Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm 2022 - Đề 2 (Có đáp án)

I. Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Trong xã hội ta, từ ngàn năm nay, tồn tại một tình trạng nước đôi dang dở. Chữ
Hán vẫn là công cụ giao tiếp giữa nhà nước và người dân (. .. ) Còn chữ Nôm chỉ
để ghi cái đời sống tình cảm hàng ngày, hoặc kêu than, hoặc đùa bỡn... Nó khó học
do đó không phổ biến. Tình trạng chữ viết Việt Nam như trên níu kéo văn hóa đọc
với hai nghĩa:
Thứ nhất, ở dạng trực tiếp, nó làm cho sách khó viết, viết xong khó xuất bản, xuất
bản xong khó đến với người đọc;
Thứ hai, ở dạng gián tiếp, nó ảnh hưởng tới tư duy con người. Với một thứ chữ
thuận tiện, người ta có thể ghi chép, hoàn thiện dần những suy nghĩ của mình và
giao lưu với nhau làm cho tri thức ngày càng phong phú. Ngược lại, như ở ta, do
thiếu phương tiện (chữ và sách) hợp lý để ghi lại những vận động trong đầu óc, sự
suy nghĩ của người ta dễ dừng lại ở tình trạng manh mún rời rạc. Gần đây nhiều
người đã công nhận là dân ta làm việc gì thường theo lối chụp giật, mà thiếu thói
quen nghiên cứu sự vật; sự nghĩ ngợi hay chắp vá nửa vời, đầu óc người ta không
chăm chú theo đuổi cái gì tới cùng (...)
pdf 4 trang Ánh Mai 07/02/2023 7060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm 2022 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_nam_2022_de_2_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm 2022 - Đề 2 (Có đáp án)

  1. Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn năm 2022 I. Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Trong xã hội ta, từ ngàn năm nay, tồn tại một tình trạng nước đôi dang dở. Chữ Hán vẫn là công cụ giao tiếp giữa nhà nước và người dân (. ) Còn chữ Nôm chỉ để ghi cái đời sống tình cảm hàng ngày, hoặc kêu than, hoặc đùa bỡn Nó khó học do đó không phổ biến. Tình trạng chữ viết Việt Nam như trên níu kéo văn hóa đọc với hai nghĩa: Thứ nhất, ở dạng trực tiếp, nó làm cho sách khó viết, viết xong khó xuất bản, xuất bản xong khó đến với người đọc; Thứ hai, ở dạng gián tiếp, nó ảnh hưởng tới tư duy con người. Với một thứ chữ thuận tiện, người ta có thể ghi chép, hoàn thiện dần những suy nghĩ của mình và giao lưu với nhau làm cho tri thức ngày càng phong phú. Ngược lại, như ở ta, do thiếu phương tiện (chữ và sách) hợp lý để ghi lại những vận động trong đầu óc, sự suy nghĩ của người ta dễ dừng lại ở tình trạng manh mún rời rạc. Gần đây nhiều người đã công nhận là dân ta làm việc gì thường theo lối chụp giật, mà thiếu thói quen nghiên cứu sự vật; sự nghĩ ngợi hay chắp vá nửa vời, đầu óc người ta không chăm chú theo đuổi cái gì tới cùng ( ) Tất cả những bệnh trạng đó trong tư duy bắt nguồn một phần từ một văn hóa đọc lom đom, một đời sống tinh thần thiếu sách. Đến lượt mình, kiểu tư duy này lại quay trở lại, cản trở người Việt đọc sách. Ca dao tục ngữ truyện cười ở ta thường có thái độ chế giễu với người đọc sách. Dưới những con mắt thế tục, việc đọc sách có vẻ như là một cái gì vô bổ của loại người "dài lưng tốn vải ăn no lại nằm" ( ). Cố nhiên trong thực tế, lại có một tình trạng tế nhị khác, là các làng xã thường đánh giá nhau bằng số lượng kẻ cắm đầu vào sách. Có gì mâu thuẫn ở đây chăng? Không. Học trò xưa ham học để có ngày lều chõng đi thi và trở thành quan chức (từ đây khái quát lên, người ta vẫn tự hào người Việt ham học). Nhưng không thể bảo họ, - đám người "nghiền" sách cốt đi thi kia - là những người đọc sách với đúng nghĩa của nó. Người học để đi thi tự
  2. giới hạn trong kiến thức của người chấm cho họ đỗ. Ngược lại đặc trưng chủ yếu của người đọc sách là một tư duy độc lập và một khao khát bất tận với sự hiểu biết. Loại sau ở xã hội ta quá hiếm, lại còm cõi ít ỏi và chưa thành một lớp người ổn định. Giải thích sao về hiện tượng này? Suy cho cùng ở xã hội nghèo, mọi việc vẫn do miếng cơm manh áo quyết định. Khi có thể dùng sách để lập thân thì người ta đọc sách. Khi có nhiều con đường khác lập thân mà ít tốn sức lực hơn – kể cả lối giả vờ đọc sách, gian lận thi cử - thì người ta bỏ sách khá dễ dàng. Và đó chính là tình trạng của xã hội hôm nay. (Vương Trí Nhàn, Vì sao người Việt không mê đọc sách?, chungta.com) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì? Câu 2 (1,0 điểm): Tình trạng "nước đôi" của chữ viết nước ta thời trung đại dẫn đến những hệ quả nào? Câu 3 (1,0 điểm): Theo tác giả, đặc trưng chủ yếu của người đọc sách là gì? Thực trạng của lớp người này trong xã hội ta ra sao? Câu 4 (1,5 điểm): Theo anh/chị, làm thế nào để việc đọc sách trở thành một thói quen phổ biến? II. Làm văn (6,0 điểm): Cảm nhận khổ thơ 1 2 bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên. Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn năm 2022 I. Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm): Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích bàn về văn hóa đọc (Thí sinh có thể diễn đạt cách khác như: việc đọc sách, tình trạng không ham đọc sách của người Việt, ) Câu 2 (1,0 điểm): Tình trạng nước đôi của chữ viết đã níu kéo văn hóa đọc, cản trở người Việt đọc sách. Câu 3 (1,0 điểm):
  3. - "Đặc trưng chủ yếu của người đọc sách là một tư duy độc lập và một khao khát bất tận với sự hiểu biết". - Lớp người này ở ta "quá hiếm, lại còm cõi ít ỏi và chưa thành một lớp người ổn định". Câu 4 (1,5 điểm): Viết được đoạn văn về giải pháp biến việc đọc sách thành thói quen phổ biến. II. Làm văn (6,0 điểm): Dàn ý Cảm nhận khổ thơ 1 2 bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Vũ Đình Liên, bài thơ Ông đồ và khổ thơ 1,2. 2. Thân bài a. Khổ thơ 1 Khung cảnh: mùa xuân về, hoa đào nở, ông đồ bày mực tàu giấy đỏ trên phố tấp nập. “Mỗi, lại” thể hiện sự lặp đi lặp lại, luân phiên như một lẽ thường tình của cuộc sống. → Một nét văn hóa truyền thống từ lâu đời của nhân dân ta được lưu giữ và trân trọng mỗi dịp tết đến xuân về. Trước sự nhộn nhịp của không gian ngày tết, hình ảnh ông đồ và cảnh viết chữ trở thành một đặc trưng không thể thiếu. → Tầm quan trọng của nhân vật ông đồ trong đời sống văn hóa của con người mỗi dịp tết đến xuân về. b. Khổ thơ 2 “Bao nhiêu người thuê viết”: thể hiện sự đông đúc, tấp nập, hào hứng của con người trước cảnh viết chữ của ông đồ. Tài năng viết chữ của ông đồ được mọi người ngưỡng mộ, tấm tắc khen ngợi và kính trọng. Khung cảnh cho chữ hiện lên trước mắt bạn đọc vô cùng nhộn nhịp, tấp nập, hào hứng và vui vẻ.
  4. Nét chữ của ông đồ được người đời tấm tắc khen ngợi “như phương múa rồng bay” thể hiện niềm tin yêu, sự hi vọng của con người vào một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự tốt đẹp. → Khổ thơ lột tả sự ngưỡng mộ, bái phục của con người trước tài năng viết chữ của ông đồ đồng thời thể hiện niềm hi vọng của con người về một năm mới tốt lành. 3. Kết bài Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của 2 đoạn thơ đồng thời rút ra bài học và liên hệ thực tiễn.