Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8 - Đề 5 (Có đáp án)

Câu 1 (3 điểm). Vì sao cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?
Câu 2 (3 điểm). Phân tích nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng (1883).
Câu 3 (4 điểm). Trình bày nguyên nhân, diễn biến và kết quả, ý nghĩa của cuộc
khởi nghĩa Yên Thế.
Lời giải chi tiết
Câu 1 (3 điểm). Yêu cầu giải thích theo các ý sau:
- Mâu thuẫn về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt giữa
các nước đế quốc. Mâu thuẫn càng trở nên trầm trọng hơn do hậu quả của cuộc
khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 với sự hình thành hai khối đế quốc đối địch
nhau. Chủ nghĩa phát xít hình thành ở Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản, ráo riết chuẩn
bị chiến tranh để chia lại thế giới.
- Tuy mâu thuẫn với nhau nhưng hai khối đế quốc đều có chung kẻ thù cần
phải tiêu diệt, đó là Liên Xô. Vì vậy Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện đường lối thoả
hiệp khối phát xít nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Thái độ
thoả hiệp, nhượng bộ của Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện cho khối phát xít phát
động chiến tranh.
pdf 2 trang Ánh Mai 08/03/2023 2860
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8 - Đề 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_mon_lich_su_lop_8_de_5_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8 - Đề 5 (Có đáp án)

  1. Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử - Đề 5 Đề bài Câu 1 (3 điểm). Vì sao cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ? Câu 2 (3 điểm). Phân tích nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng (1883). Câu 3 (4 điểm). Trình bày nguyên nhân, diễn biến và kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Lời giải chi tiết Câu 1 (3 điểm). Yêu cầu giải thích theo các ý sau: - Mâu thuẫn về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt giữa các nước đế quốc. Mâu thuẫn càng trở nên trầm trọng hơn do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 với sự hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau. Chủ nghĩa phát xít hình thành ở Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản, ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chia lại thế giới. - Tuy mâu thuẫn với nhau nhưng hai khối đế quốc đều có chung kẻ thù cần phải tiêu diệt, đó là Liên Xô. Vì vậy Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện đường lối thoả hiệp khối phát xít nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Thái độ thoả hiệp, nhượng bộ của Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện cho khối phát xít phát động chiến tranh. Câu 2 (3 điểm). Yêu cầu phân tích những nội dung sau: - Triều đình Huế thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì. - Triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế. - Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm. Câu 3 (4 điểm). Nguyên nhân, diễn biến, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế: - Nguyên nhân: + Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
  2. + Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh. - Diễn biến: + Giai đoạn 1884 - 1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm. + Giai đoạn 1893 - 1908, nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám. + Giai đoạn 1909 - 1913, Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn Ngày 10-2-1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã. - Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp. Mời các bạn xem tiếp tài liệu tại: