Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nghĩa Đông (Có đáp án)

*Cách giải: 
- Về kĩ năng: 
+ Viết bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. 
+ Đoạn văn khoảng 10 – 15 dòng, có lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt. 
- Về kiến thức: Trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương. Có thể tham khảo một số ý sau: 
+ Dẫn dắt, giới thiệu về tình yêu quê hương đất nước. Cảm nhận của em về vấn đề này (là tình cảm cần 
thiết, cao đẹp,...). 
+ Giải thích khái niệm: Tình yêu quê hương đất nước: là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với 
những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên. 
+ Biểu hiện: 
./ Trước hết ngay trong tình cảm với người thân trong gia đình vì gia đình cũng là một phần của quê 
hương đất nước. 
./ Trong tình làng nghĩa xóm. 
./ Trong sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra (bờ tre, ngọn dừa, triền đê, cánh đồng lúa chín,...). 
./ Qua sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc. 
./ Qua quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy. 
+ Vai trò của tình yêu quê hương đất nước: 
./ Giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội. 
./ Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân. 
+ Bàn luận: Tình yêu quê hương đất nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù 
ở bất kỳ đất nước nào. 
+ Bài học: Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những 
hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương.
pdf 13 trang Ánh Mai 23/02/2023 7140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nghĩa Đông (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nghĩa Đông (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021 - 2022 NGHĨA ĐÔNG Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người (Quê hương – Đỗ Trung Quân) a. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ? (0.5 điểm) b. Chỉ ra các loại hoa được nhắc đến trong khổ thơ sau: (0.5 điểm) Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi c. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (1.0 điểm) d. Hãy đặt một câu cảm thán có nội dung nói về đoạn thơ trên và nêu chức năng của câu cảm thán? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Quê hương luôn là tình cảm thiêng liêng trong trái tim của mỗi con người. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương. Câu 2. (5.0 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện game trong một số học sinh hiện nay.
  2. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. PHẦN ĐỌC HIỂU a. *Phương pháp: Căn cứ vào các thể thơ (Tự do. Lục bát, 7 chữ ) và các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ). *Cách giải: - Thể thơ: 6 chữ. - Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên: miêu tả, biểu cảm. b. *Phương pháp: Căn cứ vào nội dung đoạn thơ. *Cách giải: - Các loại hoa được nhắc đến: hoa bí, hoa mồng tơi, hoa dâm bụt, hoa sen. c. *Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thơ và rút ra nội dung chính. *Cách giải: - Nội dung chính của đoạn thơ: định nghĩa giản dị, gần gũi về quê hương và tình cảm thiêng liêng của tác giả dành cho quê hương mình. d. *Phương pháp: Căn cứ vào kiến thức câu cảm thán. *Cách giải: Các em có thể đặt những câu sử dụng các từ ngữ cảm thán phù hợp với nội dung đoạn thơ. - Gợi ý: Chao ôi, những định nghĩa của nhà thơ Đỗ Trung Quân về quê hương mới gần gũi mà đáng yêu, đáng nhớ làm sao! - Chức năng câu cảm thán: dùng bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết. Phần II Câu 1.
  3. *Phương pháp: - Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, tổng hợp để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội. *Cách giải: - Về kĩ năng: + Viết bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. + Đoạn văn khoảng 10 – 15 dòng, có lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt. - Về kiến thức: Trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương. Có thể tham khảo một số ý sau: + Dẫn dắt, giới thiệu về tình yêu quê hương đất nước. Cảm nhận của em về vấn đề này (là tình cảm cần thiết, cao đẹp, ). + Giải thích khái niệm: Tình yêu quê hương đất nước: là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên. + Biểu hiện: ./ Trước hết ngay trong tình cảm với người thân trong gia đình vì gia đình cũng là một phần của quê hương đất nước. ./ Trong tình làng nghĩa xóm. ./ Trong sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra (bờ tre, ngọn dừa, triền đê, cánh đồng lúa chín, ). ./ Qua sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc. ./ Qua quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy. + Vai trò của tình yêu quê hương đất nước: ./ Giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội. ./ Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân. + Bàn luận: Tình yêu quê hương đất nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào. + Bài học: Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương. Câu 2. *Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận xã *Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: I. Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng nghiện game của học sinh trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội, ). II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường 1. Giải thích khái niệm: - Game là gì? Cách gọi chung của các trò chơi điện tử có thể tìm thấy trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động, được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người ngày nay. - Nghiện là gì? Là trạng thái tâm lý tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó. - Nghiện game là gì? Là hiện tượng đầu nhập quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn. 2. Thực trạng: - Nhiều học sinh, sinh viên dành trên 4 giờ mỗi ngày cho việc chơi game. - Nhiều tiệm net vẫn hoạt động ngoài giờ cho phép do nhu cầu chơi game về đêm của học sinh. - Ngày càng nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra trong xã hội có liên quan đến nghiện game. 3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiện game: - Các trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều tính năng thu hút giới trẻ. - Lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo. - Nhu cầu chứng tỏ bản thân và ganh đua với bè bạn do tuổi nhỏ. - Phụ huynh và nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ. 4. Hậu quả của nghiện game:
  5. - Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút. - Ảnh hưởng đến sức khỏe, hao tốn tiền của. - Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội. 5. Giải pháp khắc phục hiện tượng nghiện game: - Bản thân học sinh nên tự xây dựng ý thức học tập tốt, giải trí vừa phải. - Cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý cho học sinh đồng thời tuyên truyền tác hại của việc nghiện game trong nhà trường, gia đình và xã hội. - Các cơ quan nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề phát hành và phổ biến game. III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề (tác hại của nghiện game online, vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết kịp thời, ). Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ. ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học. Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tớ lòng người. Xin chớ bỏ qua (La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Bàn luận về phép học) Câu 1: (1.0 điểm) Nhận biết Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2: (1.0 điểm) Thông hiểu Căn cứ vào mục đích nói, câu: “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm” thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra kiểu hành động nói của câu văn. Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo” là câu phủ định. Đúng hay sai? Vì sao? Câu 4: (1.0 điểm) Thông hiểu Tư tưởng tiến bộ của tác giả về việc học được thể hiện rõ ở những nội dung nào trong đoạn trích? Câu 5: (1.0 điểm) Vận dụng Để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình, mỗi học sinh cần lựa chọn một mục đích học tập đúng đắn. Vậy mục đích học tập của em là gì? Hãy lí giải vì sao em lựa chọn mục đích ấy? II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Em hiểu lời dạy trên thế nào? Hãy trình bày ý kiến của mình bằng một bài văn nghị luận. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm) Câu 1. Hướng dẫn giải: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Thể loại: Tấu - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2. Hướng dẫn giải: căn cứ các kiểu câu phân theo mục đích nói Cách giải: - Kiểu câu; câu trần thuật - Hành động nói: đề nghị Câu 3. Hướng dẫn giải: căn cứ đoạn trích, phân tích, lý giải Cách giải: - Đúng
  7. - Vì dùng từ phủ định: không Câu 4. Hướng dẫn giải: phân tích, tổng hợp Cách giải: Tư tưởng học tiến bộ được thể hiện ở phương pháp học: học để bồi lấy gốc; học tuần tự từ thấp đến cao; học rộng rồi tóm lược cho gọn; theo điều học mà làm. Câu 5. Hướng dẫn giải: phân tích, lý giải, tổng hợp Cách giải: - Học sinh có thể lựa chọn bất cứ mục đích học tập nào và có lý giải phù hợp. - Gợi ý: + Mục đích học tập: học tập để xây dựng đất nước + Vì đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển rất cần những người tài giỏi ra để xây dựng đất nước. Bởi vậy, em sẽ cố gắng học tập thật giỏi để xây dựng đất nước giàu mạnh. II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Hướng dẫn giải: phân tích, tổng hợp Cách giải: * Yêu cầu chung: - Xác định đúng kiểu bài văn nghị luận, bố cục rõ rang, cân đối. - Xác định đúng đề tài nghị luận - Trình bày sạch sẽ, mạch lạc, không mắc lỗi dung từ, đặt câu, ngữ pháp * Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài Sự tương quan chặt chẽ giữa học và hành là vấn đề được nhiều người quan tâm. Học và hành có tầm quan trọng ngang nhau. Bàn về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thỉ hành không trôi chảy. 2. Thân bài Lời Giải thích:
  8. Thế nào là học và hành? Tại sao học với hành phải đi đôi? Học là tiếp thu tri thức của nhân loại thông qua hoạt động học tập ở nhà trường hoặc qua sách vở. Hành là vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống. Tại sao học với hành phải đi đôi? + Học mà không hành thì học vô ích, chỉ biết lí thuyết suông. Lí thuyết suông thì vô dụng. + Hành mà không học thì hành không đạt kết quả tốt vì thiếu cơ sở lý thuyết. Hành mù quáng dễ gây nguy hại. Bình luận Khẳng định ý kiến trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đúng dắn và có ý nghĩa sâu sắc. + Học mà không hành thì học vô ích. Lí thuyết chỉ có sức mạnh khi nó được vận dụng vào thực hành. + Mục đích của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nhằm phục vụ công việc hiệu quả cao hơn, tốt hơn. Không có gì quan trọng hơn, học là để hành nhằm tạo ra những giá trị hữu ích cho chính mình và cho người khác. + Vì vậy, học mà không hành thì chỉ nắm lý thuyết mà không vận dụng lí thuyết đó vào thực tế khiến cho việc học trở thành vô ích vì mất thời gian, tiền của, công sức mà không mang lại lợi ích thiết thực, cụ thể nào. + Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Không thể làm đúng, tạo ra giá trị mà không hề biết gì về cách làm, các bước thực hiện và kết quả cần đạt tới. + Người chỉ làm việc (hành) theo thói quen và kinh nghiệm, không có lý thuyết (học) soi sáng thì công việc sẽ tiến triển chậm chạp, hiệu quả thấp, thậm chí là thất bại và gay ra những tổn hại lớn. Đối với những công việc đòi hỏi phải có những hiểu biết về khoa học, kĩ thuật mới thực hiện được thì nhất thiết phải học và học không ngừng. + Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học tập nghiêm túc, ta sẽ không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. + Quan niệm nêu trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quan niệm rất khoa học dựa trên cơ sở thực tiễn. Giữa học và hành có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Học đóng vai trò chỉ đạo, soi sáng cho hành, hướng dẫn thực hành, rút ngắn thời gian mò mẫm, thử nghiệm, nâng cao chất lượng công việc. Hành giúp cho việc vận dụng, củng có, bổ sung và hoàn chỉnh lí thuyết đã học. 3. Kết bài Học nhất định phải đi đôi với hành. Cả hai đều rất quan trọng, quyết dịnh sự thành bại của công việc. Ta không nên coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao. Ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kim chỉ nam trong học tập và trong đời sống của mỗi người. ĐỀ THI SỐ 3 Câu 1: (3.0 điểm)
  9. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Khi con tu hú – Tố Hữu) a. Nhận biết Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên (1.0 điểm) b. Thông hiểu Trong câu “Ta nghe hè dậy bên lòng”, em hiểu nhà thơ đón nhận cảnh tươi đẹp của mùa hè bằng điều gì? (1.0 điểm) c. Vận dụng (1.0 điểm) Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Câu 2 (3.0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: - Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại? - Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? (Nam Cao – Lão Hạc) a. Nhận biết Trong đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? (1.0 điểm) b. Nhận biết Đoạn trích trên có mấy lượt lời? Cho biết quan hệ giữa các nhân vật tham gia vào hội thoại (1.0 điểm) c. Nhận biết Xác định hành động nói các câu sau (1.0 điểm)
  10. - Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! - Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Câu 3 (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 Câu 1. a. Hướng dẫn giải: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm b. Hướng dẫn giải: phân tích Cách giải: - Cảm nhận mùa hè bằng tình yêu thiên nhiên và tình yêu cuộc sống. c. Hướng dẫn giải: phân tích, tổng hợp Cách giải: - Giới thiệu chung -Tác giả xuất hiện một cách trực tiếp. - “Ta nghe” tác giả dùng thính giác để lắng nghe nhịp thở của thời gian. Vườn râm dậy tiếng ve -> hè dậy: Trước đó chỉ là nét vẽ còn giờ đây là sự khẳng định không khí ngập tràn sắc hè. =>Tác động đến cảm xúc của nhà thơ. - Động từ “đạp tan” thể hiện sự mạnh mẽ cuả tuổi trẻ ->khát vọng vượt thoát khỏi ngục tù. - Biện pháp nhân hóa -> động lực ở bên trong ngày càng mạnh mẽ.
  11. - Cảm xúc bộc lộ một cách tự phát, rất thật. -> khát vọng tự do. - Con chim tu hú “cứ kêu” là vô tình nhưng vang vọng trong không gian bài thơ. => Khát vọng tự do và tình yêu cuộc sống mãnh liệt Câu 2. a. Hướng dẫn giải: căn cứ bài Câu nghi vấn Cách giải: - Câu nghi vấn: + Sao cụ lo xa thế? + Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại? + Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? - Dấu hiệu: + Sử dụng dấu hỏi chấm (?) + Dùng từ nghi vấn: sao, thế, gì b. Hướng dẫn giải: căn cứ bài Hội thoại Cách giải: - Có tất cả hai lượt lời - Quan hệ: trên – dưới c. Hướng dẫn giải: căn cứ bài Hành động nói Cách giải - Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! => Hành động nói: nhận định - Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! => Hành động nói: đề nghi
  12. Câu 3. Hướng dẫn giải: phân tích, tổng hợp Cách giải: Mở bài - Giới thiệu M. Goóc-ki và quá trình tự rèn luyện để trở thành một nhà văn nổi tiếng, phần lớn nhờ đọc sách. - Dẫn đề (ghi lại câu nói của M. Goóc-ki). - Chuyển mạch: giải thích câu nói, nêu cách chọn sách và phương pháp đọc sách. Thân bài a. Giải thích * Sách chứa đựng tri thức loài người, được chọn lọc, tích lũy từ ngàn xưa, là công cụ truyền lưu văn hóa nhân loại. * Sách mở rộng những chân trời mới - Mở rộng hiểu biết về thế giới tự nhiên và vũ trụ. - Mở rộng hiểu biết về loài người, các dân tộc xa lạ: đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm, văn hóa của họ. - Rèn luyện nhân cách, nuôi dưỡng khát vọng, ước mơ của ta. b. Bàn luận * Chọn sách tốt, sách tốt giúp ta - Nhận thức đúng sự vật, sự việc, con người. - Hành dộng đúng và tiến bộ. - Nâng cao phẩm chất đạo đức, làm phong phú đời sống tinh thần. * Loại bỏ sách xấu, vì sách xấu - Bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử. - Khích động những thị dục thấp hèn. - Thúc đẩy những hành vi sai trái, hành động vô đạo đức. • Dẫn chứng.
  13. * Cách đọc sách - Chọn thời gian và nơi đọc thích hợp. - Chọn lọc, tiếp thu những tri thức tốt, bổ sung kiến thức bản thân. • Dẫn chứng. Kết bài - Tóm lược những chân trời mới mà sách có thể mở rộng cho ta. - Sách gắn liền với nền văn minh của nhân loại. - Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả.