Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phan Văn Trị (Có đáp án)

Câu 7. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây? 
A. Sử dụng tài sản công vào việc riêng nhưng bảo quản cẩn thận.                               
B. Sử dụng tiết kiệm tài sản chung. 
C. Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.                                                   
D. Tài sản tổ tiên để lại được con cháu sử dụng cẩn thận.  
Câu 8. Thấy hành vi chiếm dụng tài sản của người khác, em sẽ? 
A. Sợ hãi bỏ đi.                         
B. Làm như không biết gì, nhanh chóng bỏ đi. 
C. Đồng lõa với người đó để kiếm chác.        
D. Yêu cầu người đó trả lại tài sản cho người bị hại.          
Câu 9. Em sẽ làm gì nếu em  nhặt được một túi nhỏ trong đó có tiền và những giấy tờ  liên quan 
có tên một người với địa chỉ cụ thể? 
A. Sử dụng số tiền đó vì mình nhặt được nên là của mình. 
B. Báo với cơ quan có thẩm quyền để trả lại người mất. 
C. Để lại túi đó đúng vị trí. 
D. Trả lại giấy tờ cho người đó, còn tiền thì đóng học giúp mẹ. 
Câu 10. Công trình nào sau đây thuộc lợi ích công cộng? 
A. Bệnh viện tư nhân                
B. Khách sạn tư nhân       
C. Căn hộ của dân                     
D. Đường quốc lộ 
Câu 11. Để đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, Nhà nước có những trách nhiệm nào 
sau đây?  
A. Xử lí và truy tố tất cả các trường hợp bị khiếu nại tố cáo.         
B. Xử lí nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của tổ 
chức cá nhân.         
C. Công dân có thể sử dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu khống ai đó.         
D. Không bảo vệ người khiếu nại tố cáo.
pdf 17 trang Lưu Chiến 22/07/2023 1020
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phan Văn Trị (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc_2021_2022_tr.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phan Văn Trị (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS PHAN VĂN TRỊ MÔN: GDCD 8 (Thời gian làm bài: 45 phút) 1. Đề số 1 A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1. Trong những người sau, ai là người có quyền bán, tặng chiếc xe máy cho người khác? A. Người trông giữ xe. B. Người mượn xe. C. Người chủ chiếc xe. D. Cả 3 người trên. Câu 2. Hành vi xâm phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là? A. Lấy tiền nhà nước đầu tư sản xuất để cho vay. B. Khai thác rừng đúng tuổi theo quy định. C. Kinh doanh thua lỗ nên nợ tiền ngân hàng. D. Lãng phí điện, nước của gia đình. Câu 3. Trong các tài sản sau đây, tài sản nào thuộc sở hữu của Nhà nước? A. Tiền lương, tiền thưởng. B. Xe máy, ti vi cá nhân trúng giải. C. Cổ vật quốc gia. D. Tài sản thừa kế của công dân. Câu 4. Trong các tài sản sau, tài sản thuộc lợi ích công cộng là? A. Vườn cây ăn quả. B. Ao cá Hợp tác xã. C. Công viên. D. Đất đai. Câu 5. Những tài sản thuộc sở hữu của công dân là? A. Tư liệu sản xuất của Hợp tác xã. B. Các nguồn lợi ở thềm lục địa. C. Vốn và tài sản mà Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp. D. Tài sản được thừa kế. Câu 6. Quyền sở hữu tài sản của công dân được quy định trong? A. Luật hành chính. B. Luật dân sự. Trang | 1
  2. C. Luật kinh tế. D. Luật hình sự. Câu 7. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Sử dụng tài sản công vào việc riêng nhưng bảo quản cẩn thận. B. Sử dụng tiết kiệm tài sản chung. C. Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp. D. Tài sản tổ tiên để lại được con cháu sử dụng cẩn thận. Câu 8. Thấy hành vi chiếm dụng tài sản của người khác, em sẽ? A. Sợ hãi bỏ đi. B. Làm như không biết gì, nhanh chóng bỏ đi. C. Đồng lõa với người đó để kiếm chác. D. Yêu cầu người đó trả lại tài sản cho người bị hại. Câu 9. Em sẽ làm gì nếu em nhặt được một túi nhỏ trong đó có tiền và những giấy tờ liên quan có tên một người với địa chỉ cụ thể? A. Sử dụng số tiền đó vì mình nhặt được nên là của mình. B. Báo với cơ quan có thẩm quyền để trả lại người mất. C. Để lại túi đó đúng vị trí. D. Trả lại giấy tờ cho người đó, còn tiền thì đóng học giúp mẹ. Câu 10. Công trình nào sau đây thuộc lợi ích công cộng? A. Bệnh viện tư nhân B. Khách sạn tư nhân C. Căn hộ của dân D. Đường quốc lộ Câu 11. Để đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, Nhà nước có những trách nhiệm nào sau đây? A. Xử lí và truy tố tất cả các trường hợp bị khiếu nại tố cáo. B. Xử lí nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân. C. Công dân có thể sử dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu khống ai đó. D. Không bảo vệ người khiếu nại tố cáo. Câu 12. Khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa là? A. Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp. B. Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. C. Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Cả A, B, C. Trang | 2
  3. Câu 13. Chị A được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng, sau khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc chị tiếp tục đi làm nhưng giám đốc không đồng ý cho chị đi làm vì chị vướng bận con cái nên không có thời gian tập trung vào công việc. Trong trường hợp này chị A cần làm gì để bảo vệ lợi ích của mình? A. Làm đơn khiếu nại. B. Làm đơn tố cáo. C. Chấp nhận nghỉ việc. D. Đe dọa Giám đốc. Câu 14. Ý kiến nào dưới đây đúng về quyền khiếu nại của công dân? A. Công dân được sử dụng quyền khiếu nại khi thấy có hành vi gây hại cho lợi ích công cộng. B. Công dân có quyền khiếu nại những hành vi gây hại cho nhà nước. C. Công dân được quyền khiếu nại khi thấy có hành vi gây hại cho tài sản của người khác. D. Công dân được khiếu nại các quyết định, việc làm của công chức nhà nước khi thực hiện công vụ đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Câu 15. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào được sử dụng quyền tố cáo? A. Sau khi nghỉ sinh con, chị Bình nhận được giấy báo của giám đốc công ty cho nghỉ việc. B. Hoàng tình cờ phát hiện một ổ đánh bạc. C. Cổ vật được tìm thấy sau khi đào móng làm nhà. D. Thành đi xe máy vào đường ngược chiều và bị cảnh sát giao thông viết giấy phạt quá mức quy định. Câu 16. Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Từ đủ 13 tuổi. B. Từ đủ 14 tuổi. C. Từ đủ 15 tuổi. D. Từ đủ 16 tuổi. Câu 17. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân bị phạt tù bao lâu? A. Từ 2 tháng đến 1 năm. B. Từ 3 tháng đến 2 năm. C. Từ 4 tháng đến 3 năm. D. Từ 5 tháng đến 5 năm. Câu 18. Việc ông A sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tung tin đồn nhảm không đúng sự thật sẽ bị phạt như thế nào? A. Cảnh cáo. Trang | 3
  4. B. Nhắc nhở. C. Phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. D. Cách chức. Câu 19. Trong giờ sinh hoạt, bạn S có ý kiến cho rằng lớp trưởng có hành vi bao che cho các bạn chơi thân và không đảm bảo công bằng cho cả lớp. Lớp trưởng đã cho rằng bạn S không có quyền gì nên không được đưa ra ý kiến. Lớp trưởng đã thực hiện không đúng quyền nào dưới đây? A. Tôn trọng người mình. B. Tự do ngôn luận. C. Quản lí xã hội. D. Giữ chữ tín. Câu 20. Việc làm nào dưới đây thể hiện không đúng quyền tự do ngôn luận của công dân đối với các vấn đề của đất nước? A. Phổ biến sáng kiến kinh nghiệm với đồng nghiệp. B. Gửi bài đăng báo thể hiện quan niệm của mình. C. Tự do lập hội và kêu gọi mọi người biểu tình. D. Bày tỏ ý kiến của mình tại các cuộc họp. B. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Ông Q gửi đơn tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tố cáo một cán bộ của văn phòng Ủy ban nhân dân huyện đã có hành vi nhận hối lộ. Trong đơn tố cáo có ghi rõ tên mình và cung cấp các chứng cứ liên quan tới việc nhận hối lộ này. a. Ông Q tố cáo là đúng hay sai theo quy định của pháp luật? b. Đơn tố cáo trên gửi đúng người có thẩm quyền xem xét tố cáo hay chưa? Câu 2. (3 điểm) Trong những năm gần đây, trước khi ban hành các văn bản pháp luật, nhà nước thường tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Khi báo chí đăng dự thảo Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến, nhiều người đã có ý kiến khác nhau về việc này. Có người nói học sinh cũng có quyền tham gia góp ý, có người lại cho rằng chỉ có những người đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền tham gia đóng góp ý kiến. Em hiểu thế nào là đúng về quyền tự do ngôn luận của công dân? Học sinh có quyền tự do ngôn luận và có quyền đóng góp ý kiến vào các văn bản khi nhà nước trưng cầu ý kiến của nhân dân hay không? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trang | 4
  5. A. quan trọng của mỗi tổ chức cá nhân. B. quan trọng nhất của công dân. C. cơ bản của công dân. D. được pháp luật qui định. Câu 16. Quyền tự do ngôn luận được quy đinh trong? A. Hiến pháp và luật báo chí. B. Hiến pháp và Luật truyền thông. C. Hiến pháp và bộ luật hình sự. D. Hiến pháp và bộ luật dân sự. Câu 17. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân bị phạt tù bao lâu? A. Từ 2 tháng đến 1 năm. B. Từ 3 tháng đến 2 năm. C. Từ 4 tháng đến 3 năm. D. Từ 5 tháng đến 5 năm. Câu 18. Quyền tự do ngôn luận có quan hệ chặt chẽ và thường thể hiện thông qua quyền? A. Tự do lập hội. B. Tự do báo chí. C. Tự do biểu tình. D. Tự do hội họp. Câu 19. Quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội được gọi là? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền khiếu nại. C. Quyền tố cáo. D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Câu 20. Hành vi nào thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận? A. Phát ngôn thoải mái không cần nghĩ đến hậu quả. B. Các đại biểu chất vấn các bộ trưởng tại Quốc hội. C. Cãi nhau, chửi bới và xúc phạm nhau. D. Không chịu trách nhiệm trong lời nói của mình. B. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Trang | 8
  6. Năm nay Hùng 14 tuổi, đang học lớp 8. Nhà Hùng ở gần cơ sở giết mổ gia súc do ông Khôi làm chủ. Đã nhiều lần Hùng chứng kiến cảnh cơ sở này xả chất dơ bẩn, độc hại xuống dòng sông cạnh đó, gây ô nhiễm nặng nề. Dù rất bất bình với việc làm đó nhưng Hùng còn do dự không biết mình đã đủ tuổi để thực hiện quyền tố cáo hay chưa. a. Theo em, Hùng có quyền tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường của ông Khôi hay không? Nếu có Hùng có thể thực hiện bằng cách nào? b. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo? Câu 2. (3 điểm) Chi là một nữ sinh lớp 8. Một lần, do vi phạm nội quy của nhà trường, trong giờ sinh hoạt lớp, thầy giáo chủ nhiệm đã lấy ý kiến của các học sinh trong lớp về hình thức xử phạt đối với Chi. Cả lớp đã đi đến quyết định phạt Chi trực nhật lớp 1 tuần, viết bản kiểm điểm xin ý kiến của cha mẹ. Chi không đồng tình với cách xử lý của thầy giáo và các bạn nhưng trong cuộc họp không đưa ra ý kiến của mình mà về nhà lên mạng xã hội, nói tục, chửi bậy thầy giáo và các bạn, cho rằng mình bị thầy giáo và các bạn ghét bỏ, trù dập. a. Em hãy nhận xét việc làm của Chi. b. Nếu là Chi, em sẽ làm gì? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A C A D A A D A A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A A B D C A B B A B B. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Nội dung trả lời Điểm a. Hùng có quyền tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường của ông Khôi. Hùng có thể thực hiện quyền tố cáo bằng hai cách: - Gởi đơn tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền. 2 điểm - Trực tiếp tố cáo với cơ quan có thẩm quyền. 1 b. * Đối tượng: + Khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính. + Tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan. Trang | 9
  7. * Cơ sở: + Khiếu nại là quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm hại. + Tố cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân * Mục đích: + Khiếu nại để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm hại hoặc bị thiệt hại. + Tố cáo nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời hành vi vi phạm PL * Người khiếu nại và người tố cáo: + Người khiếu nại phải có năng lực hành vi đầy đủ, phải là người có quyền và lợi ích hợp pháp có liên quan trực tiếp đến quyết định, hành vi mình khiếu nại. + Người tố cáo là mọi công dân, bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp cũng đều có quyền tố cáo. a. Nhận xét việc làm của Chi: Chi làm như vậy là sai, sử dụng quyền tự do 3 điểm 2 ngôn luận không đúng cách. b. Nếu là Chi, em sẽ nhận khuyết điểm của mình và xin lỗi thầy giáo và các bạn; hứa sẽ không tái phạm những việc làm tương tự. 3. Đề số 3 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 8- TRƯỜNG THCS PHAN VĂN TRỊ- ĐỀ 03 A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1. Trên đường đi học, em thấy có người đang lấy trộm điện thoại của một người đi đường, trong tình huống đó em sẽ? A. Coi như không nhìn thấy vì sợ bị đánh. B. Yêu cầu dừng lại hành vi trộm cắp đó. C. Đi nhanh khỏi khu vực đó. D. Nhanh chóng nói với người lớn để có biện pháp khắc phục. Câu 2. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Người giữ xe sử dụng chiếc xe mình đang nhận giữ. B. Đem tiền lương của mình đi đánh bạc. C. Sử dụng tài sản công đúng mục đích. D. Nhặt được của rơi đem tặng cho những người nghèo. Câu 3. Điền từ/ cụm từ còn thiếu vào dấu ( ) để hoàn thiện khái niệm: Trang | 10
  8. Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài sản ( ) của mình? A. Sở hữu. B. Quan trọng. C. Thuộc sở hữu. D. Gia truyền. Câu 4. Pháp luật nghiêm cấm những hành vi tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng? A. đụng chạm đến. B. sử dụng. C. khai thác. D. xâm phạm. Câu 5. Khi trông thấy bạn cùng lứa tuổi với em đang lấy trộm tiền của một người, em sẽ làm gì? A. Làm lơ, lặng thinh. B. Tiếp tay giúp đỡ bạn để bạn dễ hành động trộm cắp. C. Ngăn cản hành động của bạn. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 6. Biểu hiện không bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng là? A. Báo với công an có đối tượng đập phá trường học. B. Ngăn chặn nạn phá rừng. C. Ngăn chặn nạn khai thác cát bừa bãi ven sông Hồng. D. Hai bạn xô nhau làm vỡ kính ở cửa lớp học. Câu 7. Trên báo có đăng tin, tại tỉnh Bình Thuận xảy ra việc một số người quá khích đã đập phá tài sản, phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà nước. Hành vi này gọi là? A. Phá hoại lợi ích công cộng. B. Phá hoại lợi ích. C. Phá hoại tài sản. D. Phá hoại tài sản của nhà nước. Câu 8. Bạn T học sinh lớp 11 mượn xe máy của anh D hàng xóm để đi học. Do thiếu tiền trả nợ quán Internet nên bạn đã tự ý mang xe đi cầm cố. Bạn T đã vi phạm quyền nào dưới đây? A. Sở hữu. B. Chiếm hữu. C. Sử dụng. D. Định đoạt. Câu 9. Đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, công dân cần có trách nhiệm gì? A. Khai thác. Trang | 11
  9. B. Sử dụng hợp lí. C. Tôn trọng và bảo vệ. D. Tôn trọng và chiếm hữu. Câu 10. Công trình nào sau đây thuộc lợi ích công cộng? A. Siêu thị tư nhân. B. Công viên. C. Xe taxi. D. Nhà hàng tư nhân. Câu 11. Mỗi khi đi học về qua nhà hàng X, Hoa thường thấy bạn gái làm thuê bị chủ nhà hàng này đánh đập rất tàn nhẫn khiến bạn bị nhiều vết thương nghiêm trọng trên người. Theo em, để giúp bạn gái, Hoa có thể? A. im lặng vì sợ chủ nhà hàng trả thù mình và tiếp tục đánh đập bạn gái đó. B. quay video và gửi cho chủ nhà hàng để đe dọa. C. khiếu nại hành vi của chủ nhà hàng với cơ quan chức năng. D. tố cáo hành vi của chủ nhà hàng với cơ quan chức năng. Câu 12. Công dân có quyền khiếu nại trong những trường hợp nào dưới đây? A. Điểm bài thi của mình thấp hơn của bạn. B. Phát hiện người khác có hành vi tham ô tài sản của Nhà nước. C. Bị bạn cùng lớp gây thương tích. D. Bị giám đốc công ty cho thôi việc không rõ lí do. Câu 13. Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào dưới đây? A. Khi bị cán bộ quản lí thị trường thu giữ hàng không rõ lí do. B. Khi bị cảnh sát giao thông xử phạt không đúng với những quy định trong Luật giao thông. C. Khi bị cán bộ ngành thuế thu thuế kinh doanh của gia đình mình không đúng với quy định của pháp luật. D. Khi biết có người buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Câu 14. Khi công dân phát hiện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước thì họ có quyền? A. Khiếu nại. B. Tố cáo. C. Kiến nghị. D. Yêu cầu. Câu 15. Quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ được là quyền? A. Khiếu nại. Trang | 12
  10. B. Tố cáo. C. Kỉ luật. D. Thanh tra. Câu 16. Trong buổi sinh hoạt lớp, khi bàn về các biện pháp để bảo vệ môi trường học đường, các bạn trong lớp đã có rất nhiều ý kiến đóng góp khác nhau, đưa ra những giải pháp hữu hiệu. Việc làm của các bạn trong lớp thế hiện rõ nhất quyền gì của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền khiếu nại của công dân. C. Quyền tố cáo của công dân. D. Quyền tự do báo chí. Câu 17. Việc làm nào được pháp luật nhà nước ta qui định trong quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Viết thư nặc danh để vu cáo, nói xấu cán bộ. B. Trong các cuộc họp cơ sở, địa phương bàn vể những vấn đề chung của xã hội. C. Xuyên tạc công cuộc đổi mới đất nước qua báo chí. D. Phát biểu linh tinh trong các cuộc họp. Câu 18. Hành vi nào dưới đây thể hiện việc lạm dụng quyền tự do ngôn luận? A. Viết báo bày tỏ quan điểm về chính sách của Nhà nước. B. Lập trang mạng cá nhân với mục đích chống đối chính quyền. C. Phát biểu đóng góp ý kiến xây dựng cho cơ quan, tổ chức. D. Đề đạt nguyện vọng của mình thông qua đại biểu Quốc hội. Câu 19. Hành vi nào dưới đây thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận? A. Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng tại kì họp Quốc hội. B. Tự do phát ngôn thoải mái ở mọi nơi, mọi lúc. C. Không chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của mình. D. Sử dụng mạng xã hội đăng bài với mục đích xúc phạm nhau. Câu 20. Quyền tự do ngôn luận của công dân được quy định tại điều nào trong Hiến pháp năm 2013? A. Điều 25. B. Điều 24. C. Điều 23. D. Điều 26. B. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Tình huống: Lan – 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng cơm gần nhà Hồng. Chứng kiến cảnh Lan bị chủ hàng cơm bắt làm những công việc nặng nhọc, lại thường xuyên chửi mắng, đánh đập, Trang | 13
  11. Hồng rất thương Lan nên có ý định tố cáo hành động đó với cơ quan công an. Nhưng Huệ ngăn lại và nói: “Chúng mình còn nhỏ, mới là học sinh, mình làm gì có quyền được tố cáo người khác, với lại chuyện này có phải chuyện của mình đâu mà tố cáo”. a. Em có đồng ý với ý kiến của Huệ không? Vì sao? b. Nếu là Hồng, em sẽ làm gì? Câu 2. (3 điểm) Trong giờ học thực hành ngoại khóa môn GDCD, Cô giáo đã đưa nội dung thảo luận liên quan đến bài học “Quyền tự do ngôn luận”. "Theo các em hành vi gửi đơn kiện ra tòa đòi quyền thừa kế có thể hiện quyền tự do ngôn luận không? Vì sao?" Trong quá trình thảo luận, Hoàng có ý kiến : Hành vi gửi đơn kiện ra toà án đòi quyền thừa kế là không thể hiện quyền tự do ngôn luận . Nam thắc mắc : Hành vi đó thể hiện quyền tự do ngôn luận vì người gửi đơn có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình để bảo vệ quyền lợi. Cả hai bạn ai cũng muốn khẳng định ý kiến của mình là đúng nhưng không ai giải thích được vì sao. a. Em hãy giúp 2 bạn giải quyết vấn đề trên. b. Tại sao khi sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật ? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D C C D C D D D C B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D D D B A A B B A A B. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Nội dung trả lời Điểm a. Không đồng ý. Vì: Mọi công dân đều có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới lợi ích nhà 2 điểm 1 nước hay lợi ích của công dân. b. Em sẽ: - Góp ý cho chủ hàng cơm để họ đối xử tử tế hơn đối với Lan. - Giải thích để chủ hàng cơm hiểu việc làm của họ là vi phạm pháp luật. Trang | 14
  12. - Tố cáo việc làm trái pháp luật của chủ hàng cơm với cơ quan có thẩm quyền (trực tiếp hoặc gián tiếp). a. - Khẳng định ý kiến của Hoàng là đúng. - Giải thích: vì quyền tự do ngôn luận có 2 đặc điểm + Bàn bạc ,thảo luận,bày tỏ ý kiến (mang tính dân chủ công khai) + Vì vấn đề chung. - Hành vi đòi quyền thừa kế có bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình nhưng không phải vì vấn đề chung nên không thể hiện quyền tự do ngôn luận. 3 điểm 2 b. Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận phải tuân theo pháp luật vì : + Để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân. + Góp phần xây dựng nhà nước, quản lý xã hội. - Liên hệ: Để sử dụng hiệu quả quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, công dân nói chung và học sinh nói riêng cần phải ra sức học tập nâng cao kiến thức văn hóa, xã hội, tìn hiểu và nắm vững pháp luật, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước để có thể đóng góp các ý kiến có giá trị và tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội. 4. Đề số 4 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 8- TRƯỜNG THCS PHAN VĂN TRỊ- ĐỀ 04 Câu 1. Tài sản nhà nước gồm những loại nào? Thuộc quyền sở hữu của ai? Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có tầm quan trọng như thế nào? Câu 2: Em hãy nêu vai trò của pháp luật và 4 việc làm của bản thân thể hiện đã thực hiện tốt những quy định của Hiến pháp, pháp luật. Câu 3: Tại sao bảo vệ Tổ quốc lại được coi là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của mỗi công dân? Là học sinh, em đã và sẽ làm gì để thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý đó? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Câu 1. Tài sản Nhà nước gồm: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư ở các công ti xí nghiệp, công trình công cộng - Thuộc quyền sở hữu của toàn dân. Trang | 15
  13. - Là cơ sở vật chất để xã hội phát triển nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Câu 2. Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của công dân, đảm bảo công bằng xã hội. - Bốn việc là: Không gây gỗ đánh nhau, không trộm cắp, Không sử dụng ma túy, không mê tín dị đoan. Câu 3. Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Tiếp nối truyền thống hào hùng của dân tộc, mỗi người dân Việt Nam hôm nay luôn sẵn sàng dâng hiến, hy sinh đánh đổi tính mạng và con tim, khối óc của mình để thực hiện trách nhiệm thiêng liêng trước tổ quốc, quê hương. * Là học sinh: - Luôn biết đoàn kết, sáng tạo, chia sẻ và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau; không ngừng học tập tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt: đức, trí, thể, mĩ để trở thành những công dân có ích cho tổ quốc. - Không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước và cảnh giác trước các âm mưu, hành động phá hoại của kẻ thù, tích cực tham gia luyện tập quân sự, tham gia phong trào bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương. - Khi phát hiện các trường hợp đe dọa, gây rối, vi phạm đến an ninh, quốc phòng à trật tợ xã hội ở địa phương cần phải thông báo cho cha mẹ, thầy cô hoặc các cơ quan chức năng tại địa phương biết để có các biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời. 5. Đề số 5 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 8- TRƯỜNG THCS PHAN VĂN TRỊ- ĐỀ 05 Câu 1: Trình bày các biện pháp phòng chống nhiễm HIV/AIDS? Câu 2: Pháp luật là gì? Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật? Câu 3: Vấn đề phòng chống tện nạn xã hội pháp luật nước ta qui định như thế nào? Câu 4: Em hiểu bản chất của pháp luật nước ta như thế nào? Nêu vai trò của pháp luật? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Câu 1. Các biện pháp phòng chống nhiễm HIV/AIDS: - Sống an toàn, lành mạnh, tránh xa các tệ nạm xã hội, đặc biệt là ma tuý, mại dâm. - Không phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS - Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS ở nhà trường và cộng đồng. Câu 2. Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Trang | 16
  14. * Trách nhiệm công dân: - Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật - Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, - Chấp hành những nguyên tắc, sinh hoạt cộng đồng. Câu 3. Quy định của pháp luật: - Cấm đánh bạc dưới mọi hình thức, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc. - Nghiêm cấm tàng trữ, vận chuyển mua bán sử dụng, cưỡng bức lôi kéo sử dụng ma túy. Nhưng người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện. - Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dạy dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm. - Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích; nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hóa phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ. Câu 4. - Bản chất: Pháp luật nước cộng hòa XHCN VN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản VN, thể hiện làm chủ của nhan dân VN trên tất các lĩnh vực của đời sống xã hội ( chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục). - Vai trò của pháp luật: Pháp luật là công cụ đểthực hiện quản lí nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, là phương tiên phát huy quền làm chủ của nhân dân, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội. Trang | 17