Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm 2022 - Đề 1 (Có đáp án)

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn năm 2022
I. Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Đường tắt
Luôn có một con đường ở trước bạn
Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích
Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó
Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn
Nó không dài, không tốn thời gian và không có một chướng ngại vật nào.
Nhưng
Con đường nhỏ ấy
Nó bỏ qua rất nhiều thứ
Nó không cho bạn một tí kinh nghiệm nào
Nó không làm cho bạn mạnh mẽ hơn
Nó không làm cho bạn tốt hơn
Và nó luôn là con đường sai.
pdf 4 trang Ánh Mai 07/02/2023 4800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm 2022 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_nam_2022_de_1_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm 2022 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn năm 2022 I. Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Đường tắt Luôn có một con đường ở trước bạn Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn Nó không dài, không tốn thời gian và không có một chướng ngại vật nào. Nhưng Con đường nhỏ ấy Nó bỏ qua rất nhiều thứ Nó không cho bạn một tí kinh nghiệm nào Nó không làm cho bạn mạnh mẽ hơn Nó không làm cho bạn tốt hơn Và nó luôn là con đường sai. Nhưng Con người vẫn đi con đường nhỏ ấy Những kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu Những kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó nhọc Chúng trở nên thành công với những ý nghĩ vô học Liệu chúng có thể tồn tại? (Đặng Chân Nhân, tập thơ Giờ thứ 38, NXB Hội Nhà văn, 2009) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên. Câu 2 (1,0 điểm): Em hiểu thế nào là: con đường dài và con đường tắt trong bài thơ? Câu 3 (1,0 điểm): Từ 2 câu thơ: Con đường nhỏ ấy/ Nó bỏ qua rất nhiều thứ; hãy chỉ rõ những thứ mà những người đi trên con đường nhỏ ấy đã bỏ qua.
  2. Câu 4 (1,5 điểm): Câu thơ cuối bài: Liệu chúng có thể tồn tại? đã gợi cho em những suy tư gì về cuộc sống ngày nay? II. Làm văn (6,0 điểm): Cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ Nhớ rừng. Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn năm 2022 I. Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm): Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do. Câu 2 (1,0 điểm): Trình bày hiểu biết về con đường dài, con đường tắt - Con đường dài: Là con đường mà chúng ta đang đi, là biểu tượng cho hành trình gian khó, mỗi người đi cần phải nỗ lực, bằng khả năng thực tế, bằng kinh nghiệm để đạt được mục đích, gặt hái được thành công. - Con đường tắt: Là ẩn dụ cho một hành trình ngắn hơn, không phải khó nhọc nhưng phải dùng thủ đoạn với những luồn lách, thậm chí gian trá để có thể được hưởng thành quả Câu 3 (1,0 điểm): Những thứ mà những người đi trên con đường nhỏ ấy đã bỏ qua là: Kinh nghiệm, sự mạnh mẽ và những cơ hội để tốt hơn. Họ sẽ bỏ qua việc rèn luyện để có một nhân cách cao đẹp với phẩm chất đạo đức như: tự trọng, kiên trì, nhân ái, dũng cảm, bao dung vị tha, tự tin, quyết tâm ; những tình cảm tốt đẹp như: yêu thương, đồng cảm, tự hào, thanh thản Ngoài ra còn bỏ qua cơ hội giữ cho thành quả được lâu dài Câu 4 (1,5 điểm): Câu thơ Liệu chúng có thể tồn tại? gợi suy nghĩ về cuộc sống ngày nay: Những kẻ lựa chọn con đường tắt không phải ít. Chúng vốn là những kẻ tham lam, chỉ thấy lợi ích trước mắt; những kẻ sợ khó, sợ cực. Việc lựa chọn đường tắt quả là có một sức cám dỗ rất lớn. Nhưng những con người chân chính sẽ không lựa chọn con
  3. đường tắt ấy. Xã hội càng nhiều cám dỗ thì chúng ta càng phải tích cực chống lại nó. Cần phải chọn đi con đường dài để không bị đánh mất mình. Cần có niềm tin vào cuộc sống, vào con người vì hầu hết tất cả mọi người vẫn đã và đang tiếp tục đi trên con đường dài chân chính. II. Làm văn (6,0 điểm): Dàn ý Cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ Nhớ rừng 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Thế Lữ, bài thơ Nhớ rừng và dẫn dắt vào khổ thơ cuối. 2. Thân bài Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ bị nhục nhằn tù hãm, cũng ngậm một khối căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử. Chính vì động đến chỗ sâu thẳm của lòng người nên bài thơ vừa ra đời đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận. Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt chặt trong cũi sắt để nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm trạng u uất của thế hệ thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, vô cùng bất mãn và khinh ghét thực tại bất công, ngột ngạt của xã hội đương thời. Họ muốn phá tung xiềng xích nô lệ để "cái tôi" tự do được khẳng định và phát triển. Thế Lữ đã chọn được một hình ảnh độc đáo, thích hợp với việc thể hiện chủ đề bài thơ. Với hình ảnh chứa đựng ý nghĩa thâm thúy đó, Thế Lữ rất thuận lợi trong việc gửi gắm tâm sự của mình trước thời cuộc qua bài thơ. Ngôn ngữ thơ đạt tới độ điêu luyện, tinh tế, nhạc điệu du dương, lúc sôi nổi hào hùng, lúc trầm lắng bi thiết, thể hiện thành công nội dung tư tưởng của bài thơ.
  4. 3. Kết bài Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa đặc sắc của đoạn thơ nói riêng và tác phẩm nói chung.