Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8 - Đề 8 (Có đáp án)

I. TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Từ 1937 cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì hợp tác Quốc-cộng nhằm
mục đích gì?
A. Hợp tác Quốc-Cộng chống các đế quốc.
B. Hợp tác Quốc-Cộng chống Nhật.
C. Hợp tác Quốc-Cộng chống phong kiến Mãn Thanh.
D. Hợp tác Quốc-Cộng xây dựng nhà nước Trung Quốc thống nhất.
Câu 2. Thực dân Anh đã trút toàn bộ gánh nặng chi phí chiến tranh cho các nước thuộc
địa, nhất là Ấn Độ trong thời điểm nào?
A. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất,
C. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
D. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
Câu 3. Đầu thế kỉ XX nước nào ở Đông Nam Á thoát khỏi thuộc địa hoặc nửa thuộc địa
của chủ nghĩa thực dân?
A. In-đô-nê-xi-a.
B. Miến Điện,
C. Thái Lan.
D. Phi-líp-pin.
Câu 4. Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở
châu Á xuất hiện một nét mới, đó là gì?
A. Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.
B. Chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá rộng rãi.
C. Sự liên minh giữa Đảng Cộng sản và các đảng phái khác để chống chủ nghĩa phát xít.
D. Giai cấp tư sản đứng ra tập hợp và lãnh đạo cách mạng
Câu 5. Năm 1930, Đảng Cộng sản được thành lập ở những nước nào?
A. Việt Nam, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.
B. Việt Nam, Mã Lai, Thái Lan, Phi-lip-pin.
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Phi-lip-pin.
D. Việt Nam, Lào, Mã Lai, Cam-pu-chia.
pdf 3 trang Ánh Mai 08/03/2023 3420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8 - Đề 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_mon_lich_su_lop_8_de_8_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8 - Đề 8 (Có đáp án)

  1. Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử - Đề 7 I. TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Từ 1937 cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì hợp tác Quốc-cộng nhằm mục đích gì? A. Hợp tác Quốc-Cộng chống các đế quốc. B. Hợp tác Quốc-Cộng chống Nhật. C. Hợp tác Quốc-Cộng chống phong kiến Mãn Thanh. D. Hợp tác Quốc-Cộng xây dựng nhà nước Trung Quốc thống nhất. Câu 2. Thực dân Anh đã trút toàn bộ gánh nặng chi phí chiến tranh cho các nước thuộc địa, nhất là Ấn Độ trong thời điểm nào? A. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. B. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, C. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. D. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933. Câu 3. Đầu thế kỉ XX nước nào ở Đông Nam Á thoát khỏi thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân? A. In-đô-nê-xi-a. B. Miến Điện, C. Thái Lan. D. Phi-líp-pin. Câu 4. Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á xuất hiện một nét mới, đó là gì? A. Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng. B. Chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá rộng rãi. C. Sự liên minh giữa Đảng Cộng sản và các đảng phái khác để chống chủ nghĩa phát xít. D. Giai cấp tư sản đứng ra tập hợp và lãnh đạo cách mạng Câu 5. Năm 1930, Đảng Cộng sản được thành lập ở những nước nào? A. Việt Nam, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a. B. Việt Nam, Mã Lai, Thái Lan, Phi-lip-pin. C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Phi-lip-pin. D. Việt Nam, Lào, Mã Lai, Cam-pu-chia. Câu 6. Ở In-đô-nê-xi-a, -Ac-mét Xu-cac-nô là lãnh tụ của Đảng nào? A. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a. B. Đảng Dân tộc In-đô-nê-xi-a. C. Đảng nhân dân cách mạng In-đô-nê-xi-a. D. Đảng tư sản In-đô-nê-xi-a.
  2. Câu 7. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pen-giáp (Ấn Độ) năm 1918 đã thu hút các thành phần nào tham gia? A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tự sản. B. Nông dân, thị dân và đặc biệt là công nhân, C. Tư sản, quý tộc mới và công nhân. D. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc. Câu 8. Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ diễn ra dưới hình thức nào? A. Bất hợp tác với thực dân Anh. B. Bạo động chống thực dân Anh. C. Bất bạo động. D. Thương lượng với thực dân Anh để thực dân Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ. II. TỰ LUẬN Câu 1. Nêu nhận xét về phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Câu 2. Tóm tắt diễn biến chính của giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1946)? Đáp án Đề thi học kì 2 Lịch sử 8 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B B C A B B B A II. TỰ LUẬN Câu 1. Nhận xét về phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: - Phong trào diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú; phong trào lên cao, lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành, các Đảng Cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng. - Đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đấu tranh chống Pháp, tạo bước ngoặt cho phong trào. - Phong trào dân chủ tư sản tiếp tục phát triển có những bước tiến bộ rõ rệt, chưa có phong trào nào thắng lợi nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung. Điểm mới của phong trào dân chủ tư sản là xuất hiện các đảng phái có tổ chức và ảnh hướng xã hội rộng lớn → từ năm 1940, phát xít Nhật xâm lược Đông Nam Á, từ đây cuộc đấu tranh giành độc lập chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít. Câu 2. Tóm tắt diễn biến chính của giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới, thứ hai (1939-1942):
  3. - Từ ngày 1 - 9 - 1939 đến ngày 22 - 6 - 1941: Đức hoàn toàn nắm quyền chủ động chiến lược, đánh chiếm một loạt các nước Tây Âu, kể cả Pháp. - Từ ngày 22 - 6 - 1941 đến cuối năm 1942: Đức tấn công và dần dần tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô bắt đầu. - Ở Thái Bình Dương, ngày 7 - 12 - 1941 Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng. - Ở Bắc Phi, tháng 9 - 1940 quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới. - Tháng 1 - 1942, Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập. Xem thêm tài liệu tại đây: