Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có đáp án)

ĐỀ THI SỐ 1 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm) 
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
“ Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng 
cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng 
phẳng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong 
phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương 
đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất 
ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? ” 
(SGK Ngữ văn 8, NXB Giáo dục Việt Nam, tập 2, trang 149) 
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản đó được viết theo thể loại nào? 
Câu 2. Giải thích nghĩa của các từ: thắng địa, trọng yếu 
Câu 3. Xác định kiểu câu phân loại theo mục nói của hai câu văn: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi 
của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? ” 
II. PHẦN LÀM VĂN (6 điểm) 
Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự 
do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày
pdf 12 trang Ánh Mai 23/02/2023 3060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021 - 2022 TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng phẳng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? ” (SGK Ngữ văn 8, NXB Giáo dục Việt Nam, tập 2, trang 149) Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản đó được viết theo thể loại nào? Câu 2. Giải thích nghĩa của các từ: thắng địa, trọng yếu Câu 3. Xác định kiểu câu phân loại theo mục nói của hai câu văn: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? ” II. PHẦN LÀM VĂN (6 điểm) Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghị luận. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm) Câu 1. Hướng dẫn giải: căn cứ bài Chiếu dời đô Cách giải: Đoạn văn trên trích từ văn bản: Chiếu dời đô Tác giả là: Lý Công Uẩn
  2. Văn bản được viết theo thể loại: Chiếu Câu 2. Hướng dẫn giải: căn cứ bài Chiếu dời đô Cách giải: Thắng địa: chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp. Trọng yếu: Hết sức quan trọng, có tính chất căn bản, mấu chốt. Câu 3. Hướng dẫn giải: căn cứ bài Hành động nói Cách giải: Xác định kiểu câu phân loại theo mục nói Câu 1: Hành động trình bày Câu 2: Hành động hỏi II. PHẦN LÀM VĂN (6 điểm) Hướng dẫn giải: phân tích, tổng hợp Cách giải * Yêu cầu chung: - Xác định đúng kiểu bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, cân đối. - Xác định đúng đề tài nghị luận. - Trình bày sạch sẽ, mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: 1. Giới thiệu chung Tác giả - Tên thật là Nguyễn Kim Thành - 1920 - 2002 - Quê quán: Thừa Thiên Huế. - Gia đình: chịu ảnh hưởng từ mẹ.
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Thể thơ lục bát -> Gần với văn học dân gian. ->Chất thơ mộc mạc, giản dị. - Nhà thơ chiến sĩ ->Thơ ca là vũ khí -> tinh thần chiến đấu - Nhà thơ trữ tình chính trị: + Sự kiện lịch sử đi vào thơ ông một cách tự nhiên. + Được thể hiện bằng giọng điệu chan chứa tình cảm. Tác phẩm - Hoàn cảnh ra đời: 4/1939, đang bị giam tại nhà lao Thừa Phủ, Huế. - Nội dung: Khát vọng tự do 2. Phân tích, chứng minh a. Bức tranh thiên nhiên Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không - Cảm nhận bởi một người tù -> cô đơn, dùng thính giác, trí tưởng tượng để cảm nhận vẻ đẹp bên ngoài. Người tù không hề lẻ loi. - Bức tranh tràn ngập ánh sáng, nét vẽ chi tiết: + Tu hú: loài chim đặc trưng cho mùa hè. Hành động “gọi bầy” chứng tỏ chúng không hề lẻ loi, trái lại với người trong tù rất cô đơn. + Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần: đều hướng tới mùa thu hoạch. + Vườn râm rộn ràng tiếng ve -> âm thanh náo nhiệt. + Bắp vàng hạt, sân đầy nắng đào -> sắc màu rực rỡ, tươi sáng. + Màu của trời xanh rộng mở, không gian khoáng đạt.
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Đỉnh điểm của sự khoáng đạt là đôi con diều sáo lộn nhào tự do trong không trung. Tất cả những hình ảnh này đối nghịch với sự cô đơn của người tù. -Mọi cảnh vật đều ở trạng thái phát triển -> trọn vẹn. =>Bức tranh ngập tràn âm thanh được cảm nhận bởi một con người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết. b. Khát vọng tự do mãnh liệt Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ơi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu - Tác giả xuất hiện một cách trực tiếp. - “Ta nghe” tác giả dùng thính giác để lắng nghe nhịp thở của thời gian. Vườn râm dậy tiếng ve -> hè dậy: Trước đó chỉ là nét vẽ còn giờ đây là sự khẳng định không khí ngập tràn sắc hè. =>Tác động đến cảm xúc của nhà thơ. -Động từ “đạp tan” thể hiện sự mạnh mẽ cuả tuổi trẻ ->khát vọng vượt thoát khỏi ngục tù. - Biện pháp nhân hóa -> động lực ở bên trong ngày càng mạnh mẽ. - Cảm xúc bộc lộ một cách tự phát, rất thật. -> khát vọng tự do. - Con chim tu hú “cứ kêu” là vô tình nhưng vang vọng trong không gian bài thơ. 3. Tổng kết Nội dung - Bức tranh thiên nhiên vào hè Được miêu tả bằng thính giác và trí tưởng tượng của người tù. ->Vừa chi tiết, vừa nhiều cảm xúc + Mở ra ánh sáng tươi mới, gợi nhớ, ẩn chứa về tuổi trẻ. - Bộc lộ trực tiếp tâm trạng, muốn vượt thoát khỏi Nghệ thuật - Nhan đề gợi ra thời điểm, từ đó bộc lộ cảm xúc trực tiếp của tác giả.
  5. => Bài thơ càng lúc càng có thêm sức hút - Thể thơ lục bát – quen về hình thức, lạ về cấu tứ: tả tình, tả cảnh. - Huy động được nhiều giác quan: thị giác, thính giác, vị giác -> sinh động. - Sử dụng linh hoạt động từ, tính từ. ĐỀ THI SỐ 2 PHẦN I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (1) Một người hỏi nhà hiền triết: (2) Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên? (3) Nhà hiền triết trả lời: (4) Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên. (Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới) a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? (0.5 đ) b. Xác định các kiểu câu phân chia theo mục đích nói cho các câu trên. (1.0 đ) c. Xác định cách thực hiện hành động nói của các câu trên? (0.5 đ) d. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 8 câu) nói lên bài học rút ra từ câu chuyện trên? (1.0 đ) PHẦN II. Làm văn (7.0 điểm) Viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường hiện nay ở trường THCS. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 Phần I a. *Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ) *Cách giải:
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên: tự sự. b. *Phương pháp: Căn cứ vào 4 kiểu câu theo mục đích nói đã học (trần thuật, cảm thán, nghi vấn, cầu khiến). *Cách giải: - Câu (1): Trần thuật. - Câu (2): Nghi vấn. - Câu (3): Trần thuật. - Câu (4): Cầu khiến. c. *Phương pháp: Căn cứ vào bài học “Hành động nói”. *Cách giải: Cách thực hiện hành động nói của các câu trên: - Câu (2): Hỏi. - Câu (4): Khuyên bảo. d. *Phương pháp: - Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, tổng hợp để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội. *Cách giải: - Về kĩ năng: + Viết bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. + Đoạn văn có lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt. - Về kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện và trình bày ý kiến một cách thuyết phục. Có thể tham khảo một số ý sau: + Ý nghĩa: Truyện giáo dục con người về thái độ sống đúng đắn qua các tình huống giả định mà con người thường gặp: cho và nhận, làm ơn và được giúp đỡ. Lời nói của nhà hiền triết có hai ý: nhắc nhở về
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai sự biết ơn, nhận điều tốt từ người khác không thể không ghi nhớ; nhắc nhở khi làm ơn, làm điều tốt cho người khác thì phải trong sáng, vô tư, không vụ lợi. + Bàn bạc: Truyện nói rất chính xác bản chất của lòng biết ơn và làm điều tốt. + Bài học nhận thức và hành động: hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống; sẵn sàng giúp đỡ người không may và sống với thái độ biết ơn. Phần II *Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội. *Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: I. Mở bài - Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn nạn học đường ở trường THCS. II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường 1. Thế nào là bạo lực học đường: - Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình. - Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh. - Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. - Hành vi này càng ngày càng phổ biến. 2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay: - Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.
  8. - Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè. - Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô. - Thầy cô xúc phạm đến học sinh. - Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh. 3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường: - Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa. - Chưa có sự quan tâm từ gia đình. - Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường. - Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực. - Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh. 4. Hậu quả của bạo lực học đường: a. Với người bị bạo lực: - Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất. - Làm cho gia đình họ bị đau thương. - Làm cho xã hội bất ổn. b. Với người gây ra bạo lực: - Phát triển không toàn diện. - Mọi người chê trách. - Mất hết tương lai, sự nghiệp. 5. Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường: - Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất. - Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái. - Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường. 6. Liên hệ với bản thân
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Đây là một vấn nạn nhức nhối ở học đường, em sẽ tránh xa và tuyên truyền bài trừ tệ nạn ra khỏi môi trường giáo dục. III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường. - Đây là một hành vi không tốt. - Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này. ĐỀ THI SỐ 3 Câu 1:(4 điểm): Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi: Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: - Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ? - Cháu tên là Ngoan. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: - Cảm ơn cây. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm cháu chịu thôi! - Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? (Theo Trần Hồng Thắng) a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. (0.5 điểm) b. Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già? Hành động đó đúng hay sai? Vì sao? (1.0 điểm) c. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: Tên cậu là gì nhỉ? (1 điểm) d. Đặt tiêu đề cho văn bản trên. (0.5 điểm)
  10. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai e. Từ hành động của cậu bé trong văn bản trên, em có suy nghĩ gì về sự vô cảm của một bộ phận học sinh hiện nay? Trả lời khoảng 3 – 5 dòng. (1 điểm) Câu 2: (6 điểm) Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành” (Bài văn nghị luận sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 Câu 1 a. *Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ) *Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: tự sự. b. *Hướng dẫn giải: Đọc kĩ văn bản. *Cách giải: - Cậu bé trong văn bản đã có hành động: khắc tên mình trên cây si già. - Hành động đó hoàn toàn sai trái. Vị cậu đang trực tiếp phá hoại tài sản thiên nhiên. c. *Phương pháp: Căn cứ vào 4 kiểu câu theo mục đích nói đã học (trần thuật, cảm thán, nghi vấn, cầu khiến). *Cách giải: Tên cậu là gì nhỉ? - Kiểu câu: câu nghi vấn. - Chức năng: dùng để hỏi. d. *Phương pháp: Căn cứ vào nội dung văn bản và chọn ra nhan đề phù hợp. *Cách giải: - Tiêu đề: Cậu bé và cây si già; Điều không mong muốn e. *Phương pháp: - Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, bình luận để trả lời câu hỏi. *Cách giải:
  11. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Về kiến thức: Từ hành động của cậu bé trong truyện, suy nghĩ và trình bày ý kiến về thói vô cảm của học sinh. Có thể tham khảo một số ý sau: + Ý nghĩa: Hành động của cậu bé là biểu hiện vô cảm của một bộ phận học sinh hiện nay: chỉ quan tâm đến niềm vui của mình và mặc kệ nỗi đau của người khác. Lời nói của cây si nhắc nhở chúng ta bài học đừng nên bắt người khác nhận lấy sự đau đớn mà họ không muốn để chỉ làm mình được hạnh phúc. + Bàn bạc: Thói vô cảm của học sinh đang để lại rất nhiều hệ lụy cho môi trường học đường và xã hội. + Bài học nhận thức và hành động: Hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống; luôn nghĩ đến cảm xúc của người khác trước khi làm bất cứ việc gì; đặt mình vào vị trí của người khác Câu 2. *Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội. *Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. + Sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm cho văn bản nghị luận. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: I. Mở bài: - Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: lời dạy “Học đi đôi với hành” II. Thân bài 1. Giải thích a. Học là gì? - Học là lĩnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp, . - Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội. - Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả. - Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẽ phải của cuộc sống, . - Những người không có kiến thức sẽ khó tồn tại trong xã hội. b. Hành là gì?
  12. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống. - Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. - Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học. c. Tại sao học phải đi đôi với hành? - Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian. - Còn hành mà khong có học sẽ không có kết quả cao. 2. Lợi ích - Hiệu quả trong học tập. - Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả. - Học sẽ không bị nhàm chán. 3. Phê phán lối học sai lầm - Học chuộng hình thức - Học cầu danh lợi - Học theo xu hướng - Học vì ép buộc 4. Bình luận - Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn - Nêu cách học của mình - Thường xuyên vận dụng cách học này - Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này 5. Liên hệ bản thân - Bản thân sẽ thay đổi cách học theo hướng “học đi đôi với hành” để trau dồi bản thân và rèn luyện cho mình ngày một tiến bộ hơn. III. Kết bài: - Nêu cảm nghĩ của e về “học đi đôi với hành”. - Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả.