Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nam Trực (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 2
Phần I (4,0 điểm ): Đọc đoạn văn sau:
“Huống gì thành Đại La , kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất ;được cái thế rồng cuộn
hổ ngồi . Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi .Địa thế rộng mà bằng ; đất
đai cao mà thoáng . Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.
Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước ;
cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”
Câu 1: Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Giải thích thế nào là “thắng địa”?
Câu 3: Viết đoạn văn (5 – 7 câu) làm sáng tỏ luận điểm “Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương
muôn đời”
Phần II ( 6 điểm ): Cho câu thơ:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội”
Câu 1: Chép tiếp 5 câu thơ để tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh ?
Phần I (4,0 điểm ): Đọc đoạn văn sau:
“Huống gì thành Đại La , kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất ;được cái thế rồng cuộn
hổ ngồi . Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi .Địa thế rộng mà bằng ; đất
đai cao mà thoáng . Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.
Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước ;
cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”
Câu 1: Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Giải thích thế nào là “thắng địa”?
Câu 3: Viết đoạn văn (5 – 7 câu) làm sáng tỏ luận điểm “Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương
muôn đời”
Phần II ( 6 điểm ): Cho câu thơ:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội”
Câu 1: Chép tiếp 5 câu thơ để tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh ?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nam Trực (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf
Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nam Trực (Có đáp án)
- ĐỀ THI GIỮA HK2 TRƯỜNG THCS NAM TRỰC MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1 (2,0 điểm). a) Kể tên các kiểu câu phân theo mục đích nói ? b) Xác định các kiểu câu phân theo mục đích nói có trong những câu dưới đây: Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống: (1) - Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? (2) Câu 2 (3,0 điểm). Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời trong càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không (SGK Ngữ Văn 8, tập 2, trang 19) a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào? b) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? c) Nêu ngắn gọn những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1: (2,0 điểm) a. HS nêu được các kiểu câu phân theo mục đích nói: câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật, câu cảm thán, câu phủ định.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai (HS nêu đúng mỗi loại câu được 0,1 điểm) (0,5đ) b. HS xác định được các kiểu câu phân theo mục đích nói có trong đoạn văn: - Câu (1): câu trần thuật - Câu (2): câu nghi vấn. (HS xác định đúng mỗi loại câu được 0,75 điểm) Câu 2. (3,0 điểm) a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ: “Khi con tu hú”. (0,5 đ) Tác giả: Tố Hữu (0,5 đ) b. Bài thơ trên được viết theo thể thơ: lục bát (0,5 đ) c. HS nêu ngắn gọn những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ: - Nghệ thuật: tả cảnh sinh động, kết hợp các động từ chỉ hoạt động, tính từ chỉ màu sắc, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu cùng phép liệt kê (0,5 đ) - Nội dung: Đoạn thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên vào hè rất tươi đẹp, sống động, tràn đầy nhựa sống: có âm thanh rộn rã, màu sắc rực rỡ, hương vị ngọt ngào, bầu trời khoáng đạt tự do trong cảm nhận của người tù – chiến sĩ. Qua đó cho thấy một tâm hồn tinh tế, trẻ trung, yêu đời của tác giả. (1đ) * Lưu ý: HS trình bày thành đoạn văn. Nếu gạch ý thì trừ 0,25 điểm. ĐỀ SỐ 2 Phần I (4,0 điểm ): Đọc đoạn văn sau: “Huống gì thành Đại La , kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất ;được cái thế rồng cuộn hổ ngồi . Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi .Địa thế rộng mà bằng ; đất đai cao mà thoáng . Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước ; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.” Câu 1: Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì? Câu 2: Giải thích thế nào là “thắng địa”? Câu 3: Viết đoạn văn (5 – 7 câu) làm sáng tỏ luận điểm “Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời” Phần II ( 6 điểm ): Cho câu thơ: “Đâu những bình minh cây xanh nắng gội” Câu 1: Chép tiếp 5 câu thơ để tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh ?
- Câu 2: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Ý nghĩa của đoạn thơ đó là gì ? Câu 3: Đoạn thơ sử dụng loại câu nào? Để nêu hành động nói gì? Câu 4: Viết đoạn văn (12 – 15 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên trong đó có sử dụng 1 câu phủ định 1 câu cảm thán. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần I: (4 điểm) Câu 1: Học sinh nêu được nội dung của đoạn văn: Nêu những thuận lợi của địa thế thành Đại La và khẳng định đó là nơi tốt nhất để đóng đô. (1 điểm) Câu 2: Học sinh giải thích được: Thắng địa: Chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp. Câu 3: a. Hình thức (1 điểm): - Học sinh viết đúng đoạn văn, có từ ( 5 – 7 câu ) - Diễn đạt trôi chảy không mắc quá 2 lỗi chính tả. b. Nội dung ( 1,5 điểm ) Cần nêu rõ: + Về lịch sử : Nơi Cao Vương đóng đô. + Về địa lí : Trung tâm trời đất có núi song , đất rộng mà bằng cao mà thoáng. + Về văn hóa , chính trị , kinh tế : Là mảnh đất thịnh vượng , đầu mối giao lưu. Phần II Câu 1: Chép đầy đủ đúng 5 câu để tạo thành một đoạn thơ (0,5 điểm) Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Để ta chiếm lấy riêng phần bí mât ?
- - Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ? Câu 2: Đoạn thơ trích trong văn bản “Nhớ rừng” của Thế Lữ. Ý nghĩa của đoạn thơ: Nỗi nhớ cảnh bình minh ,hoàng hôn của con hổ trong quá khứ và tâm trạng của nó Câu 3: Đoạn thơ sử dụng câu nghi vấn . Hành động nói bộc lộ cảm xúc Câu 4: a. Hình thức * Viết đúng hình thức đoạn văn. Đủ số câu. * Có sử dụng 1 câu cảm thán và một câu phủ định ,gạch chân các câu đó. b .Về nội dung cần trình bày được các ý sau * Cảnh bình minh : Hổ như một chúa tể tàn bạo cây xanh nắng gội là màn trướng, còn chim chóc như những bầy cung nữ đang hân hoan ca múa quanh giấc nồng. - Giọng điệu không còn là thở than, mà đã thành chất vấn đầy giận dữ và oai linh đối với quá khứ mà cũng là đối với hiện tại.Chúa sơn lâm hiện ra cũng với một tư thế hoàn toàn khác: tư thế kiêu hùng của một bạo chúa. - Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Nền cảnh thuộc gam màu máu , gợi ra cảnh tượng chiến trường sau một cuộc vật lộn tàn bạo . Đó là máu của mặt trời ánh tà dương lúc mặt trời hấp hối, dưới cái nhìn kiêu ngạo của con mãnh thú. gợi được cái không gian đỏ máu của địch thủ mặt trời, vừa gợi được vẻ bí hiểm của chốn diễn ra cuộc tranh chấp đẫm máu. - “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt , Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật”,bức tứ bình cuối cùng dường như đã thể hiện được bàn chân ngạo nghễ siêu phàm của con thú như dẫm đạp lên bầu trời, cái bóng của nó cơ hồ đã trùm kín cả vũ trụ ,tham vọng tỏ rõ cái oai linh của kẻ muốn thống trị cả vũ trụ này! ĐỀ SỐ 3 Nghị luận Tuổi trẻ và tương lai đất nước. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 *) Yêu cầu về hình thức: (1 điểm) - Làm đúng kiểu bài: Văn nghị luận (kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả)
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Nội dung: Vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước. - Phạm vi: trong lịch sử; thực tế học tập của thế hệ trẻ Việt Nam. - Bài làm có ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài. - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, văn giàu hình ảnh; diễn đạt trôi chảy; trình bày sạch đẹp (1 điểm) *) Yêu cầu về nội dung: (4 điểm) - Đây là một dạng đề mở, HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần hướng tới một số nội dung chính sau: a) Mở bài: 0,5 điểm - Dẫn dắt, nêu vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước. - Có thể dẫn dắt lời thư của Bác Hồ: “Non sông Việt Nam công học tập của các em” hoặc một số câu khác có nội dung tương tự. (0,5 đ) b) Thân bài : (3,0 điểm) * Giải thích thế nào là tuổi trẻ? + Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên. Là lứa tuổi được học hành, được trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ XH tương lai. + Tuổi trẻ là những người chủ tương lại của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Một trong những việc làm quan trọng nhất của tuổi trẻ chính là nhiệm vụ học tập. (0,5 đ) * Vì sao thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước ? + Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này. + Vốn tri thức được học và nền tảng đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng, cơ bản để tiếp tục học cao, học rộng, đem ra thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành. + Một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hôm nay hứa hẹn có một lớp công dân tốt trong tương lai gần. Do đó, việc học hôm nay là rất cần thiết. + Thế giới không ngừng phát triển, muốn “sánh vai các cường quốc” thì đất nước phải phát triển về khoa học kĩ thuật, văn minh – điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ việc học tập, tu dưỡng thời trẻ. (1đ) * Thực tế đã chứng minh, việc học tập của tuổi trẻ tác động lớn đến tương lai đất nước.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Những người có sự chăm chỉ học tập, rèn luyện khi còn trẻ thì sau này đều có những cống hiến quan trọng cho đất nước: + Ngày xưa: những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước. + Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, - Từ xưa đến nay, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại gian khó, hi sinh. + Trong chiến tranh : (dẫn chứng) + Trong thời bình : (dẫn chứng) - Các thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay cũng đang ra sức luyện tài, đã gặt hái được những thành công trong học tập, nghiên cứu khoa học đó sẽ là tiền đề quan trọng để đưa đất nước phát triển hơn trong tương lai. (1đ) * Làm thế nào để phát huy được vai trò của tuổi trẻ - Đảng và nhà nước cần có những chính sách ưu tiên hơn nữa cho việc đào tạo thế hệ trẻ. - Nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ về tài, đức. - Mỗi người trẻ cần ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước, phải chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức (0,5đ) c) Kết bài: 0,5 điểm - Khẳng định tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ đối với tương lai của đất nước. - Liên hệ bản thân, rút ra bài học ĐỀ SỐ 4 Câu 1: (1.0 điểm) Đặt câu nghi vấn với chức năng sau: a. Chức năng cầu khiến. b. Chức năng bộ lộ tình cảm, cảm xúc. Câu 2: (3.0 điểm) a. Chép theo trí nhớ khổ cuối bài thơ Quê hương của Tế Hanh.
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai b. Nêu cảm nhận của em về nội dung khổ thơ bằng đoạn văn từ 5 đến 7 câu. Câu 3: 6.0 điểm) Giới thiệu về món ăn trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Câu 1: (1.0 điểm) Viết đúng kiểu câu nghi vấn với chức năng theo yêu cầu, mỗi câu được 0,5 điểm. Câu 2: (3.0 điểm) a. Chép đúng khổ cuối bài thơ Quê hương của Tế Hanh được 0,5 điểm. b. HS viết đúng hình thức đoạn văn và nêu được các nội dung sau: - Nhớ quê trong hoàn cảnh xa cách. (0,5 điểm) - Nhớ về những hình ảnh gần gũi, quen thuộc của làng quê. (0,5 điểm) - Đó là nỗi nhớ tha thiết, bền bỉ, mãnh liệt và cũng hết sức cụ thể. (1 điểm) - Sử dụng nghệ thuật liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (0,5 điểm) Câu 3: (6.0 điểm) * Yêu câu hình thức: Đảm bảo đặc trưng phương thức thuyết minh, bố cục rõ ràng, mạch lạc, lời văn sinh động, chữ viết sạch sẽ đúng chính tả. (1 điểm) * Yêu cầu nội dung: Học sinh có thể làm nhiều cách nhưng cơ bản đảm bảo các ý sau: a. Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu ngắn gọn về món ăn . b. Thân bài (4 điểm) Bài viết đảm bảo các nội dung sau: - Nêu nguồn gốc, ý nghĩa của món ăn.(1 điểm) - Trình bày nguyên liệu cần thiết cho món ăn. (1 điểm) - Trình bày các bước làm món ăn. (1 điểm)
- - Yêu cầu thành phẩm .(1 điểm) c. Kết bài (0,5 điểm) Thái độ, tình cảm của em đối với món ăn. ĐỀ SỐ 5 Câu 1: (2 điểm) a. Thế nào là câu nghi vấn ? Đặt một câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc. b. Câu: “ Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi ! ” thuộc kiểu câu nào? Dùng để làm gì? Câu 2: (2 điểm) a. Chép lại bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó”(Sgk-T1-Tr 28) b. Nêu giá trị nội dung,nghệ thuật của bài thơ“Tức cảnh Pác Bó”. Câu 3: (6 điểm) Giải thích câu nói của nhà văn m.Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Câu 1: - Nêu đúng chức năng câu nghi vấn.Ví dụ đúng - Câu phủ định .Có chức năng khẳng định Câu 2: - Chép đúng ,chính xác bài thơ - Nêu được nội dung,nghệ thuật Câu 3: * Mở bài: - Bạn thì có bạn tốt, bạn xấu. Sách cũng có sách tốt, sách xấu. Nếu chọn bạn mà chơi, thì cũng phải chọn sách mà đọc. - Giới thiệu câu nói của nhà văn M. Gorki: “Hãy yêu sách. . . . con đường sống” - Giải thích ý kiến.
- * Thân bài:Sách đọc giúp mở mang kiến thức - Giải thích: + Một quyển sách tốt là 1 nguồn kiến thức. + Giúp ta học được điều hay, thu thập các tư tưởng m + Giúp ta thõa mãn tư tưởng tình cảm ước mơ + Giúp ta sửa chữa sai lầm, khuyết điểm - Những tác hại do sách tốt đem lại: + Lệch lạc trong tư tưởng, nhận thức. + Lỗi lầm trong tình cảm. - Sai lầm trong hành động. * Kết bài: - Khẳng định vấn đề: Sách như bạn, do đó phải yêu sách như yêu bạn, giữ sách tốt như giữ bạn hiền. - Sách còn là người thầy.