Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm) 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. 
Câu 1: Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (đầu thế kỉ XX) gắn liền với tên tuổi 
của nhân vật nào dưới đây? 
A. Phan Bội Châu. 
B. Phan Châu Trinh. 
C. Lương Văn Can. 
D. Lương Ngọc Quyến. 
Câu 2: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tư bản Pháp ở 
Việt Nam tập trung đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào? 
A. Nông nghiệp. 
B. Giao thông vận tải. 
C. Thương nghiệp. 
D. Công nghiệp. 
Câu 3: Phong trào yêu nước, cách mạng nào dưới đây gắn liền với tên tuổi của 
Phan Bội Châu? 
A. Đông Kinh nghĩa thục. 
B. Phong trào Đông du. 
C. Phong trào Duy tân. 
D. Hà thành đầu độc.
pdf 11 trang Ánh Mai 08/03/2023 3700
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2021_2022_co_dap_a.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Đề thi Lịch sử lớp 8 học kì 2 năm 2022 - Đề số 1 I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (đầu thế kỉ XX) gắn liền với tên tuổi của nhân vật nào dưới đây? A. Phan Bội Châu. B. Phan Châu Trinh. C. Lương Văn Can. D. Lương Ngọc Quyến. Câu 2: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tư bản Pháp ở Việt Nam tập trung đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào? A. Nông nghiệp. B. Giao thông vận tải. C. Thương nghiệp. D. Công nghiệp. Câu 3: Phong trào yêu nước, cách mạng nào dưới đây gắn liền với tên tuổi của Phan Bội Châu? A. Đông Kinh nghĩa thục. B. Phong trào Đông du. C. Phong trào Duy tân. D. Hà thành đầu độc. Câu 4: Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương khi A. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.
  2. B. Thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa. C. Cơ bản hoàn thành quá trình bình định Việt Nam. D. Cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam. Câu 5: Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách kinh tế được thực dân Pháp thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam (1897 – 1914)? A. Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền. B. Đánh thuế cao với hàng nước ngoài, độc chiếm thị trường Việt Nam. C. Đẩy mạnh khai thác than và kim loại (thiếc, kẽm, ). D. Tập trung vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng. Câu 6: Vừa mới ra đời giai cấp công nhân Việt Nam đã được kế thừa A. Học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin. B. Tư tưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. C. Truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh của dân tộc. D. Tư tưởng của các trào lưu cứu nước ở các nước thuộc địa. Câu 7: Một trong những nhân tố khách quan dẫn đến đến sự xuất hiện của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là A. Thành công của cuộcDuy tân Minh Trị ở Nhật Bản(cuối thế kỉXIX). B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nước Nga Xô viết (1917). C. Sự suy yếu của các nước tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. D. Sự phát triển của phong trào công nhân thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 8: Giai cấp công nhân Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với công nhân các nước tư bản phương Tây, ngoại trừ việc
  3. A. Được tổ chức chặt chẽ, có kỉ luật nghiêm minh. B. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để. C. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất. D. Ra đời trước giai cấp tư sản; chịu ba tầng áp bức. Câu 9: Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 – 1917) so với những người đi trước là ở A. Hành trình đi tìm chân lí cứu nước. B. Mục đích ra đi tìm con đường cứu nước. C. Hướng đi và cách tiếp cận chân lí cứu nước. D. Thời điểm xuất phát và bản lĩnh cá nhân. Câu 10: Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX – những năm đầu thế kỉ XX là gì? A. Xây dựng được một mặt trận thống nhất dân tộc để đoàn kết toàn dân. B. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ của hai nhiệm vụ dân tộc và giai cấp. C. Xác định đúng giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn. D. Sử dụng sức mạnh của cả dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp. II. Tự luận (5,0 điểm) Câu 1 (2,5 điểm). Phân tích các nhân tố dẫn tới sự xuất hiện của con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Câu 2 (2,5 điểm). Những nguyên nhân nào thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc?
  4. Đáp án đề thi Sử 8 học kì 2 năm 2022 (Đề số 1) I. Trắc nghiệm khách quan 1-B 2-D 3-B 4-C 5-D 6-C 7-A 8-D 9-C 10-C II. Tự luận Câu 1: * Nhân tố khách quan: - Thành công của công cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX). - Cuộc Duy tân Mậu Tuất (1898) và Cách mạng Tân Hợi (1912) ở Trung Quốc. - Sự xuất hiện và phát huy ảnh hưởng của các tân thư, tân văn, tân báo. * Nhân tố chủ quan: - Sự bế tắc của con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiếnđã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc. - Những chuyển biến về kinh tế - xã hội của Việt Nam dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. + Sau khi cơ bản bình định Việt Nam bằng quân sự, năm 1897, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa Việt Nam một cách quy mô. + Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam có nhiều chuyển biến quan trọng, tạo điều kiện bên trong cho sự xuất hiện của con đường cứu nước mới Câu 2: * Nguyên nhân thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước: -Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp thiết của người dân Việt Nam. + Dưới ách cai trị của Pháp, đời sống của nhân dân Việt Nam khổ cực, bần cùng.
  5. + Mâu thuẫn bao trùm trong xã hộilà mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Do đó, nhiệm vụ cứu nước được đặt ra cấp thiết. -Thất bại của các phong trào yêu nước ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã khiến sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Hoàn cảnh đó đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới. -Lòng yêu nước và ý chí “đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”. + Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An – một vùng đất có truyền thống đấu tranh quật khởi. Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh nước mất nhà tan; phong trào yêu nước đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. =>Các yếu tố về gia đình, quê hương, thời cuộc đã sớm hun đúc nên ở Nguyễn Tất Thành lòng yêu nước và ý chí quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đồng bào. +Sớm được tiếp xúc với văn minh phương Tây, lại nhận thức được những hạn chế trong con đường cứu nước của các bậc tiền bối đi trước, nên Nguyễn Tất Thành quyết định đi sang các nước phương Tây. => Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước. * Ý nghĩa từ những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918: - Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành (1911 – 1918) tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Đề thi Sử lớp 8 học kì 2 năm 2022 - Đề số 2 I. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1. Phong trào Đông du gắn liền với tên tuổi của nhân vật nào dưới đây?
  6. A. Phan Bội Châu. B. Phan Châu Trinh. C. Lương Văn Can. D. Lương Ngọc Quyến. Câu 2. Ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì, dưới sự lãnh đạo của A. Phan Bội Châu. B. Phan Châu Trinh. C. Trịnh Văn Cấn. D. Lương Ngọc Quyến. Câu 3. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của công nhân Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX là A. Đòi quyền lợi chính trị. B. Thay đổi giờ giấc làm việc. C. Đòi quyền lợi kinh tế. D. Cải thiện điều kiện sinh hoạt. Câu 4. Một trong những nhân tố khách quan dẫn đếnđến sự xuất hiện của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là A. Thành công của cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911). B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nước Nga Xô viết (1917). C. Sự suy yếu của các nước tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. D. Sự phát triểncủa phong trào công nhân thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  7. Câu 5. So với giai cấp công nhân của các nước tư bản phương Tây, giai cấp công nhân Việt Nam có điểm gì khác biệt? A. Tổ chức chặt chẽ, kỉ luật nghiêm minh và tinh thần cách mạng triệt để. B. Được lịch sử giao cho sứ mệnh lãnh đạo phong trào cách mạng. C. Là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất. D. Ra đời trước giai cấp tư sản; phải chịu ba tầng áp bức, bóc lột. Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng những nguyên nhân thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? A. Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp thiết của người dân Việt Nam. B. Tác động từ thời đại mới: chủ nghĩa xã hội trở thành một đối trọng của chủ nghĩa tư bản. C. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước. D. Lòng yêu nước và ý chí “đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”. II. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 (3 điểm). Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), ở Việt Nam, thực dân Pháp thi hành chính sách gì trên lĩnh vực kinh tế? Những chính sách đó của thực dân Pháp tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam? Câu 2 (2 điểm). Hãy làm rõ thái độ chính trị và khả năng cách mạng đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918. Câu 3 (2 điểm). Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Đề thi Sử cuối học kì 2 lớp 8 năm 2022 (Đề số 2) I. Phần trắc nghiệm 1-A 2-B 3-C 4-A 5-D 6-B
  8. II. Phần tự luận Câu 1: * Chính sách khai thác kinh tế của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất - Nông nghiệp: + Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền + Duy trì phương thức sản xuất phong kiến (phát canh – thu tô) trong sản xuất nông nghiệp. - Công nghiệp: + Tập trung vốn đầu tư vào các ngành khai thác than và kim loại. + Mở mang một số ngành công nghiệp nhẹ nhằm phục vụ cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của Pháp; đồng thời tận dụng tối đa nguồn nguyên, nhiên liệu tại chỗ và nhân công Việt Nam. - Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam - Phát triển hệ thống giao thông vận tải để tăng cường việc bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam. - Tài chính: tăng các thứ thuế cũ, đặt ra nhiều loại thuế mới, * Tác động từ chính sách khai thác của Pháp tới kinh tế Việt Nam -Chuyển biến tích cực: + Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam, đem lại nhiều tiến bộ hơn so với phương thức sản xuất phong kiến. + Cùng với sự xuất hiện, phát triển của kinh tế hàng hóa, kinh tế Việt Nam bước đầu có sự hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. + Hình thành các đô thị lớn, các trung tâm công nghiệp mới - Chuyển biến tiêu cực:
  9. + Tài nguyên thiên nhiên bị vơi cạn. + Việt Nam trở thành thị trường cung cấp nguyên, nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân Pháp. + Thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam. Khi tiến hành khai thác thuộc địa, Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, kinh tế Việt Nam bị kìm hãm, phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối. Câu 2: * Giai cấp địa chủ phong kiến - Một bộ phận địa chủ cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân,chống lại cách mạng. - Một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước nên đã tham gia vào các phong trào yêu nước, chống Pháp khi có điều kiện. * Giai cấp nông dân - Nông dân bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn. Căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp cộng với ý thức dân tộc sâu sắc, nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh do bất kì cá nhân, tổ chức, tầng lớp hoặc giai cấp nào đề xướng để có thể giúp họ giành được tự do và no ấm. * Giai cấp công nhân - Công nhân và gia đình họ bị thực dân, phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh. Ở đầu thế kỉ XX, lực lượng công nhân Việt Nam còn ít (khoảng 10 vạn người); mục tiêu đấu tranh của họ chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế (tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc, ); ngoài ra họ còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo. * Tầng lớp tiểu tư sản - Cuộc sống của tiểu tư sản tuy có phần dễ chịu hơn công nhân, nông dân và dân nghèo thành thị, song vẫn bấp bênh. Họ là những người có ý thức dân tộc, lại sớm
  10. được tiếp thu với những tư tưởng tiến bộ (nhất là bộ phận giáo viên, học sinh, sinh viên, ), nên tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX. * Tầng lớp tư sản - Tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp chèn ép, chính quyền thực dân kìm hãm. Song do bị lệ thuộc, yếu ớt về mặt kinh tế, nên họ chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia vào các cuộc vận động yêu nước Câu 3: * Nguyên nhân khách quan - Các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam diễn ra khi thực dân Pháp đã ổn định được bộ máy cai trị ở Việt Nam. - Thực dân Pháp thực hiện cấu kết, liên minh với lực lượng đế quốc, phản động bên ngoài để đàn áp một số cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Ví dụ: + Sự phát triển của phong trào Đông du (do Phan Bội Châu khởi xuống) đã khiến thực dân Pháp lo sợ. Trước tình hình đó, tháng 8/1908, thực dân Pháp cấu kết với Chính phủ Nhật Bản để trục xuất các lưu học sinh Việt Nam, kể cả thủ lĩnh Phan Bội Châu. Phong trào Đông du tan rã. + Trước sự phát triển và ảnh hưởng của Việt Nam Quang phục hội, năm 1913, thực dân Pháp cấu kết với giới quân phiệt Trung Quốc để bắt giam những lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam Quang phục hội (trong đó có cả thủ lĩnh Phan Bội Châu). * Nguyên nhân chủ quan - Tầng lớp tư sản Việt Nam mới ra đời, còn nhỏ yếu về kinh tế, lệ thuộc nặng nề chính trị, do đó, tầng lớp tư sản Việt Nam chưa thể trở thành một lực lượng lãnh đạo, tiến hành hành cuộc cách mạng tư sản ở Việt Nam. - Lực lượng tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản và lãnh đạo các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX là các sĩ phu phong kiến tiến bộ. Tuy nhiên, lực lượng này còn nhiều hạn chế. Do các sĩ phu có những nhận thức khác nhau về kẻ thù, chủ trương cứu nước, nên dẫn phương pháp hoạt động của họ cũng khác nhau (theo hai xu hướng: bạo động và cải cách), điều này dẫn tới phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ XX thiếu sự thống nhất.
  11. - Ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, trào lưu dân chủ tư sản phát triển chủ yếu ở các đô thị lớn, còn ở các vùng nông thôn, miền núi ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản còn rất yếu ớt, do đó, chưa tạo thành một phong trào đấu tranh rộng rãi chung trong cả nước.