Đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đức Phú (Có đáp án)

I . ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) :
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :
Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh 
nhợt. Mọi người vui v ẻ ra khỏi nhà.
Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở mộ t xó tường, người ta thấ y mộ t em gái có đôi má hồng và đôi môi đang 
mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa .
(SGK Ngữ văn 8, tập l )
Câu 1. (0.75 điểm ) Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác gi ả và th ể loại tác phẩm .
Câu 2. (1.0 điểm ) Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích trên.
Câu 3. (1.0 điểm ) Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ “thiên nhiên" trong đoạn văn.
Câu 4. (1.25 điểm ) Qua đoạn trích, em thấy tình cảm của tác gi ả dành cho cô bé bán diêm như th ế nào ?
II . PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) :
pdf 12 trang Ánh Mai 28/02/2023 4220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đức Phú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2022_2023_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đức Phú (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS ĐỨC PHÚ MÔN: NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) 1. Đề thi số 1 I . ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) : Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui v ẻ ra khỏi nhà . Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở mộ t xó tường, người ta thấ y mộ t em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa . (SGK Ngữ văn 8, tập l ) Câu 1 . (0.75 điểm ) Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác gi ả và th ể loại tác phẩm . Câu 2 . (1.0 điểm ) Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích trên . Câu 3 . (1.0 điểm ) Tìm các từ thuộc trường từ vựng ch ỉ “thiên nhiên" trong đoạn văn . Câu 4 . (1.25 điểm ) Qua đoạn trích, em thấy tình cảm của tác gi ả dành cho cô bé bán diêm như th ế nào ? II . PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) : Viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu t ả và biểu cảm với sự việc k ể v ề một việc tốt mà em đã làm . HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I . ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) : Câu 1 . (0.75 điểm ) - Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm Cô bé bán diêm . - Cho biết tên tác giả: An – đéc – xen - Th ể loại tác phẩm: truyện cổ tích Câu 2 . (1.0 điểm ) - Nội dung: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm . Câu 3 . (1.0 điểm ) Các từ thuộc trường từ vựng ch ỉ thiên nhiên trong đoạn văn : tuyết, trời, mặt đất, mặt trời, bầu trời . Câu 4 . (1.25 điểm ) Thái độ của tác giả : Thương cảm, ái ngại trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé và sự phẫn nộ trướ c thái độ thờ ơ của mọi người trong truyện . Tang | 1
  2. II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm): a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng trình tự kể chuyện, kết hợp yếu tố miêu tả biểu cảm. c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: Mở bài - Nêu hoàn cảnh, thời gian diễn ra sự việc. Thân bài - Kể diễn biến sự việc: + Việc tốt đó là gì? Xảy ra ở đâu? + Suy nghĩ của em khi làm công việc đó. + Hành động cụ thể của em khi đó. - Việc làm của em đã mang lại ích lợi như thế nào. Kết bài - Cảm giác của em sau khi làm được một việc tốt. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 2. Đề thi số 2 PHẦN I. ( 5 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “Khốn nạn Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!” (SGK Ngữ văn 8 – tập 1) Câu 1 (1 điểm): Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Tìm một từ tượng hình, một từ tượng thanh trong đoạn trích trên. Câu 3 (3,0 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 câu theo mô hình diễn dịch) trình bày cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một phép so sánh (gạch chân và chú thích).
  3. PHẦN II. (5 điểm) : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: HOA HỒNG TẶNG MẸ Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300 km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. - Cháu muốn mua một bó hoa hồng để tặng mẹ cháu- nó nức nở- nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một bó hoa hồng đến 2 đôla. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không? Nó vui mừng nhìn anh và trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bó hoa lên mộ. Tức thì , anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300 km về nhà để anh trao tận tay bó hoa cho mẹ. (Quà tặng cuộc sống) Câu 1 (1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Tìm một từ tượng thanh trong đoạn trích trên. Câu 2 (1 điểm): Theo em điều gì khiến nhân vật “hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp km về nhà để anh trao tận tay bó hoa cho mẹ.” Câu 3 (3 điểm): Từ thông điệp của văn bản trên, em hãy nêu suy nghĩ về vai trò của tình cảm gia đình đối với mỗi người. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 PHẦN I. ( 5 điểm): Câu 1 (1 điểm): - Văn bản Lão Hạc. - Tác giả Nam cao Câu 2 (1 điểm): - Phương thức biểu đạt chính :Tự sự - Từ tượng hình trong đoạn trích trên: loay hoay -Từ tượng thanh: ư ử
  4. Câu 3 (3,0 điểm): a. Yêu cầu: Hình thức - Đúng kiểu đoạn văn diễn dịch - Đảm bảo số câu,được phép cộng,trừ 2 câu - Sử dụng được phép so sánh. - Chú thích và gạch chân phép so sánh. - Chữ viết sạch, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi câu b. Nội dung. Hs có nhiều cách diễn dạt và cảm thụ khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: - Tâm trạng đau khổ, rằn vặt ,ân hận khi phải bán Cậu vàng. - Lão Hạc là người lương thiện,giầu lòng tự trọng và yêu thương con vô bờ. - Nỗi khổ của người nông dân trước cách mạng - Hs biết trích dẫn dẫn chứng trực tiếp trong đoạn trích PHẦN II. (5 điểm): Câu 1 (1 điểm): - Phương thức biểu đạt chính của văn bản :Tự sự - Từ tượng thanh trong đoạn trích trên:nức nở Câu 2 (1 điểm): - Điều khiến nhân vật “hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp km về nhà để anh trao tận tay bó hoa cho mẹ.” đó là chàng trai đã hiểu được rằng mình thật hạnh phúc khi mẹ còn sống, được nhìn thấy mẹ,được trao tận tay mẹ bó hoa là một niềm hạnh phúc lớn lao,là cơ hội mà không phải ai trên thế gian này cũng có Chính từ câu chuyện của em bé gái kia đã giúp chàng trai thức tỉnh và biết trân trọng tình yêu thương,sự kính trọng dành cho mẹ khi họ còn sống. Câu 3 (3 điểm): a. Yêu cầu: Hình thức -Học sinh trình bày suy nghĩ dưới dạng bài văn ngắn. b. Nội dung. + Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận: vai trò của gia đình đối với mooic con người + Thân bài: Hs có nhiều cách diễn dạt và cảm thụ khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
  5. - Câu chuyện là một thông điệp về tình mẫu tử gửi tới bạn đọc -Hãy yêu thương,kính trọng và đối xử tử tế với cha mẹ đặc biệt là khi họ còn sống Vì trong cuộc đời này, người yêu thương và luôn sẵn sàng hy sinh vô điều kiện vì mình chỉ có thể là cha mẹ + Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận. Hs liên hệ bản thân. 3. Đề thi số 3 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh thuộc thể loại gì? A. Truyện ngắn B. Hồi kí C. Tiểu thuyết D. Thơ Câu 2: Những từ cho dưới đây, từ nào có nghĩa hẹp nhất? A. Cây ăn quả B. Cây sầu riêng C. Cây lâu năm D. Cây ngắn ngày Câu 3: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? A. Dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản. B. Phản ánh trung thành nội dung cần tóm tắt. C. Lựa chọn nội dung và nhân vật chính để tóm tắt. D. Sắp xếp các nội dung cần tóm tắt theo một thứ tự thích hợp. Câu 4: Cho câu sau: “Nam cố gắng lên nhé!”, từ “nhé” được gọi là: A. Tình thái từ B. Trợ từ C. Thán từ D. Quan hệ từ Câu 5: Đoạn trích Trong lòng mẹ được trích trong: A. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh B. Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai C. Hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. D. Cả 3 đáp án đều sai Câu 6: Trong văn bản Cô bé bán diêm, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Tương phản, đối lập D. Hoán dụ Câu 7: Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình? A. Lom khom B. Móm mém C. Xộc xệch D. Hu hu Câu 8: Nhân vật Đôn Ki-hô-tê muốn là hiệp sĩ lang thang để làm gì? A. Được đi đến nhiều nơi. B. Đánh nhau với những chiếc cối xay gió. C. Trừ quân gian ác, giúp đỡ người lương thiện. D. Phơi bày trực tiếp thực trạng xã hội. Câu 9: Nối cột A với cột B sao phù hợp: A (tên văn bản) Nối B (tên tác giả) 1. Tức nước vỡ bờ a. Xec-van-tét 2. Hai cây phong b. Ngô Tất Tố 3. Lão Hạc c. Ai-ma-tốp 4. Đánh nhau với cối xay gió d. Nam Cao PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nghĩ của em về cái chết của nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn An-đéc-xen? (3,0 điểm) Câu 2: Qua đoạn trích Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, có thể nói nhân vật Cụ Bơ-men là một nghệ sĩ vĩ đại không? Vì sao? (4,0 điểm) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Học sinh khoanh tròn chữ cái đứng trước mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. W: www.hoc247.nt F www.facebook.com/hoc247tv Y : youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 6
  7. Riêng câu 9 nối đúng mỗi cột được 0,25 điểm. Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: A Câu 4: A Câu 5: C Câu 6: C Câu 7: D Câu 8: C Câu 9: 1 – b; 2 – c; 3 – d; 4 – a. PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) * Hình thức (0,5 điểm): Trình bày sạch đẹp, đúng ngữ pháp, có câu mở đoạn, phần thân đoạn và câu kết đoạn, viết đúng từ 8 đến 10 câu. * Nội dung (2,5 điểm): Học sinh có thể nêu cảm nghĩ theo gợi ý sau: - Cô bé chết vì đói và lạnh. Đây là một cái chết không đáng có, một cái chết hết sức đáng thương của một em bé bất hạnh. - Em bé chết nhưng đôi má vẫn hồng và đôi môi như đang mĩm cười là hình ảnh thật đẹp. Dường như em không chết mà đi vào cõi bất tử, nơi có tình yêu thương bao la của bà. - Hình ảnh em bé chết rét ngoài đường phố, trong đêm giao thừa đã gợi lên bao xót xa trong lòng người đọc. - Thái độ của học sinh: thương xót, đồng cảm, có trách nhiệm với cuộc sống đáng thương của cô bé. Câu 2: (4,0 điểm) * Hình thức (0,5 điểm): Văn viết mạch lạc, trình bày sạch, đẹp, câu văn đúng cấu trúc ngữ pháp, không sai lỗi chính tả. * Nội dung (3,5 điểm): Trình bày được các ý sau: - Hình tượng Cụ Bơ-men là hình tượng của một nghệ sĩ nghèo nhưng giàu tình yêu thương: + Dù không nói ra lời nhưng tình cảm của cụ dành cho Giôn-xi thật cảm động. + Dám hi sinh thân mình, trong đêm mưa tuyết, cụ vẽ chiếc lá thường xuân lên tường, nhen lên niềm tin, niềm hi vọng và nghị lực cho Giôn-xi. - Cụ Bơ-men đã sáng tạo được một bức tranh xứng đáng là kiệt tác nghệ thuật, vì sự sống của con người. 4. Đề thi số 4 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
  8. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Đọc đoạn văn rồi trả lời các câu hỏi số 1, 2, 3: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi ” Câu 1. Từ chao ôi trong đoạn văn trên thuộc từ loại gì? A. Tình thái từ B. Trợ từ C. Quan hệ từ D. Thán từ Câu 2. Các từ “gàn dở, bần tiện, ngu ngốc, xấu xa, bỉ ổi” thuộc trường từ vựng nào? A. Chỉ trình độ con người B. Chỉ tính cách con người C. Chỉ thái độ con người D. Chỉ hình dáng con người Câu 3. Đoạn văn được trích trong văn bản nào? A. Trong lòng mẹ B. Tôi đi học C. Lão Hạc D. Tức nước vỡ bờ Câu 4. Văn bản nào sau đây là văn bản nhật dụng? A. Thông tin về ngày trái đất năm 2000 B. Chiếc lá cuối cùng C. Cô bé bán diêm D. Cả ba đáp án đều đúng Câu 5. Việc đưa yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự có tác dụng gì? A. Trình bày diễn biến của sự việc, hành động, nhân vật. B. Bày tỏ thái độ, cảm xúc của người viết trước sự việc, nhân vật, hành động. C. Làm nổi bật tính chất, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động. D. Giới thiệu nhân vật, sự việc, cốt truyện, tình huống. Câu 6. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng hình? A. âu yếm B. tưng bừng C. rụt rè
  9. D. rộn rã PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: Viết một đoạn văn diễn dịch (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về tác hại của việc sử dụng bao bì nilon. (2,0 điểm) Câu 2: Kể lại câu chuyện về một người bạn vượt khó, vươn lên trong học tập (5,0 điểm) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Học sinh khoanh tròn chữ cái đứng trước mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1: D Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: A Câu 5: D Câu 6: B PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) * Hình thức (0,5 điểm): Trình bày sạch đẹp, đúng ngữ pháp, có câu mở đoạn, phần thân đoạn và câu kết đoạn, viết đúng từ 7 đến 10 câu theo kiểu diễn dịch. * Nội dung (2,5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo gợi ý sau: - Thực trạng: Lượng rác thải chủ yếu ra môi trường hiện nay chính là bao ni lông. - Nguyên nhân: + Do sự tiện lợi của bao ni lông. + Chưa có phương pháp thay thế hiệu quả nhất cho bao bì ni lông. + Do thói quen của người sử dụng. - Hậu quả: + Bao ni lông mất nhiều năm để có thể phân hủy hết nên trước hết nó gây ô nhiễm môi trường, việc chôn bao ni lông xuống đất gây ảnh hưởng và xói mòn độ phì nhiêu của đất khiến đất bạc màu và cằn cỗi. + Việc đốt hoặc xử lí bao ni lông dù bằng bất kì cách nào cũng gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường, ảnh hưởng đến những thế hệ sau này. - Giải pháp: Đề xuất nhiều phát minh các biện pháp thay thế túi ni lông, mở rộng những mô hình có ích này để người dân biết đến nhiều hơn. Câu 2: (5,0 điểm)
  10. * Hình thức (0,5 điểm): Văn viết mạch lạc, trình bày sạch, đẹp, câu văn đúng cấu trúc ngữ pháp, không sai lỗi chính tả, bài văn đủng cấu trúc ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. * Nội dung (4,5 điểm): Trình bày được các ý sau: a. Mở bài: Giới thiệu về một tấm gương kiên trì vượt khó trong học tập: là người bạn cùng lớp mà em đã được gặp, được tiếp xúc. b. Thân bài: - Miêu tả chung về ngoại hình: thân hình, chiều cao, mái tóc, đôi mắt - Miêu tả, giới thiệu chi tiết về điều khiến bạn ấy gặp phải khó khăn trong học tập, trong sinh hoạt - Bạn ấy đã vượt qua những khó khăn ấy bằng cách nào? - Trong hoàn cảnh khó khăn đó, bạn ấy có thái độ như thế nào với bạn bè, thầy cô; với việc học tập; với các hoạt động tập thể - Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về sự vượt khó trong học tập của bạn ấy. - Em có những thay đổi như thế nào sau khi biết đến tấm gương sáng vượt khó trong học tập là bạn ấy. c. Kết bài: - Nêu những tình cảm của em dành cho bạn ấy. - Nêu những lời chúc, mong muốn tốt đẹp dành cho người bạn luôn biết vượt khó ấy. 5. Đề thi số 5 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Ý nghĩa của văn bản Chiếc lá cuối cùng là: A. Cứu chữa người bệnh. B. Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. C. Cụ Bơ-men ước vẽ được kiệt tác. D. Giôn-xi khỏi bệnh hiểm nghèo. Câu 2: Khi xây dựng hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa, tác giả Xéc-van-tét đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nổi bật nào? A. So sánh B. Nhân hóa C. Tương phản D. Liệt kê Câu 3: Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào? A. Truyện vừa B. Truyện ngắn
  11. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai C. Hồi kí D. Tiểu thuyết Câu 4: Họa sĩ Bơ-men trong Chiếc lá cuối cùng đã vẽ bức tranh chiếc lá cuối cùng như thế nào? A. Vẽ âm thầm trong đêm. B. Vẽ âm thầm trong đêm mùa xuân. C. Vẽ âm thầm trong đêm mưa gió lạnh buốt ngoài trời. D. Vẽ âm thầm trong đêm mùa hè. Câu 5: Nối tên văn bản với tên tác giả sao cho phù hợp? A (tên văn bản) Nối B (tên tác giả) 1. Đánh nhau với cối xay gió A. Thanh Tịnh 2. Tôi đi học B. Xéc-van-téc 3. Cô bé bán diêm C. Ai-ma-tốp 4. Hai cây phong D. An-đéc-xen PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: Hãy tóm tắt văn bản Cô bé bán diêm khoảng 10 dòng. (2,0 điểm) Câu 2: Em hãy cho biết nguyên nhân cái chết của Lão Hạc? Nêu ý nghĩa của cái chết ấy? (2,0 điểm) Câu 3: Cho câu chủ đề: Chị Dậu đại diện cho người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Từ câu chủ đề trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 12 dòng) theo kiểu quy nạp. (3,0 điểm) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Học sinh khoanh tròn chữ cái đứng trước mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Riêng câu 5 nối đúng mỗi cột được 0,25 điểm. Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: C Câu 4: C Câu 5: 1 – B; 2 – A; 3 – D; 4 – C. PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: Trang | 11
  12. - Tóm tắt văn bản cô bé bán diêm với các sự việc diễn ra: + Giới thiệu hoàn cảnh cô bé. (0,5 điểm) + Năm lần quẹt diêm gắn với từng mộng tưởng. (1,0 điểm) + Cái chết của cô bé. (0,5 điểm) Câu 2: - Nguyên nhân cái chết của Lão Hạc: + Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. (0,5 điểm) + Lão Hạc chọn lấy cái chết để bảo toàn căn nhà và mảnh vườn cho con, không muốn gây phiền hà cho hàng xóm, láng giềng. (0,5 điểm) - Ý nghĩa của cái chết: + Phản ánh chân thực và sâu sắc về số phận bi thảm của người nông dân trước cách mạng, ca ngợi phẩm giá cao đẹp của người lao động. (0,5 điểm) + Phê phán tố cáo xã hội phi nhân đạo, tàn ác. (0,5 điểm) Câu 3: * Hình thức (0,5 điểm): Đoạn văn viết mạch lạc, trình bày sạch, đẹp, câu văn đúng cấu trúc ngữ pháp, không sai lỗi chính tả, độ dài khoảng 10 đến 12 dòng theo kiểu quy nạp. * Nội dung (2,5 điểm): Trình bày được các ý sau: - Chị Dậu hiền lành, chịu thương chịu khó, chăm sóc, lo lắng cho chồng con, nhưng cuộc sống nghèo khổ, (1,0 điểm) - Chị Dậu chống lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng (1,0 điểm) - Chị có vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. (0,5 điểm).