành trình lao động. (0.5đ) → Tâm hồn tinh tế, lòng yêu quê hương của nhà thơ (0,25đ) Câu 2. Học sinh viết dựa theo những gợi ý sau: - Kế thừa: (1đ) - Phát triển (2đ): bổ sung thêm các yếu tố khẳng định chủ quyền dân tộc:
  7. + Có nền văn hiến lâu đời + Có cương vực lãnh thổ rõ ràng, phân chia biên giới với các quốc gia khác + Có phong tục, tập quán, lối sống riêng + Có truyền thống lịch sử với các triều đại hoàng đế + Có nhân tài, hào kiệt. → Quan niệm khá toàn diện và sâu sắc ĐỀ SỐ 5 Câu 1. Viết đoạn hội thoại chủ đề tự chọn rồi xác định: - Quan hệ vai xã hội của các nhân vật tham gia giao tiếp (2đ). - Lượt lời của các nhân vật Câu 2. Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau: “- Con nhớ em quá! Hay là u hãy cho con ở nhà một đêm nay nữa, để con ngủ thêm với em, để con nói chuyện với em” (2đ) Câu 3. Viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu bàn về phương pháp học tập, trong đó có sử dụng một câu cầu khiến (hoặc câu nghi vấn). (6đ) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Câu 1. HS viết được đoạn hội thoại chủ đề tự chọn rồi xác định: - Quan hệ vai xã hội của các nhân vật tham gia giao tiếp: đoạn hội thoại có mấy nhân vật? quan hệ vai xã hội: ngang hàng, trên dưới hay thân sơ. (1đ). - Lượt lời của các nhân vật: mỗi nhân vật có những lượt lời nào? (số lượng) (1đ). Câu 2. Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau: “- Con nhớ em quá!” → Kiểu câu cảm thán, hành động bộc lộ cảm xúc (1đ) Hay là u hãy cho con ở nhà một đêm nay nữa, để con ngủ thêm với em, để con nói chuyện với em” → Kiểu câu cầu khiến, hành động yêu cầu, nài nỉ (1đ)
  8. Câu 3. Viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu bàn về phương pháp học tập, trong đó có sử dụng một câu cầu khiến (hoặc câu nghi vấn). (4đ) HS viết được đoạn văn 5 -7 câu (theo cách diễn dịch/ quy nạp/ tổng phân hợp), chủ đề phương pháp học tập. Có thể dựa vào một vài gợi ý sau: - Phương pháp học tập đúng đắn là chia khóa để chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả, nhanh chóng. (1đ) - Phương pháp học tập có thể là: học tuần tự từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp lên cao; học đi đôi với hành, vận dụng các phương pháp học tập tích cực; đa dạng hình thức học tập: học theo nhóm, tổ (1đ) - Lời khuyên cần xác định phương pháp học tập đúng đắn. (1đ) - Có sử dụng 1 câu cầu khiến (hoặc nghi vấn) (1đ)