Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8 - Đề 4 (Có đáp án)

Câu 1 (4 điểm). Trình bày những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở
châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Câu 2 (3 điểm). Tại Gia Định, quân đội triều đình Huế đã mắc sai lầm như thế
nào? Sai lầm đó đã dẫn đến hậu quả ra sao?
Câu 3 (3 điểm). Hãy chứng minh phong trào Đông du theo xu hướng bạo động
còn phong trào Duy tân theo xu hướng cải cách.
Lời giải chi tiết
Câu 1 (4 điểm). Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á giữa
hai cuộc chiến tranh thế giới:
Từ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Chiến tranh thế giới thứ nhất,
phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á đã bước sang thời kì phát triển mới.
Phong trào diễn ra mạnh mẽ và lan rộng ở nhiểu khu vực của lục địa châu Á
rộng lớn, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và
In-đô-nê-xi-a. Đó là:
- Phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc.
- Cuộc cách mạng nhân dân ở Mông cổ đưa tới việc thành lập nhà nước Cộng
hoà Nhân dân Mông cổ.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân An Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc
đại do M. Gan-đi đứng đầu.
pdf 2 trang Ánh Mai 08/03/2023 3240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8 - Đề 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_mon_lich_su_lop_8_de_4_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8 - Đề 4 (Có đáp án)

  1. Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử - Đề 4 Đề bài Câu 1 (4 điểm). Trình bày những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Câu 2 (3 điểm). Tại Gia Định, quân đội triều đình Huế đã mắc sai lầm như thế nào? Sai lầm đó đã dẫn đến hậu quả ra sao? Câu 3 (3 điểm). Hãy chứng minh phong trào Đông du theo xu hướng bạo động còn phong trào Duy tân theo xu hướng cải cách. Lời giải chi tiết Câu 1 (4 điểm). Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới: Từ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á đã bước sang thời kì phát triển mới. Phong trào diễn ra mạnh mẽ và lan rộng ở nhiểu khu vực của lục địa châu Á rộng lớn, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a. Đó là: - Phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc. - Cuộc cách mạng nhân dân ở Mông cổ đưa tới việc thành lập nhà nước Cộng hoà Nhân dân Mông cổ. - Phong trào đấu tranh của nhân dân An Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M. Gan-đi đứng đầu. - Thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng ở Thổ Nhĩ Kì (1919 - 1922) đưa tới việc thành lập nước Cộng hoà Thổ Nhĩ Kì - Trong cao trào đấu tranh giải phóng, giai cấp công nhân đã tích cực tham gia và nhiều đảng cộng sản đã được thành lập như ở Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam, Câu 2 (3 điểm). Yêu cầu làm sáng tỏ vấn đề theo các ý sau: - Tại Gia Định, quân đội triều đình Huế đã không kiên quyết chống giặc ngay từ đầu. Vì vậy, đã không tận dụng được thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công mà lại chủ trương cố thủ.
  2. - Sai lầm của quân đội triều đình Huế tại Gia Định đã làm cho thực dân Pháp có điều kiện củng cố lực lượng. Sau khi kí Hiệp ước Bắc Kinh (25-10-1860), tạm thời kết thúc chiến tranh với Trung Quốc, Pháp đưa thêm quân vào đánh chiếm nước ta. - Lúc này, mặc dù quân triều đình Huế chống cự quyết liệt, nhưng trước hoả lực mạnh của địch nên phải chịu thất bại. Hậu quả là quân Pháp chiếm được các tỉnh Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long. Câu 3 (3 điểm). Yêu cầu nêu được những ý sau. * Phong trào Đông du theo xu hướng bạo động. - Năm 1904, Hội Duy tân được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp, khôi phục độc lập. - Chủ trương cầu viện Nhật Bản giúp đỡ về khí giới, tiền bạc để đánh Pháp. - Từ năm 1905 đến năm 1908, Hội Duy tân phát động phong trào Đông du, đưa được khoảng 200 học sinh Việt Nam sang Nhật học tập nhằm đào tạo cán bộ chuẩn bị cho cuộc bạo động vũ trang chống Pháp sau này. * Cuộc vận động Duy tân theo xu hướng cải cách: - Phong trào diễn ra sôi nổi tại Trung Kì, do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, đứng đầu. - Chủ trương: chống phong kiến, cải cách kinh tế - xã hội nhằm làm cho nước nhà giàu mạnh để giành độc lập. - Tổ chức cuộc vận động duy tân: + Kinh tế: cổ động mở mang công, thương nghiệp + Văn hóa: mở trường dạy học theo nội dung mới, khoa học; thay đổi cách ăn mặc, lối sống theo cái mới Mời các bạn xem tiếp tài liệu tại: