Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Mai Hùng (Có đáp án)

Phần II 
* Phương pháp: 
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). 
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội. 
* Cách giải: 
- Yêu cầu hình thức: 
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. 
+ Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc 
lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
- Yêu cầu nội dung: 
I. Mở bài 
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn nạn học đường ở trường THCS. 
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường 
1. Thế nào là bạo lực học đường: 
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình. 
- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh. 
- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. 
- Hành vi này càng ngày càng phổ biến.
pdf 12 trang Ánh Mai 23/02/2023 9020
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Mai Hùng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Mai Hùng (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS MAI HÙNG ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 PHẦN I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (1) Một người hỏi nhà hiền triết: (2) Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên? (3) Nhà hiền triết trả lời: (4) Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên. (Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới) a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? (0.5 đ) b. Xác định các kiểu câu phân chia theo mục đích nói cho các câu trên. (1.0 đ) c. Xác định cách thực hiện hành động nói của các câu trên? (0.5 đ) d. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 8 câu) nói lên bài học rút ra từ câu chuyện trên? (1.0 đ) PHẦN II. Làm văn (7.0 điểm) Viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường hiện nay ở trường THCS. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần I a. * Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ) * Cách giải:
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên: tự sự. b. * Phương pháp: Căn cứ vào 4 kiểu câu theo mục đích nói đã học (trần thuật, cảm thán, nghi vấn, cầu khiến). * Cách giải: - Câu (1): Trần thuật. - Câu (2): Nghi vấn. - Câu (3): Trần thuật. - Câu (4): Cầu khiến. c. * Phương pháp: Căn cứ vào bài học “Hành động nói”. * Cách giải: Cách thực hiện hành động nói của các câu trên: - Câu (2): Hỏi. - Câu (4): Khuyên bảo. d. * Phương pháp: - Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, tổng hợp để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội. * Cách giải: - Về kĩ năng: + Viết bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. + Đoạn văn có lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt. - Về kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện và trình bày ý kiến một cách thuyết phục. Có thể tham khảo một số ý sau: + Ý nghĩa: Truyện giáo dục con người về thái độ sống đúng đắn qua các tình huống giả định mà con người thường gặp: cho và nhận, làm ơn và được giúp đỡ. Lời nói của nhà hiền triết có hai ý: nhắc nhở về sự biết ơn, nhận điều tốt từ người khác không thể không ghi nhớ; nhắc nhở khi làm ơn, làm điều tốt cho người khác thì phải trong sáng, vô tư, không vụ lợi. + Bàn bạc: Truyện nói rất chính xác bản chất của lòng biết ơn và làm điều tốt.
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Bài học nhận thức và hành động: hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống; sẵn sàng giúp đỡ người không may và sống với thái độ biết ơn. Phần II * Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội. * Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: I. Mở bài - Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn nạn học đường ở trường THCS. II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường 1. Thế nào là bạo lực học đường: - Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình. - Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh. - Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. - Hành vi này càng ngày càng phổ biến. 2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay: - Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác. - Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè. - Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô. - Thầy cô xúc phạm đến học sinh. - Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh. 3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa. - Chưa có sự quan tâm từ gia đình. - Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường. - Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực. - Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh. 4. Hậu quả của bạo lực học đường: a. Với người bị bạo lực: - Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất. - Làm cho gia đình họ bị đau thương. - Làm cho xã hội bất ổn. b. Với người gây ra bạo lực: - Phát triển không toàn diện. - Mọi người chê trách. - Mất hết tương lai, sự nghiệp. 5. Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường: - Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất. - Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái. - Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường. 6. Liên hệ với bản thân - Đây là một vấn nạn nhức nhối ở học đường, em sẽ tránh xa và tuyên truyền bài trừ tệ nạn ra khỏi môi trường giáo dục. III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường. - Đây là một hành vi không tốt. - Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này. ĐỀ SỐ 2 Câu 1: (4 điểm)
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Chép thuộc lòng bài thơ Đi đường của Hồ Chủ tịch (bản dịch thơ của Nam Trân). Qua bài thơ Đi đường của Bác, em có thế rút ra được gì cho bản thân? (Hãy trình bày ngắn gọn bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 dòng) Câu 2: (6 điểm) Bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Hãy viết lời giới thiệu thật ngắn gọn, đầy đủ về tác giả, tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung trên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1: 1. Chép đúng, đầy đủ, trình bày sạch đẹp bài thơ (bản dịch thơ của Nam Trân) Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao ngập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. 2. Trình bày được những cảm nhận của bản thân từ việc đi đường qua một số gợi ý sau: - Từ việc đi đường đã gợi ra chân lí đường đời: Vượt qua gian nan chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang (ý nghĩa tư tưởng sâu sắc). - Bài học về sự thành công trên đường đời: Hành trang mà con người mang theo là lòng kiên nhẫn, bền gan, vững chí để vượt qua tất cả những thử thách gian nan của cuộc đời. - Học tập được tư tưởng của Bác qua bài thơ giàu ý nghĩa. - Tự rèn luyện bản thân trên chính con đường đi của cuộc đời mình. Câu 2: a/ Thuyết minh về tác giả, tác phẩm - Thuyết minh về tác giả: + Tố Hữu (1920 - 2002), quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. + Là người giác ngộ lí tưởng Đảng từ rất sớm (khi đang học ở trường Quốc học). Tháng 4 - 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa phủ Huế.
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Ông được coi là lá cờ đầu của cuộc cách mạng và kháng chiến. Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996). - Thuyết minh về tác phẩm: + Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong nhà lao Thừa phủ, khi tác giả mới bị bắt giam, là bài thơ thể hiện đề tài về lòng yêu cuộc sống và khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày. + Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát giản dị, thiết tha, nhịp nhàng, có khả năng khơi gợi cảm xúc cao. b/ Chứng minh nội dung vấn đề - Xác định rõ luận điểm, biết giải quyết vấn đề và biết đưa dẫn chứng, phân tích dẫn chứng; lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. - Luận cứ cần trình bày rõ ràng, cụ thể, sinh động. - Trong bài viết, cần kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm thích hợp để bài viết đạt kết quả cao. * Tình yêu cuộc sống: - Ở trong lao tù nhưng tác giả vẫn cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống qua tiếng tu hú kêu. - Âm thanh ấy đã mở ra cả một không gian mùa hè trong tâm tưởng: rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, không gian khoáng đãng. - Thể hiện một trái tim nồng nàn yêu cuộc sống, mặc dù bị giam cầm trong ngục tù. * Niềm khao khát tự do: Chứng minh, lập luận bằng những luận cứ thể hiện được tâm trạng của tác giả trong hoàn cảnh ngục tù: - Bức tranh mùa hè đầy sức sống được gợi lên bằng âm thanh của tiếng tu hú kêu đã làm trỗi dậy niềm khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng. - Càng khao khát tự do, người tù càng cảm thấy ngột ngạt, bức bối, uất hận khi tiếng chim tu hú ngoài kia cứ dồn dập, tha thiết. Tiếng gọi của tự do, của tình yêu quê hương đất nước, của đồng chí, đồng đội cứ liên tiếp dai dẳng. ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (4 điểm) Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thể rồng cuộn hổ ngồi, Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chộn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” (Trích Chiếu dời đô, Ngữ văn 8, tập 2) a. Nhận biết Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? b. Thông hiểu Nội dung chính của đoạn trích là gì? c. Thông hiểu Tìm câu chủ đề của đoạn. d. Thông hiểu Chiếu là thể văn thuần mệnh lệnh, song trong đoạn trích trên sắc thái bàn bạc lại được thể hiện khá rõ. Chỉ ra câu văn thể hiện điều đó và cho biết ý nghĩa. Câu 2 (6 điểm) Hãy nói không với tệ nạn ma túy. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1: a. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận b. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: - Nội dung: Những thuận lợi của thành Đại La khi làm kinh độ và khẳng định không còn nơi nào xứng đáng hơn nữa.
  8. c. Phương pháp: phân tích Cách giải: - Câu chủ đề: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chộn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. d. Phương pháp: căn cứ bài Hành động nói Cách giải: - Câu văn: Các khanh nghĩ thế nào? - Ý nghĩa: Cách kết thúc như vậy làm tăng tính chất đối thoại, tạo nên sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với quần thần. Câu 2: 1.Mở bài - Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Ma túy là vấn đề nhức nhối của cả loài người . Nó hủy hoại sức khỏe con người và là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại tội phạm nguy hiểm . 2.Thân bài * Giải thích: Ma túy là gì?: Là loại thuốc kích thích gây hưng phấn, nó khiến con người phải phụ thuộc vào nó và trở thành nghiện. * Khẳng định,chứng minh - Với người nghiện: + Nó làm cơ thể người nghiện mệt mỏi, yếu đuối, cơ thể suy giảm mọi chức năng. Nếu thiếu thuốc có lên cơn co giật. + Không có khả năng lao động vì sức sức khỏe cơ bắp và thần kinh bị suy giảm. + Tiêu tốn nhiều tiền của vì nhu cầu thuốc ngày càng lớn trong khi người nghiện không kiếm ra tiền. + Khi không có khả năng kinh tế ,người nghiện sẽ chuyển sang chích ,làm nát mạch máu khiến sức khỏe suy giảm nhanh chóng ,nguy cơ tử vong cao. + Ma túy gắn liền với AIDS,một bệnh chết người chưa có truốc đặc trị. - Với gia đình có người nghiện:
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Kinh tế kiệt quệ vì tiêu tốn nhiều tiền của cho người nghiện + Gia đình tan vỡ hạnh phúc vì không làm ra tiền của mà còn phải chi nhiều cho việc hút hít của người nghiện. - Với xã hội: + Lực lượng lao động bị ảnh hưởng khi xã hội có nhiều người nghiện. + Kinh tế xã hội suy giảm. + Ma túy là sự bắt nguồn của nhiều loại tội phạm nguy hiểm: trộm cắp,cướp của,giết người - Với thế hệ trẻ: ma túy đặc biệt nguy hiểm vì thế hệ trẻ là tương lai của đất nước,là lực lượng lao động chính của xã hội ,là đối tượng nhạy cảm với tệ nạn xã hội ,dễ bị lôi kéo. * Liên hệ,mở rộng - Hiểu rõ tác hại và sự nguy hiểm của ma túy để phòng tránh. - Không giao du với những người nghiện ma túy. - Cảnh giác ,đề phòng với sự lôi kéo ,rủ rê của những kẻ xấu - Dứt khoát không dùng thử dù chỉ một lần . - Có lối sống lành mạnh ,học tập và rèn luyện sức khỏe để không có cơ hội cho ma túy tiếp cận . 3. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề : Vì sự nguy hiểm của ma túy nên hãy tránh loại độc dược này. Tránh xa ma túy là bạn đã góp phần làm cho xã hội ngày một tươi đẹp hơn. ĐỀ SỐ 4 Con hãy yêu thương tất cả mọi người chung quanh mình và tận tình giúp đỡ họ khi mình có thể làm được. Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục. Con hãy luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng hãy giúp đỡ một cách kín đáo đừng khoe cho mọi người biết, khi chúng ta tự hào về lòng tốt của mình thì tình nhân ái chân thật đã biến mất mà niềm kiêu hãnh đã chiếm chỗ. (Việt Quang – Trở lại thiên đường) Từ nội dung gợi dẫn trên, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
  10. I. Mở bài - Nêu vấn đề cần nghị luận: tình yêu thương trong cuộc sống được gợi dẫn từ câu chuyện trên. II. Thân bài 1. Giải thích - Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết. 2. Bàn luận a) Biểu hiện của tình yêu thương: - Trong gia đình: + Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ + Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người + Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tình yêu thương của mình đối với ba mẹ + Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh em với nhau. - Trong xã hội: Câu chuyện trên như lời dạy tâm huyết của chúng ta về tình yêu thương đối với đồng loại. + Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa + Tình thương dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh. + Quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình. + Lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con người. b) Ý nghĩa của tình yêu thương: - Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh. - Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn; - Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa. 3. Phản đề: Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai. 4. Bài học nhận thức và hành động
  11. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống - Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời. III. Kết bài: - Tổng kết, khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là lẽ sống của mỗi người - Mỗi người chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau, yêu thương đồng loại. ĐỀ SỐ 5 Câu 1: (4 điểm) Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” (Ngắm trăng – Hồ Chí Minh) Câu 2: (6 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Tế Hanh đã viết về làng quê của ông với một tình cảm trong sáng, đằm thẳm”. Qua bài thơ Quê hương em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Câu 1: a. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong câu thơ trên: - Phép tu từ nhân hoá: “trăng nhòm”, điệp từ: “ngắm”. b. Giá trị các biện pháp tư từ trong câu thơ trên: (1,5 điểm) - Nghệ thuật nhân hoá: Trăng được nhân hoá có gương mặt và ánh mắt như con người. Nhà thơ và trăng lặng lẽ nhìn nhau, cảm thông, chia sẻ mối tình tri âm tri kỉ. - Nghệ thuật điệp từ: Từ “ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời. Câu 2: a. Hình thức
  12. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Yêu cầu viết dưới dạng đoạn văn ngắn. b. Nội dung của vấn đề chứng minh Tình yêu quê hương, đất nước trong sáng và đằm thắm. - Tình yêu quê hương trong sáng được thể hiện trong cách cảm nhận, miêu tả về làng quê. - Tác giả không chỉ miêu tả những hình ảnh bên ngoài của quê hương với “cái nhìn bằng thị giác” mà còn cảm nhận được cái hồn của quê hương ẩn kín bên trong con người và cảnh vật. Đó là cái nhìn thông qua lăng kính tâm hồn. - Tình yêu quê hương của Tế Hanh còn thể hiện trong nỗi nhớ thiết tha, sâu sắc với một giọng thơ đằm thắm ngân vang. Nhớ về hình ảnh thân quen của quê hương, một quê hương cụ thể, gắn bó máu thịt với giả không thể nào lẫn lộn được. Đó là một quê hương miền biển.