Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)

I/ Trắc nghiệm: (2 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng 
Câu 1: Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội? 
A. Vận chuyển ma túy. 
B. Chặt phá cây chứa chất ma túy. 
C. Tham gia đua xe. 
D. Tham gia đánh bạc. 
Câu 2: HIV lây truyền qua đường nào: (0.25 điểm): 
A. Quan hệ tình dục. 
B. Muỗi đốt. 
C. Bắt tay. 
D. Dùng chung cốc, bát, đũa. 
Câu 3: Phòng chống HIV/ AIDS là trách nhiệm của: (0.25 điểm) 
A. Nhà nước. 
B. Tổ chức y tế thế giới. 
C. Cơ quan chức năng. 
D. Mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. 
Câu 4: Hành vi nào sau đây thực hiện quyền khiếu nại: (0.25 điểm) 
A. Tòa án nhân dân huyện H xử phạt quá quyền hạn. 
B. Phát hiện người ăn cắp xe máy 
C.Phát hiện tụ điểm tiêm chích ma túy. 
D. Cả 3 ý trên. 
Câu 5: Quốc hội là cơ quan nào sau đây: (0.25 điểm). 
A. Cơ quan hành chính nhà nước. 
B. Cơ quan quyền lực nhà nước. 
C. Cơ quan xét xử. 
D. Cơ quan kiểm soát.
pdf 13 trang Ánh Mai 08/03/2023 2400
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc_2021_202.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ MÔN: GDCD 8 (Thời gian làm bài: 45 phút) 1. Đề số 1 Phần I - Trắc nghiệm: (3 điểm) (Khoanh tròn chữ cái đầu câu ý đúng) Câu 1: (0,5 điểm) Theo em, hành vi nào dưới đây có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS A. Nói chuyện C. Ho, hắt hơi B. Truyền máu D. Dùng chung nhà vệ sinh Câu 2: (0,5 điểm) Chất nào dưới đây không gây tai nạn nguy hiểm cho con người A. Thuốc bảo vệ thực vật C. Lúa gạo B. Xăng dầu D. Thuốc trừ sâu Câu 3: (1 điểm) Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo (Đánh dấu x vào ô tương ứng) Hành vi, việc làm Đúng Sai a/ Khiếu nại khi thấy bất kì vụ, việc vi phạm pháp luật nào. b/ Mục đích của tố cáo là để ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật. c/ Tố cáo khi thấy quyết định của cơ quan, tổ chức đối với mình là chưa đúng, làm thiệt hại cho bản thân d/ Mục đích của khiếu nại là nhằm khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Câu 4: (1 điểm) Em hãy chọn hai trong những cụm từ sau, để điền vào các đoạn trống sao cho đúng với nộ dung bài đã học - dùng chất kích thích - mải chơi - đánh bạc - cá độ "Để phòng, chống tệ nạn xã hội, trẻ em không được , uống rượu, hút thuốc và có hại cho sức khỏe. Phần II - Tự luận. (7điểm) Câu 1: (2 điểm) Hãy nêu 4 việc làm thể hiện sự tôn trọng quyền sở hữu tài sản của công dân và 4 việc làm vi phạm quyền sở hữu của công dân Câu 2: (2 điểm)
  2. Em hãy đóng vai một tuyên truyền viên để giải thích cho bạn bè và người thân hiểu tính chất nguy hiểm của hiểm của HIV/ AIDS Câu3: (3 điểm) Tình huống: Năm nay, Việt đã 14 tuổi, bố mẹ Việt đã mua cho Việt một chiếc xe đạp để đi học. Nhưng vì muốn mua một chiếc xe đạp khác nên Việt tự rao bán chiếc xe đó. Theo em 1/ Việt có quyền bán chiếc xe đạp đó cho người khác không? Vì sao? 2/ Việt có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó? 3/ Việt muốn bán chiếc xe đạp đó, Việt phải làm gì? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1: (0.5điểm) Đáp án: B Câu 2: (0.5điểm) Đáp án: C Câu 3: (1 điểm mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm) - Đúng B, D (0,5 điểm) - Đúng A, C (0,5 điểm) Câu 4: (1 điểm) Điền những cụm từ theo thứ tự sau: - Chọn từ đánh bạc vào đoạn trống thứ nhất (0,5 điểm) - Chọn cụm từ dùng chất kích thích vào đoạn trống thứ hai (0,5 điểm) Phần II - Tự luận. (7điểm) Câu 1 (2 điểm) - Yêu cầu học sinh nêu được 4 việc làm tôn trọng quyền sở hữu tài sản của công dân ví dụ như: giữ gìn cẩn thận đồ dùng mượn của người khác; nhặt được của rơi trả lại người mất, bồi thường khi làm hư hỏng, làm mất đồ dùng của người khác; vv (1 điểm) - Yêu cầu học sinh nêu được 4 việc làm vi phạm quyền sở hữu tài sản của người khác ví dụ như: nhặt được của rơi lấy làm của riêng; vay mượ không chịu trả; chiếm đoạt tài sản của người khác làm của mình; tự ý đem dồ dùng của người khác cho mượn; thấy hành vi xâm phạm tài sản của người khác thì làm ngơ; (1 điểm) Câu 2: (2 điểm) HIV/ AIDS là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với loài người. (0,5 điểm) Đó là hủy hoại sức khỏe, cướp đi tính mạng con người; (0,5 điểm) Phá hoại hạnh phúc gia đình; hủy hoại tương lai nòi giống của dân tộc; (0,5 điểm) ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của đất nước. (0,5 điểm) Câu3: (3 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được:
  3. 1/ Việt không có quyền bán chiếc xe đạp đó. (0,5 điểm) Vì: Chiếc xe đạp đó do bố mẹ Việt bỏ tiền mua cho và Việt còn ở độ tuổi chịu sự quản lí của bố mẹ. Nghĩa là chỉ bố mẹ Việt mới có quyền định đoạt bán xe cho người khác. (1 điểm) 2/ Việt có quyền sở hữu chiếc xe đạp đó, cụ thể là quyền chiếm hữu và quyền sử dụng chiếc xe. (1 điểm) 3/ Muốn bán chiếc xe đạp đó, Việt phải hỏi ý kiến bố mẹ và được bố mẹ đồng ý (0,5 điểm) 2. Đề số 2 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 8- TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ- ĐỀ 02 I/ Trắc nghiệm: (2 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1: Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội? A. Vận chuyển ma túy. B. Chặt phá cây chứa chất ma túy. C. Tham gia đua xe. D. Tham gia đánh bạc. Câu 2: HIV lây truyền qua đường nào: (0.25 điểm): A. Quan hệ tình dục. B. Muỗi đốt. C. Bắt tay. D. Dùng chung cốc, bát, đũa. Câu 3: Phòng chống HIV/ AIDS là trách nhiệm của: (0.25 điểm) A. Nhà nước. B. Tổ chức y tế thế giới. C. Cơ quan chức năng. D. Mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Câu 4: Hành vi nào sau đây thực hiện quyền khiếu nại: (0.25 điểm) A. Tòa án nhân dân huyện H xử phạt quá quyền hạn. B. Phát hiện người ăn cắp xe máy C.Phát hiện tụ điểm tiêm chích ma túy. D. Cả 3 ý trên. Câu 5: Quốc hội là cơ quan nào sau đây: (0.25 điểm). A. Cơ quan hành chính nhà nước. B. Cơ quan quyền lực nhà nước. C. Cơ quan xét xử. D. Cơ quan kiểm soát.
  4. Câu 6: Nguyên nhân cơ bản nào sau đây dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật của CD: (0.25 điểm) A. Ý thức của Công Dân. B. Phong tục tập quán. C. Sự phát triển của nền kinh tế. D. Cả 3 ý trên. Câu 7: Trong các tài sản sau, tài sản nào thuộc lợi ích công cộng: (0.25 điểm) A. Vườn Quốc gia. B. Khu vui chơi giải trí. C. Ao cá hợp tác xã. D. Tài nguyên rừng. Câu 8: Công dân được thực hiện quyền tố cáo khi công dân: (0.25 điểm) A. Từ 14 tuổi trở lên. B. Từ 16 tuổi trở lên. C. Từ 18 tuổi trở lên. D. Bất cứ công dân nào. Câu 9: (1 đ) Nối cột A với cột B cho thích hợp: A. Chủ đề. B. Nội dung. Trả lời: 1- Phòng, chống HIV/AIDS. A - Giữ gìn bảo quản cẩn thận tài sản được giao. 1 2- Quyền khiếu nại, tố cáo. B – Tiêm chích ma túy. 2 3- Phòng chống tệ nạn xã C - Chị A nhận quyết định nghỉ việc không thỏa 3 hội. đáng. 4- Quyền tự do ngôn luận. D - Góp ý vào dự thảo luật, dự thảo Hiến pháp. 4 E - Lây qua đường máu, đường từ mẹ sang con II. Tự luận: (8 điểm) Câu 1. Tài sản nhà nước gồm những loại nào? Thuộc quyền sở hữu của ai? Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có tầm quan trọng như thế nào? (3 đ) Câu 2. Có ý kiến cho rằng: Chúng ta không nên tiếp xúc với người bị nhiễm HIV/AIDS vì sẽ mang tiếng xấu và bị lây bệnh. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ? (2 đ) Câu 3. Hoa mượn xe đạp của Mai để đi học thêm và hứa trả sau 3 giờ. Khoảng 3 giờ sau Hoa về đến gần nhà thì gặp Hằng và Hằng hỏi mượn chiếc xe này. Hoa ngập ngừng vì chiếc này không phải là của mình, liệu mình có quyền cho mượn lại không? Thấy Hoa do dự Hằng nói: Cậu đã mượn xe của Mai thì cậu có toàn quyền quyết định cho tớ mượn lại chứ; pháp luật cũng quy định vậy mà ! (3đ)
  5. Câu hỏi: a. Trong trường hợp này Hoa có quyền quyết định cho Hằng mượn xe không? b. Theo em, khi mượn xe của Mai, Hoa có quyền và nghĩa vụ gì? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. Trắc nghiệm: (2 đ ) 1 2 3 4 5 6 7 8 B A D A B A B D II. Tự luận: Câu 1. Tài sản Nhà nước gồm: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư ở các công ti xí nghiệp, công trình công cộng (1 đ) - Thuộc quyền sở hữu của toàn dân.(1 đ) - Là cơ sở vật chất để xã hội phát triển nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.(1đ) Câu 2: Không vì: thái độ như thế là không đúng , chúng ta không nên có thái độ kì thị , xa lánh với họ , bệnh HIV/AIDS không lây truyền qua tiếp xúc, giao tiếp(2đ) Câu 3: a. Trong trường hợp này Hoa không có quyền quyết định cho Hằng mượn xe.(1 đ) b. Khi mượn xe của Mai, Hoa có quyền và nghĩa vụ: sử dụng và giữ gìn và bảo quản xe cho Mai.(2 đ) 3. Đề số 3 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 8- TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ- ĐỀ 03 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1 (0,25 điểm) (Khoanh tròn chữ cái trước câu em cho là đúng nhất) Những hành vi, việc làm nào dưới đây không vi phạm quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? a. Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ. b. Cho người khác mượn vũ khí. c. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm. d. Báo cháy giả. Câu 2 (0,25 điểm) (Khoanh tròn chữ cái trước câu em cho là đúng nhất) Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân: a. Tiền lương, tiền công lao động. b. Xe máy, ti vi cá nhân trúng thưởng. c. Cổ vật được tìm thấy khi đào móng làm nhà.
  6. d. Tiền tiết kiệm của người dân gửi trong ngân hàng nhà nước. Câu 3 (0,75 điểm) Em hãy chọn cụm từ để điền vào đoạn sau sao cho đúng với nội dung bài đã học: “Mục đích của việc khiếu nại là nhằm quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm hại. mục đích của việc tố cáo là nhằm các việc , xâm hại đến lợi ích nhà nước và công dân.”. Câu 4 (1,75 điểm) Những ý kiến dưới đây về tệ nạn xã hội theo em là đúng hay sai? (Hãy ghi đúng hoặc sai vào cột tương ứng) Ý kiến Đúng Sai A. Ba tệ nạn xã hội nguy hiểm nhất là cờ bạc, ma túy, mại dâm. B. Dùng thử ma túy một lần thì không bị nghiện. C. Chỉ có người lớn mới sa vào các tệ nạn xã hội. D. Khi mắc tệ nạn xã hội sẽ làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. Đ. Cha mẹ quá nuông chiều, cũng khiến con cái dễ sa vào tệ nạn xã hội. E. Cho trẻ em uống rượu, hút thuốc cũng là vi phạm pháp luật. G. Pháp luật nước ta không bắt buộc người nghiện ma túy phải đi cai nghiện. PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1 (3 điểm) Em hãy cho biết tệ nạn xã hội là gì? Nêu tác hại và nêu 3 việc học sinh có thể làm để phòng, chống tệ nạn xã hội? Câu 2 (2 điểm) Em hãy cho biết Pháp luật là gì? Nêu vai trò của Pháp luật đối với đời sống con người? Câu 3 (2 điểm) Tình huống: Khi đọc những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, bạn Hải cho rằng, chỉ khi nào chúng ta được tự do phát ngôn mà không cần tuân thủ các quy định của pháp luật thì khi đó chúng ta mới thật sự có quyền tự do ngôn luận. Câu hỏi: Em hãy cho biết, em có đồng ý với quan điểm của bạn Hải hay không? Vì sao? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1 (0,25 điểm) Chọn câu c. Câu 2 (0,25 điểm)
  7. Chọn câu c. Câu 3 (0,75 điểm) Điền những cụm từ theo thứ tự như sau: - khôi phục vào đoạn trống thứ nhất. (0,25 điểm) - ngăn chặn vào đoạn trống thứ hai. (0,25 điểm) - làm trái pháp luật vào đoạn trống thứ ba. (0,25 điểm) Câu 4 (1,75 điểm) - Câu đúng: A, D, Đ, E. - Câu sai: B, C, G. PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 3 điểm - Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệnh chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm. - Tác hại: Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, 1 đ làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc. Các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS, một căn bệnh 1 đ vô cùng nguy hiểm. - Học sinh có thể nêu 1 trong 3 ý sau để phòng, chống tệ nạn xã hội: + Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích. 1 đ + Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội. + Tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương. 2 2 điểm - Pháp luật là: các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, 1 đ thuyết phục, cưỡng chế. - Vai trò của Pháp luật đối với đời sống con người: + Là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã 0,5 đ hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. + Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và 0,5 đ lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội. 3 2 điểm
  8. Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: 0.5đ - Không đồng ý với quan điểm của bạn Hải. - Bởi vì, quyền tự do ngôn luận không phải là muốn phát ngôn như thế nào 1 đ cũng được mà cần phải tuân thủ một số quy định của pháp luật. + Điều đó giúp cho quyền tự do ngôn luận vừa mang lại lợi ích cho mình 0.5 đ nhưng đồng thời cũng đem lại lợi ích cho người khác và toàn xã hội. 4. Đề số 4 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 8- TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ- ĐỀ 04 A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1. Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào trong các phẩm chất sau? A. Trung thực. B. Thật thà. C. Liêm khiết. D. Tự trọng. Câu 2. Quyền định đoạt tài sản của công dân là? A. quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá hủy, vứt bỏ, . B. quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản. C. quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản. D. quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp. Câu 3. Em nhìn thấy một bạn vẽ bẩn lên tường lớp học. Em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Coi như không nhìn thấy. B. Bảo bạn không được làm bẩn tường. C. Vẽ cùng bạn. D. Đánh bạn vì vẽ bẩn tường. Câu 4. Những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội là? A. lợi ích của tập thể. B. lợi ích của nhà nước. C. lợi ích công cộng. D. lợi ích của gia đình. Câu 5. Em không ủng hộ việc làm nào sau đây? A. Không vứt rác bừa bãi. B. Tiết kiệm nước.
  9. C. Không tắt quạt khi tan học. D. Vệ sinh lớp học sạch sẽ. Câu 6. Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm những quyền nào dưới đây? A. Quyền đem tặng, cho người khác. B. Quyền sử dụng định đoạt tài sản. C. Quyền chiếm hữu đối với tài sản. D. Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Câu 7. Đối với tài sản người khác cần? A. Tôn trọng tài sản người khác. B. Không tham lam trộm cắp. C. Sống ngay thẳng, thật thà. D. Đăng ký quyền sở hữu. Câu 8. Công dân có quyền sở hữu? A. Thu nhập hợp pháp. B. Nhà ở, của cải để dành. C. Tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất. D. Thu nhập hợp pháp, nhà ở, của cải, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất. Câu 9. Việc ông A cho con gái thừa kế 1 mảnh đất đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào? A. Quyền sử dụng. B. Quyền định đoạt. C. Quyền chiếm hữu. D. Quyền tranh chấp. Câu 10. Tài sản nào dưới đây do Nhà nước quản lí? A. Phần vốn do cá nhân, tổ chức đầu tư vào doanh nghiệp. B. Phần vốn do cá nhân, tổ chức gửi tiết kiệm trong ngân hàng. C. Phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp. D. Phần vốn do doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào trong nước. Câu 11. Trường hợp nào sau đây công dân có quyền sử dụng quyền tố cáo? A. Ông A làm nhà lấn sang đất nhà ông B. B. Công nhân bị trả lương không đúng theo hợp đồng lao động. C. Phát hiện một cơ sở sản xuất làm hàng giả. D. Cơ sở sản xuất bị đánh thuế cao hơn quy định. Câu 12. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc? A. khiếu nại trực tiếp.
  10. B. thư khiếu nại. C. văn bản khiếu nại. D. công văn khiếu nại. Câu 13. Chị A bị giám đốc cho thôi việc mà không nêu rõ lí do. Chị A có quyền gì? A. Quyền tố cáo. B. Quyền khiếu nại. C. Quyền bảo vệ tài sản cá nhân. D. Quyền bảo vệ tài sản nhà nước. Câu 14. Công dân có quyền khiếu nại khi nào? A. Chứng kiến hành vi nhũng nhiễu dân. B. Biết về sự việc vi phạm pháp luật của một cá nhân. C. Bản thân bị kỉ luật oan. D. Biết về vụ việc vi phạm pháp luật của một tổ chức. Câu 15. Đối tượng thực hiện quyền khiếu nại là gì? A. Mọi công dân. B. Cơ quan Nhà nước. C. Người bị thiệt hại. D. Người bị thiệt hại, người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước. Câu 16. Những việc làm nào được pháp luật nhà nước ta qui định trong quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Viết thư nặc danh để vu cáo, nói xấu cán bộ. B. Trong các cuộc họp cơ sở, địa phương bàn vể những vấn đề chung của xã hội. C. Xuyên tạc công cuộc đổi mới đất nước qua báo chí. D. Phát biểu linh tinh trong các cuộc họp. Câu 17. Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Gửi đơn kiện ra tòa án đòi quyền thừa kế tài sản. B. Chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong các kì tiếp xúc cử tri. C. Góp ý trực tiếp với người có hành vi xâm phạm tài sản nhà nước, xâm phạm quyền sở hữu công dân. D. Khiếu nại với cơ quan nhà nước về việc gia đình mình bị hàng xóm xâm lấn đất đai. Câu 18. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được .đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội? A. tham gia bàn bạc, thảo luận. B. cung cấp thông tin.
  11. C. nói những điều mình thích. D. báo cáo. Câu 19. Hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước thường lợi dụng quyền con người (QCN), đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, báo chí và tự do Internet để vu cáo Việt Nam là “chế độ độc tài toàn trị”; “Việt Nam vi phạm các công ước quốc tế về quyền con người mà họ đã ký kết”, “Việt Nam kiểm soát và kiểm duyệt gắt gao báo chí, tự do Internet”; Việt Nam “bắt bớ nhiều blogger”; “bịt miệng những người yêu nước”. Những thông tin trên nói về vi phạm đến quyền nào? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền khiếu nại. C. Quyền tố cáo. D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Câu 20. Học sinh phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp là thể hiện quyền nào? A. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm. B. Quyền khiếu nại. C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền tố cáo. B. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2 điểm): Khi phát hiện thấy chủ tịch UBND quận ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chị H vượt quá thẩm quyền, ông A (hàng xóm của chị H) có quyền khiếu nại để giúp chị H giành lại công bằng không? Vì sao? Câu 2. (3 điểm): Khi đọc những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, bạn N cho rằng, chỉ khi nào chúng ta được tự do phát ngôn mà không cần tuân thủ các quy định của pháp luật thì khi đó chúng ta mới thật sự có quyền tự do ngôn luận. Em hãy cho biết, em có đồng ý với quan điểm của bạn N hay không? Vì sao? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D A B C C D A D B C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C A B C C B B A A C
  12. B. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Nội dung trả lời Điểm - Ông A không thể sử dụng quyền khiếu nại thay cho chị H. Căn cứ vào những điểm khác nhau của quyền khiếu nại, tố cáo, ông A không có quyền khiếu nại. 1 - Vì quyền khiếu nại chỉ được sử dụng đối với bản thân người có quyền 2 điểm lợi bị xâm phạm bởi quyết định của cơ quan Nhà nước. Ông A chỉ là người hàng xóm và không có quyền, lợi ích liên quan, trực tiếp đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận. - Không đồng ý với quan điểm của bạn N. - Bởi vì, quyền tự do ngôn luận không phải là muốn phát ngôn như thế 2 nào cũng được mà cần phải tuân thủ một số quy định của pháp luật. 3 điểm Điều đó giúp cho quyền tự do ngôn luận vừa mang lại lợi ích cho mình nhưng đồng thời cũng đem lại lợi ích cho người khác và toàn xã hội. 5. Đề số 5 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 8- TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ- ĐỀ 05 Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội? Và cho biết tệ nạn xã hội là gì? Con đường ngắn nhất dẫn đến HIV/AIDS là gì? Câu 2: Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phương tiện để nhà nước quản lí xã hội là pháp luật. Bằng sự hiểu biết em hãy cho biết Pháp luật ra đời khi nào? Ngày pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày mấy, tháng mấy? Pháp luật là gì? Pháp luật có vai trò như thế nào? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Câu 1 Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống như: ma túy, mại dâm cờ bạc, *Nguyên nhân dẫn con người sa vào tên nạn xã hội: - Lười biếng lao động - Cha mẹ quá nuông chiều - Do tò mò thiếu hiểu biết - Do hoàn cảnh gia đình, cha mẹ bỏ bê con cái - Nghe lời bạn bè rủ rê, bị dụ dỗ, bị ép buộc - Không làm chủ bản thân Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến HIV/AIDS. Câu 2
  13. *Pháp luật ra đời khi có nhà nước. Ngày pháp luật của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày 9 tháng 11 hàng năm. * Pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế. * Pháp luật có vai trò: Pháp luật là phương tiện quản lí nhà nước, quản lí xã hội, giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Pháp luật là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.