Đề thi giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

Phần I. (6.0 điểm) Cho câu thơ sau:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Câu 1: ( 1,0 điểm) Chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện đoạn thơ và cho biết đoạn thơ trích trong tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2: ( 0,5 điểm)  Khái quát nội dung đoạn thơ trên bằng một câu văn.

Câu 3: ( 1.0 điểm)  Trong một đoạn thơ khác của bài thơ có hai câu thơ:

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.         

Hãy gọi tên và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên.

Câu 4: ( 3.5 điểm)

Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về những câu thơ vừa chép, trong đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch chân và chú thích câu hỏi tu từ).  

Phần II. ( 4.0 điểm) Cho đoạn văn

Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng HánĐường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.

(“Nước Đại Việt ta” Trích “ Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi )

doc 4 trang Ánh Mai 23/02/2023 7700
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_giua_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2022_2023_co_dap.doc

Nội dung text: Đề thi giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học: 2022 - 2023 Phần I. (6.0 điểm) Cho câu thơ sau: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Câu 1: ( 1,0 điểm) Chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện đoạn thơ và cho biết đoạn thơ trích trong tác phẩm nào? Của ai? Câu 2: ( 0,5 điểm) Khái quát nội dung đoạn thơ trên bằng một câu văn. Câu 3: ( 1.0 điểm) Trong một đoạn thơ khác của bài thơ có hai câu thơ: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Hãy gọi tên và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên. Câu 4: ( 3.5 điểm) Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về những câu thơ vừa chép, trong đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch chân và chú thích câu hỏi tu từ). Phần II. ( 4.0 điểm) Cho đoạn văn Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt thời nào cũng có. (“Nước Đại Việt ta” Trích “ Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi ) Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Để chứng minh cho nội dung ấy, tác giả đã nêu ra những yếu tố nào ? Câu 2 (1,0 điểm): Xét theo mục đích nói, câu văn “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập” thuộc kiểu câu gì và thực hiện hành động nói nào ? Câu 3 ( 2.0 điểm): Qua văn bản có đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về lòng yêu nước của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay. Hết
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ THI Nội dung Biểuđiểm Cho câu thơ sau: Phần I Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng 6, 0 điểm Chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện đoạn thơ và cho biết đoạn thơ trích trong tác phẩm nào? Của ai? 1,0 điểm - HS chép chính xác đoạn thơ. Nếu chép sai 1 từ trừ 0,25 điểm; 0,5 sai quá 4 từ, không cho điểm ( nếu sai về lỗi chính tả trong từ hoặc sai về dấu mà không làm ảnh hưởng đến ý thơ thì trừ 0,25 đ) 0,25 Câu 1: - Đoạn thơ trên trích trong bài thơ: Quê hương 0,25 - Tác giả: Tế Hanh Khái quát nội dung đoạn thơ trên bằng một câu văn. 0,5 điểm Câu văn: Đoạn thơ trên miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh Câu 2 cá lúc bình minh. 0,5 Trong một đoạn thơ khác của bài thơ có hai câu thơ: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Hãy gọi tên và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng Câu 3 trong hai câu thơ trên 1,0 điểm - Phép tu từ: + Nhân hóa: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ - Tác dụng: + Gợi liên tưởng con thuyền như những người dân chài lưới đang ở trạng thái nghỉ ngơi thảnh thơi sau một ngày lao động vất vả, 0,25 cảm nhận bằng tâm hồn mình chất biển mặn mòi. 0,25 + Giúp người đọc cảm nhận được được tình yêu quê hương thiết tha sâu đậm của nhà thơ. 0,5 Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu nêu cảm nhận 3,5 của em về những câu thơ vừa chép, trong đoạn có sử dụng điểm một câu hỏi tu từ ( gạch chân và chú thích câu hỏi tu từ) * Yêu cầu về nội dung : HS có nhiều cách viết, song đảm bảo các ý cơ bản sau : - Thông qua những tính từ miêu tả trong, nhẹ, hồng -> cảnh sắc thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp tươi sáng, tinh khôi, thanh nhẹ, yên bình. - Nổi bật giữa thiên nhiên đó là hình ảnh những người dân chài và con thuyền băng băng lướt sóng ra khơi. + Hình ảnh những người dân chài: trẻ khỏe, sung sức. Từ bơi thuyền gợi nên cái tư thế nhẹ nhàng, thảnh thơi phù hợp với khung cảnh lãng mạn ở câu thơ trên. + Hình ảnh con thuyền băng mình ra khơi: nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” và một loạt tính từ, động từ đặc tả sức mạnh: hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt đã Câu 4 diễn tả khí thế của những con thuyền nối đuôi nhau ra khơi, toát
  3. lên sức sống khỏe khoắn và một vẻ đẹp hào hùng. + Hình ảnh cánh buồm no gió: “Cánh buồm giương to thâu góp gió”. Tác giả lấy cái hữu hình so sánh với cái vô hình khiến cánh buồm trở nên vừa có hình hài, vừa có linh hồn. Từ ngữ miêu tả tinh tế: “cánh buồm giương to” vừa thể hiện sự rộng lớn vừa thể hiện xu hướng tiến về phía trước đồng thời cũng đầy linh thiêng. Động từ “rướn” diễn tả tư thế vươn mình tiến lên khiến cánh buồm như kiêu hãnh hơn, mạnh mẽ hơn. - Nhịp thơ khỏe khoắn, tươi vui, thể hiện khí thế sôi nổi và niềm khát khao hạnh phúc ấm no của người dân làng biển. => 6 câu thơ vừa là bức tranh phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi qua đó cho thấy tình cảm tự hào của tác giả về sức sống mãnh liệt của làng quê thân thương. * Yêu cầu về kỹ năng: - Bài làm phải được tổ chức thành một đoạn văn quy nạp hoàn chỉnh (nếu không đáp ứng được trừ 0,25 điểm) - Đoạn văn có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp (nếu không đáp ứng trừ 0,25 điểm). - Có sử dụng hợp lý câu hỏi tu từ (nếu không đáp ứng trừ 0,5 điểm). * Cách cho điểm: - Điểm 3,5: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. - Điểm 3: Bài viết đáp ứng được các yêu cầu trên. Còn một vài sai sót không phải lỗi cơ bản. - Điểm 2: Bài viết chỉ đáp ứng một nửa hoặc mắc lỗi kiến thức, kĩ năng như đã hướng dẫn ở trên - Điểm 1: Viết sơ sài, lộn xộn. - Điểm 0: Để giấy trắng Cho đoạn văn Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt thời nào cũng có. Phần II ( “Nước Đại Việt ta” Trích “ Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi ) 4,0 điểm Đoạn văn trên khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Để chứng minh cho nội dung ấy, tác giả đã nêu ra những luận cứ nào ? 1,0 điểm Các yếu tố: + Yếu tố lịch sử, + Yếu tố văn hóa + Yếu tố cương vực lãnh thổ + Yếu tố phong tục Câu 1 + Yếu tố chủ quyền 1.0
  4. Lưu ý: Học sinh có thể trình bày gộp lại nhưng vẫn đủ ý, vẫn cho điểm tối đa. Học sinh có thể chỉ trình bày các dẫn chứng mà không khái quát được thì cho nửa số điểm. HS trình bày thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm. Xét về mục đích nói câu văn “ Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập” thuộc kiểu câu gì, thực hiện hành động nói nào? 1,0 điểm - Câu trần thuật 0,5 Câu 2 - Hành động nói: trình bày 0,5 Qua văn bản có đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về lòng yêu nước của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay. 2,0 điểm * Yêu cầu về nội dung: HS có nhiều cách viết, song đảm bảo các ý cơ bản sau : - Giải thích thế nào là lòng yêu nước? - Biểu hiện của lòng yêu nước trong giai đoạn hiện nay. - Vai trò, tác dụng của lòng yêu nước. - Bàn luận mở rộng: + Phê phán những người không có lòng yêu nước. + Bài học nhận thức và hành động. * Yêu cầu về kĩ năng: Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, đúng phương thức nghị luận về một vấn đề xã hội. Suy nghĩ xuất phát từ hiểu biết và ý thức đúng đắn. Cảm xúc chân thành. * Cách cho điểm: - Điểm 2: Đáp ứng những yêu cầu trên. - Điểm 1,5: Đáp ứng những yêu cầu trên, mắc lỗi kĩ năng không cơ bản - Điểm 1: Bài viết sơ sài, mắc lỗi kiến thức, kĩ năng cơ bản. Câu 3 - Điểm 0: Để giấy trắng.