Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Huỳnh Tấn Phát (Có đáp án)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khoanh tròn chữ cái đầu câu đáp án đúng.
1. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của ai?
A. Nguyễn Đình Chiểu B. Nguyễn Tri Phương
C. Nguyễn Hữu Huân D. Nguyễn Trung Trực
2. Hiệp ước nào đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia
độc lập?
A. Hiệp uớc Nhâm Tuất B. Hiệp uớc Giáp Tuất
C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt D. Hiệp ước Hác-măng
3. “Chiếu Cần vương” ra đời trong thời gian nào? Tại đâu?
A. 13/6/1883 tại Tân Sở (Quảng Trị) B. 13/6/1883 tại Phú Gia (Hà Tĩnh)
C. 13/7/1885 tại Tân Sở (Quảng Trị) D. 13/7/1885 tại Phú Gia (Hà Tĩnh)
4. Người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là
A. Phan Đình Phùng B. Phạm Bành
C. Nguyễn Thiện Thuật D. Hoàng Hoa Thám
Câu 2: Bằng kiến thức Lịch sử đã được học, hãy chọn từ (dân tộc; nhân dân; triều Nguyễn; Cần vương)
thích hợp điền vào chỗ trống …. để được câu có nội dung đúng.
Sau Hiệp ước 1884 và cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế, triều đình hoàn toàn đầu
hàng. Nhân dân tiếp tục chiến đấu dưới ngọn cờ (1)……………………. Chiếu Cần vương đã gắn quyền
lợi của (2)………………………….. với quyền lợi của (3)………………… nên đã được
(4)……………………… tích cực ủng hộ.
Câu 3 : Hãy kết nối một thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B để được nội dung đúng (ghi kết quả
kết nối ở cột C).
Câu 1: Khoanh tròn chữ cái đầu câu đáp án đúng.
1. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của ai?
A. Nguyễn Đình Chiểu B. Nguyễn Tri Phương
C. Nguyễn Hữu Huân D. Nguyễn Trung Trực
2. Hiệp ước nào đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia
độc lập?
A. Hiệp uớc Nhâm Tuất B. Hiệp uớc Giáp Tuất
C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt D. Hiệp ước Hác-măng
3. “Chiếu Cần vương” ra đời trong thời gian nào? Tại đâu?
A. 13/6/1883 tại Tân Sở (Quảng Trị) B. 13/6/1883 tại Phú Gia (Hà Tĩnh)
C. 13/7/1885 tại Tân Sở (Quảng Trị) D. 13/7/1885 tại Phú Gia (Hà Tĩnh)
4. Người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là
A. Phan Đình Phùng B. Phạm Bành
C. Nguyễn Thiện Thuật D. Hoàng Hoa Thám
Câu 2: Bằng kiến thức Lịch sử đã được học, hãy chọn từ (dân tộc; nhân dân; triều Nguyễn; Cần vương)
thích hợp điền vào chỗ trống …. để được câu có nội dung đúng.
Sau Hiệp ước 1884 và cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế, triều đình hoàn toàn đầu
hàng. Nhân dân tiếp tục chiến đấu dưới ngọn cờ (1)……………………. Chiếu Cần vương đã gắn quyền
lợi của (2)………………………….. với quyền lợi của (3)………………… nên đã được
(4)……………………… tích cực ủng hộ.
Câu 3 : Hãy kết nối một thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B để được nội dung đúng (ghi kết quả
kết nối ở cột C).
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Huỳnh Tấn Phát (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_2_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Huỳnh Tấn Phát (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS HUỲNH TẤN PHÁT ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 8 NĂM HỌC 2021 – 2022 Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ 1 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Khoanh tròn chữ cái đầu câu đáp án đúng. 1. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của ai? A. Nguyễn Đình Chiểu B. Nguyễn Tri Phương C. Nguyễn Hữu Huân D. Nguyễn Trung Trực 2. Hiệp ước nào đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập? A. Hiệp uớc Nhâm Tuất B. Hiệp uớc Giáp Tuất C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt D. Hiệp ước Hác-măng 3. “Chiếu Cần vương” ra đời trong thời gian nào? Tại đâu? A. 13/6/1883 tại Tân Sở (Quảng Trị) B. 13/6/1883 tại Phú Gia (Hà Tĩnh) C. 13/7/1885 tại Tân Sở (Quảng Trị) D. 13/7/1885 tại Phú Gia (Hà Tĩnh) 4. Người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là A. Phan Đình Phùng B. Phạm Bành C. Nguyễn Thiện Thuật D. Hoàng Hoa Thám Câu 2: Bằng kiến thức Lịch sử đã được học, hãy chọn từ (dân tộc; nhân dân; triều Nguyễn; Cần vương) thích hợp điền vào chỗ trống . để được câu có nội dung đúng. Sau Hiệp ước 1884 và cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế, triều đình hoàn toàn đầu hàng. Nhân dân tiếp tục chiến đấu dưới ngọn cờ (1) . Chiếu Cần vương đã gắn quyền lợi của (2) với quyền lợi của (3) nên đã được (4) tích cực ủng hộ. Câu 3 : Hãy kết nối một thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B để được nội dung đúng (ghi kết quả kết nối ở cột C). A B C (Sự kiện lịch sử) (Mốc thời gian) (Kết quả kết nối) 1- Pháp nổ sung tấn công Gia Định a- 1/9/1858 1 + . 2- Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược b- 17/2/1859 2 + . Việt Nam 3- Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất c- 20/11/1873 3 + . 4- Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai d- 25/4/1882 4 + . PHẦN II. TỰ LUẬN
- Câu 1: Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? Câu 2: Xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp? Câu 3: Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo khác với lớp người đi trước? ĐÁP ÁN PHẦN I. TRẮC NGHIỆM - Câu 1: 1A; 2C; 3C; 4D. - Câu 2: (1) Cần vương; (2) triều Nguyễn; (3) dân tộc; (4) nhân dân - Câu 3: 1 + b; 2 + a; 3 + c; 4 + d . PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1: Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu. Việt Nam lại là nước có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên. Chế độ phong kiến ở Việt Nam lại đang ở vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu Câu 2: Xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng và trở thành chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất phải vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền. Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. Tiểu tư sản thành thị cũng là tầng lớp mới xuất hiện, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Họ có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc, nên sớm giác ngộ và tích cực tham gia các phong trào cứu nước. Giai cấp công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực. Đây là giai cấp có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến. Câu 3: - Các bậc tiền bối mà tiêu biểu là Phan Bội Châu đã lựa chọn con đường cứu nước đó là đi sang phương Đông, chủ yếu là Nhật Bản vì ở đó từng diễn ra cuộc cải cách Minh Trị làm cho Nhật thoát khỏi thân phận thuộc địa; vì Nhật đã đánh bại đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1905-1907) và Nhật Bản còn là nước "đồng văn, đồng chủng" với Việt Nam. - Đối tượng mà cụ Phan Bội Châu gặp gỡ là những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp. Phương pháp của cụ là vận động tổ chức giai cấp, cùng các tầng lớp trên để huy động lực lượng đấu tranh bạo động.
- - Còn Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường sang phương Tây, nơi được mệnh danh có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật, có nền văn minh phát triển. - Nguyễn Ái Quốc đi vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, đi vào phong trào quần chúng, giác ngộ, đoàn kết họ đứng lên đấu tranh giành độc lập thực sự bằng sức mạnh của mình là chính - Người luôn đề cao học tập, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm cách mạng mới nhất của thời đại và Người đã bắt gặp chân lý cách mạng Tháng Mười Nga, đây là con đường cứu nước đúng đắn nhất với dân tộc ta. ĐỀ SỐ 2 I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công vào đâu ? A. Đại đồn Chí Hòa B. Tỉnh Định Tường C. Tỉnh Vĩnh Long D. Thành Gia Định Câu 2. Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đâu ? A. Tòa Khâm sứ và Hoàng thành B. Đồn Mang Cá và Hoàng thành C. Hoàng thành D. Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá Câu 3. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế đồng ý mở ba cửa biển nào cho Pháp vào buôn bán ? A. Đà Nẵng, Thuận An, Quy Nhơn B. Đà Nẵng, Thuận An, Quảng Yên C. Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên D. Đà Nẵng, Ba Lạt, Cửa Việt Câu 4. Cuộc phản công của phái chủ chiến diễn ra vào thời gian nào ? A. Đêm mồng 5 rạng sáng 6-7-1885 B. Đêm mồng 6 rạng sáng 7-7-1886 C. Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885 D. Đêm mồng 3 rạng sáng 4-7-1885 Câu 5: Điền sự kiện tương ứng với thời gian theo mẫu sau: Thời gian Sự kiện 13-7-1885 Tháng 11-1888
- 1885-1896 28-12-1895 II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế tháng 7-1885 ? Câu 2 (3 điểm) Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào? Câu 3 (1 điểm) Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? Câu 4 (1 điểm) Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế của các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX? ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu Đáp án Điểm 1 D 0,5 3 C 0,5 2 D 0,5 4 C 0,5 Câu 5: Thời gian Sự kiện 13-7-1885 Chiếu Cần vương được ban hành Tháng 11-1888 Vua Hàm Nghi bị bắt 1885-1896 Khởi nghĩa Hương Khê 28-12-1895 Phan Đình Phùng hi sinh II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1: - Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phe chủ chiến trong triều đình nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp. - Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu. - Đêm mồng 4 rạng sáng 5 - 7 - 1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và Toà Khâm sứ. - Nhờ có ưu thế về vũ khí, quân giặc phản công, chiếm kinh thành Huế. Câu 2: - Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13-7-1885, ông nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. - Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. - Diễn biến phong trào có thể chia thành 2 giai đoạn : + Giai đoạn 1 (1885-1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
- + Giai đoạn 2 (1888-1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì. Câu 3: - Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng. - Lãnh đạo cuộc khưởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh. - Thời gian tồn tại 10 năm. - Tính chất ác liệt chống Pháp và triều đình bù nhìn. - Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất. - Tự chế tạo được vũ khố (súng trường). Câu 4: - Tích cực: các đề nghị cải cách này đều nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó. - Hạn chế: các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ rời rạc - Chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại. - Triều đình phong kiến Nguyễn bảo thủ bất lực không chấp nhận những thay đổi, từ chối mọi cải cách. ĐỀ SỐ 3 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 1. Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp đem quân xâm lược Việt Nam là: A. Bảo vệ giáo sĩ Pháp và giáo dân Việt Nam đang bị sát hại. B . Khai hoá văn minh cho người Việt Nam. C. Chiếm Việt Nam làm thuộc địa và căn cứ quân sự. D. Trả thù triều đình Huế đã làm nhục quốc thể Pháp. 2. “Bình Tây Đại nguyên soái” là danh hiệu nhân dân phong tặng cho thủ lĩnh: A. Trương Định B. Nguyễn Hữu Huân C. Nguyễn Trung Trực D. Võ Duy Dương 3. Theo hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874) triều đình Huế đã: A. Chính thức thừa nhận cho Pháp chiếm 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ. B. Chính thức thừa nhận cho Pháp chiếm đóng 6 tỉnh Nam Kỳ. C. Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam. D. Thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ. 4. Điền cụm từ thích hợp vào chổ trống để hoàn chỉnh câu nói dưới đây: “ Bao giờ .nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết đánh Tây”. II.PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 : (4điểm)
- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tác động đến xã hội Việt Nam như thế nào ? Câu 2 : (3điểm) Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới ? ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) - Học sinh làm mỗi ý đúng được 0,5 điểm Câu Câu1 Câu2 Câu3 Đáp án C A B Câu 4: Mỗi chỗ trống điền đúng được 0,75 điểm “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nứơc Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. II. PHẦN TỰ LU ẬN (7 điểm) Câu 1 : -Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tác động đến xã hội Việt Nam : -Xã hội Việt Nam phân hoá thành nhiều giai cấp và tầng lớp: -Giai cấp địa chủ phong kiến làm tay sai cho thực dân Pháp.Tuy nhiên có bộ phận vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. -Giai cấp nông dân: đông đảo bị áp bức nặng nề, họ sẵn sàng tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc -Tầng lớp tư sản bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép -Tiểu tư sản thành thị: các chủ xương nhỏ, viên chức và người làm nghề tự do -Công nhân: làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, đời sống cực khổ, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ Câu 2 : Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới vì : - Người thấy con đường của các bậc tiền bói không phù hợp với tình hình đất nước, mặc dù Người rất khâm phục. Nhưng cuối cùng các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. - Muốn tìm hiểu xem nước Pháp có thật sự tự do, bình đẳng, bác ái hay không ĐỀ SỐ 4 I. Phần Trắc Nghiệm: 3đ A. khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất, mỗi câu là 0,25đ Câu 1: Căn cứ Ba Đình được xây dựng ở đâu? A. Huyện Nga Sơn - Thanh Hóa. B. Các huyện Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh) C. Các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ ( Hưng Yên) D. Phía tây bắc tỉnh Bắc Giang Câu 2: Ý nào không phải là nguyên nhân của việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam : A. Do bản chất tàn bạo, tham lam của chủ nghĩa thực dân. B. Do Việt Nam rất giàu tài nguyên.
- C. Do triều đình Huế suy yếu về mọi mặt. D. Do Pháp phải bảo vệ đạo Gia-tô. Câu 3: Người gửi lên triều đình Huế 30 bản điều trần đề cập việc chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, cải tổ giáo dục là ai ? A. Trần Đình Túc B. Nguyễn Huy Tế C. Nguyễn Trường Tộ D. Nguyễn Lộ Trạch Câu 4: Lí do chính khiến các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX không thực hiện được là: A. Nội dung các đề nghị cải cách chưa phù hợp với hoàn cảnh lịch sử nước ta. B. Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc. C. Các đề nghị cải cách chỉ có tác động phần nào đến cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình Huế. D. Triều đình Huế bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi sự thay đổi. Câu 5:. Yếu tố cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam là: A. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa. B. Chính sách cấm đạo Gia tô của nhà Nguyễn C. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ, lạc hậu D. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước Câu 6:. Triều đình Huế ký với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất vào ngày: A. 5/6/1862 B. 6/5/1862 C. 8/6/1862 D. 6/8/1862 Câu 7:. Sau 1884, người cầm đầu phái kháng Pháp trong triều đình Huế là: A. Nguyễn Thiện Thuật B. Tạ Hiện C. Tôn Thất Thuyết D. Nguyễn Quang Bích Câu 8:. Căn cứ Ba Đình thuộc tỉnh: A. Hà Nội B. Hưng Yên C. Nghệ An D. Thanh Hoá B : Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng (1 điểm) A B Đáp án a. 1 – 9 – 1858 1. Thực dân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, quân triều đình thất bại, nhân dân tiếp tục kháng chiến b. 20 – 11 – 1873 2. Thực dân Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà - đà Nẵng, bắt đầu cuộc xâm lược Việt Nam. c. 19 – 5 - 1883 3. Triều đình kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt công nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì d. 6 – 6 - 1884 4. Pháp đánh thành Huế, triều đình đầu hàng kí Hiệp ước Hác-măng. 5. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai khiến nhiều sĩ quan và lính Pháp bị giết.
- II/ Phần Tự Luận (7 điểm) Câu 1: ( 4 điểm): a. Trình bày những nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng. b. Nêu suy nghĩ của em về thái độ và trách nhiệm của triều đình Huế đối với việc để đất nước rơi vào tay thực dân Pháp ? Câu 2(3 điểm): Khởi nghĩa Yên Thế có những điểm nào khác với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ? ĐÁP ÁN I. Phần Trắc nghiệm: A. khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất, mỗi câu là 0,25đ Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A D C D A A C D B : Nèi thêi gian ë cét A víi sù kiÖn ë cét B sao cho ®óng (1 ®iÓm) Nối: a - 2, b - 1, c - 5, d - 3 II. Phần Tự Luận : Câu 1: a. Nội dung Hiệp ước Hac-măng: - Thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì. - Ba tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh sáp nhập vào Bắc Kì. - Triều đình chỉ được cai quản ở Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát công việc của quan lại triều đình. - Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm. Triều đình rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì. b. Trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn đối với việc để mất nước: - Không có tinh thần đánh giặc, tư tưởng sợ giặc, tư tưởng thất bại chủ nghĩa -> để lỡ nhiều cơ hội có thể đánh thắng kẻ thù. - Xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi ích kỉ của gia cấp và dòng họ nên hoà hoãn, thương lượng với Pháp, kí các Hiệp ước cắt dần đất đai cho Pháp và cuối cùng đầu hàng hoàn toàn Câu 2: Khởi nghĩa Yên Thế có những điểm khác với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương là: - Về mục tiêu khởi nghĩa: không phải là để khôi phục chế độ PK, bảo vệ ngôi vua - Lãnh đạo và tham gia khởi nghĩa: đều là nông dân - Thời gian tồn tại: lâu hơn bất cứ một cuộc k/n nào trong PT Cần vương ĐỀ SỐ 5 A. TRẮC NGHIÊM: ( 3điểm) . I.Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu chỉ ý đúng.( 1 điểm) Câu 1 Thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta
- A 1/ 8/ 1857 B. 1/ 8/ 1958 C. 31/ 8/ 1858. D. 1/ 9/1858 Câu2.Sự kiện đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập. A quân Pháp tiến đánh và chiếm được Thuận An. B. Vua Tự Đức qua đời. C. triều đình Nguyến Kí Hiệp ước Hac măng và Pa tơ nốt. D. quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai Câu3. Chiếc tàu Hy Vọng của Pháp bị đốt trên sông Vàm Cỏ là chiến công của A nghĩa quân Nguyễn Trung Trực. B.quân của triều đình nhà Nguyễn. C. nghĩa quân của Trương Định. D. quân của Hoàng tá Viêm. Câu4. Nguyên nhân nước ta trở thành thuộc địa của Pháp. A nhân dân ta không kiên quyết chống Pháp . C.do lực lượng của Pháp đông. B. vũ khí của nhân dân còn thô sơ. D.chính sách bảo thủ của triều đình Huế. II.Đọc kĩ bảng sau rồi nối hai kí hiệu đứng đầu mỗi câu sao cho thích hợp.( 1 điểm ) Tên cuộc khởi nghĩa Lãnh đạo Kết quả nối A. Khởi nghĩa Ba Đình 1. Phan Đình Phùng và Cao Thắng A B. Khởi nghĩa Bãi Sậy 2. Phạm Bành và Đinh Công Tráng B C. Khởi nghĩa Hương Khê 3. Hoàng Hoa Thám C D. Khởi nghĩa Yên Thế 4. Nguyễn Thiện Thuật D III. Điền vào chỗ trống( ) để hoàn thành các câu sau. ( 1 điểm) Diễn biến của khởi nghĩa Yên Thế. 1.Giai đoạn 1884-1892 . 2. Giai đoạn 1893-1908 3 Giai đoạn 1909-1913 4. 10/2/1913 B. TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu1. Trình bày những điểm chính của Hiệp ước Hac măng và Pa tơ nốt( 1883-1884)?( 2 điểm) Câu2. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam? ( 3 điểm) Câu3. Hãy so sánh sự giống và khác nhau của phong trào Cần Vương và phong trào tự vệ vũ trang chống Pháp của nhân dân ta?( 2 điểm) ĐÁP ÁN A. TRẮC NGHIÊM: ( 3 điểm) I Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu chỉ ý đúng.(1 đ)
- Đúng mỗi câu 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án D C A D II. Đọc kĩ bảng sau rồi nối hai kí hiệu đứng đầu mỗi câu cho thích hợp.(1 điểm) Nối đúng mỗi cặp 0,25 điểm Kết quả nối. A .2 B 4 C 1 D .3 III. Điền vào chỗ trống( ) để hoàn thành các câu sau.( 1 điểm) Điền đúng mỗi ý 0,25 điểm 1 nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm. 2 .nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám. 3 Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn 4 .Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã. B. TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM) Câu1. 2 điểm -Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp.ở Huế. -Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ . -Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm . -Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì. Câu2. 3 điểm. Xã hội Việt Nam bị phân hóa. -Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng làm chỗ dựa , tay sai cho thực dân Pháp -Giai cấp nông dân : số lượng đông dần, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sãn sàng hưởng ứng tham gia vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các đồn điền. -Tầng lớp tư sản xuất hiện có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công , chủ hãng buôn bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. -Tiểu tư sản thành thị bao gồm các chủ xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. -Công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông dân , làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống. Câu3. ( 2 điểm) a.Giống ( 1 điểm) -Mục đích: Chống Pháp, giải phóng dân tộc. -Hình thức: Khởi nghĩa vũ trang.
- b.Khác: ( 1 điểm) * Phong trào Cần Vương: -Mục tiêu: Chống Pháp khôi phục chế độ phong kiến. -Lãnh đạo: Văn thân, sĩ phu yêu nước. -Thời gian tồn tại: 1885-1895. * Phong trào tự vệ, vũ trang chống Pháp: -Mục tiêu: chống Pháp bảo vệ cuộc sống tự do, giành lại cơm no, áo ấm. -Lãnh đạo: nông dân, tù trưởng miền núi. -Thời gian tồn tại.Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu đầu thế kỉ XX.