Đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này lắng nghe hoa vải nở […].
Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình minh khi tiếng gà
gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhảy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa
ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại
với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa
quyện vào nhau tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ
may… Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này,
chủ vườn đã gọi đàn ong yêu về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ
súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời.
(Trích Về quê vải, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời Tr. 147, NXB Văn học, 2013)
Câu 1: Nhân vật tôi trong đoạn trích trên trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều để làm gì?
Câu 2: Đoạn văn trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
Câu 3: Tìm các từ láy có trong đoạn trích và cho biết tác dụng của chúng?
Câu 4: Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất được gọi là miền hoa của giấc
mơ ngọt ngào?
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này lắng nghe hoa vải nở […].
Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình minh khi tiếng gà
gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhảy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa
ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại
với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa
quyện vào nhau tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ
may… Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này,
chủ vườn đã gọi đàn ong yêu về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ
súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời.
(Trích Về quê vải, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời Tr. 147, NXB Văn học, 2013)
Câu 1: Nhân vật tôi trong đoạn trích trên trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều để làm gì?
Câu 2: Đoạn văn trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
Câu 3: Tìm các từ láy có trong đoạn trích và cho biết tác dụng của chúng?
Câu 4: Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất được gọi là miền hoa của giấc
mơ ngọt ngào?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2022_2023_tru.pdf
Nội dung text: Đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (Có đáp án)
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN GIA THIỀU MÔN: NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài: 90 phút) 1. Đề thi số 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này lắng nghe hoa vải nở [ ]. Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhảy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này, chủ vườn đã gọi đàn ong yêu về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời. (Trích Về quê vải, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời Tr. 147, NXB Văn học, 2013) Câu 1: Nhân vật tôi trong đoạn trích trên trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều để làm gì? Câu 2: Đoạn văn trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? Câu 3: Tìm các từ láy có trong đoạn trích và cho biết tác dụng của chúng? Câu 4: Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất được gọi là miền hoa của giấc mơ ngọt ngào? II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) Kể về một người thân của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Câu 1. - Nhân vật tôi trong đoạn trích trên trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều lắng nghe hoa vải nở (0.5) Câu 2. - Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm (0.5) Câu 3. - Các từ láy: chênh vênh, nhẹ nhàng, phành phạch, ngàn ngạt, li ti, dại dột, ngào ngạt, vo ve, rộn rã. (0.5) - Tác dụng: diễn tả vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên và tình cảm của nhân vật tôi trước vẻ đẹp đó. (0.5) www.hoc247.net F : www.facebook.com/hoc247tv Y : youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 1
- Câu 4. Tình cảm của tác giả với miền hoa của giấc mơ ngọt ngào: yêu say, gắn bó tha thiết (1.0) II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm): a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng đối tượng tự sự. c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: Mở bài - Giới thiệu về người thân ấy. Thân bài - Miêu tả người thân. +Vóc dáng, ngoại hình + Tính cách Đối với mọi người xung quanh Đối với gia đình Đối với bản thân - Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân. - Cảm nhận về người thân. Kết bài - Khẳng định lại tình cảm của em và người thân ấy. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 2. Đề thi số 2 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
- Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Câu 1. (0.5 điểm) Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Câu 2. (1.0 điểm) Nêu nội dung của đoạn trích trên? Câu 3. (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Câu 4. (1.0 điểm) Tìm các từ láy trong đoạn trích? II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm): Câu 1 (2.0 điểm) Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm trong một đoạn văn khoảng 10 câu. Câu 2 (5.0 điểm) Đóng vai bà lão hàng xóm bên cạnh nhà chị Dậu kể lại cảnh tượng cai lệ và người nhà lí trưởng đến độc thúc sưu (trong đó có dùng yếu tố miêu tả và biểu cảm). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Câu 1. (0.5 điểm) - Đoạn trích trên được trích trong văn bản: Tôi đi học - Tác giả: Thanh Tịnh Câu 2. (1.0 điểm) - Tâm trạng náo nức về kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Câu 3. (0.5 điểm) - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: tự sự Câu 4. (1.0 điểm) - Từ láy: bàng bạc, nao nức, rụt rè, tưng bừng, rộn rã, âu yếm. II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm): Câu 1. (2.0 điểm) Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm: Trong đêm giao thừa gió tuyết đầy phố có một cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi quẹt một que diêm để sưởi ấm. Em quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra. Em quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba, cây thông Nô-en xuất hiện. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà nội. Sáng hôm sau, cô bé bán diêm đã chết trong giá rét. Câu 2. (5.0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
- Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng trình tự tự sự, ngôi kể c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: Mở bài - Giới thiệu bản thân Thân bài - Giới thiệu tóm tắt hoàn cảnh của gia đình chị Dậu. + Nhà đông con, lại nghèo đói mất mùa. + Không có tiền đóng sưu thuế. + Phải bán cả đàn chó và bán cả con mới đủ tiền đóng sưu thuế cho chồng. - Chị Dậu sang nhà tôi xin gạo, kể về việc hôm qua anh Dậu bị đánh. - Chứng kiến cảnh cai lệ đến nhà chị Dậu đòi sưu. + Tôi chạy sang đã thấy bọn cai lệ đã ở trong nhà rồi. + Chúng cứ nhào vào người anh Dậu đòi bắt trói. + Chị Dậu van xin, nài nỉ nhưng không được. Chị đã vùng dậy đánh bọn chúng. + Bọn cai lệ bỏ về và nói vọng lại là đòi bắt trói anh chị đi tù. Kết bài - Nêu cảm nghĩ của bản thân. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 3. Đề thi số 3 Câu 1. (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng giữa cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được lại có tiếng người ghét cậu. Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận lại điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002)
- a. (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. b. (1.0 điểm) Câu nói Ai gieo gió thì ắt gặt bão gợi cho em nghĩ đến thành ngữ nào? Hãy giải thích ý nghĩa thành ngữ đó. c. (1.0 điểm) Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì? Câu 2. (7.0 điểm) Kể lại một việc tốt mà em đã làm. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 Câu 1. (3.0 điểm) a. (1.0 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự b. (1.0 điểm) Câu nói Ai gieo gió thì ắt gặt bão” gợi cho em nghĩ đến câu nói Gieo nhân nào gặt quả nấy. Ý nghĩa tục ngữ gieo nhân nào gặt quả nấy có nghĩa là khi bạn ở hiền thì gặp lành và khi bạn đối xử không tốt với ai thì sau này bạn sẽ bị người ta đối xử không tốt lại, và cứ thế cứ thế thì những đời kế tiếp bạn cũng sẽ bị như thế, vì thế hãy sống tốt và biết giúp đỡ người khác như thương người như thể thương thân thì sau này bạn nhận lại sẽ là lòng tốt của họ đối với mình. c. (1.0 điểm) Thông điệp: Con người nếu cho đi những điều gì sẽ nhận lại được những điều như vậy, cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận được điều tốt đẹp. Câu 2. (7.0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng trình tự kể chuyện, kết hợp yếu tố miêu tả biểu cảm. c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: Mở bài - Nêu hoàn cảnh, thời gian diễn ra sự việc. Thân bài - Kể diễn biến sự việc: + Việc tốt đó là gì? Xảy ra ở đâu? + Suy nghĩ của em khi làm công việc đó. + Hành động cụ thể của em khi đó. - Việc làm của em đã mang lại ích lợi như thế nào. Kết bài
- - Cảm giác của em sau khi làm được một việc tốt. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 4. Đề thi số 4 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến 1 buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt. (1.0) Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn là gì? (1.0) Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của phép so sánh có trong đoạn văn. (1.0) II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) Kể lại một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng, (có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt: miêu tả (1.0) Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn: miêu tả cảnh biển vào buổi sớm. (1.0) Câu 3. (1.0) - Phép so sánh (0.5) + Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. + Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc + loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. - Tác dụng (0.5) + Phép so sánh đã gợi tả được cảnh biển một cách sinh động, hấp dẫn. + Thể hiện cảm xúc của tác giả. + Gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm): a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng trình tự kể chuyện, kết hợp yếu tố miêu tả biểu cảm.
- c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: Mở bài: - Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc Thân bài: a. Hoàn cảnh xảy ra việc: - Không gian - Thời gian b. Diễn biến sự việc: - Hành động của em. - Hành động của các nhân vật khác. - Nêu cảm xúc của các nhân vật. Kết bài: - Nêu cảm nghĩ về việc làm của mình d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 5. Đề thi số 5 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau: Thế là em quẹt tất cả que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ nắm lấy tay em rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi , chẳng còn đói rét , đau buồn nào đe dọa họ nữa . Họ đã bay về chầu Thượng đế. Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. (1.0 điểm) Nội dung của đoạn văn trên là gì? Câu 3 (1.0 điểm) Qua nội dung của đoạn văn trên, tác giả muốn gửi gắm chúng ta điều gì? II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Đặt 4 câu có sử dụng tình thái từ khác nhau? Chỉ ra loại tình thái từ đó? Câu 2. (5.0 điểm) Kể về một người thân của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Câu 1. (1.0 điểm)
- - Tác phẩm: Cô bé bán diêm - Tác giả: An-đéc-xen Câu 2. (1.0 điểm) Nội dung của đoạn văn trên: cái chết của cô bé bán diêm. Câu 3 (1.0 điểm) Thông điệp: Hãy là những que diêm để thắp sáng và sưởi ấm trái tim cho những con người bất hạnh, đáng thương hơn mình. II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) - Học sinh đặt câu có sử dụng tình thái từ và chỉ ra loại tình thái từ đó. Câu 2. (5.0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng đối tượng tự sự. c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: Mở bài - Giới thiệu về người thân ấy. Thân bài - Miêu tả người thân. + Vóc dáng, ngoại hình + Tính cách Đối với mọi người xung quanh Đối với gia đình Đối với bản thân - Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân. - Cảm nhận về người thân. Kết bài - Khẳng định lại tình cảm của em và người thân ấy. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.