Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm 2022 - Đề 8 (Có đáp án)

I. Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành về ung thư, hiện nay tỉ lệ người mắc
mới và tử vong do bệnh ung thư ngày càng gia tăng. Trong đó, nguyên nhân dẫn
đến căn bệnh này chủ yếu là do hút thuốc lá, nghiện rượu bia và chế độ dinh dưỡng.
Trong số các nguyên nhân trên, nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng đang là vấn đề
nhức nhối và được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Nếu như đối với thuốc lá
và rượu bia thì những tác hại là dễ dàng nhìn thấy trước mắt và có thể từ bỏ được,
thì đối với chế độ dinh dưỡng lại hoàn toàn ngược lại.
Chế độ dinh dưỡng được bàn đến là tác nhân gây bệnh ung thư, đó chính là sự mất
an toàn vệ sinh thực phẩm với những loại thực phẩm được bảo quản bằng các chất
kích thích, thuốc tăng trọng vượt quá hàm lượng quy định, hay chế độ ăn uống
không hợp lí với nhiều chất béo, ăn nhiều đồ chiên rán ...
Câu 1 (1,0 điểm): Theo tác giả, những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư
là gì?
Câu 2 (1,5 điểm): Theo tác giả, thế nào thì được coi là mất an toàn thực phẩm? Em
hãy lấy ít nhất hai dẫn chứng về thực phẩm không an toàn trên thị trường mà
anh/chị biết.
pdf 4 trang Ánh Mai 07/02/2023 6640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm 2022 - Đề 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_nam_2022_de_8_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm 2022 - Đề 8 (Có đáp án)

  1. Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn năm 2022 I. Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành về ung thư, hiện nay tỉ lệ người mắc mới và tử vong do bệnh ung thư ngày càng gia tăng. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này chủ yếu là do hút thuốc lá, nghiện rượu bia và chế độ dinh dưỡng. Trong số các nguyên nhân trên, nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng đang là vấn đề nhức nhối và được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Nếu như đối với thuốc lá và rượu bia thì những tác hại là dễ dàng nhìn thấy trước mắt và có thể từ bỏ được, thì đối với chế độ dinh dưỡng lại hoàn toàn ngược lại. Chế độ dinh dưỡng được bàn đến là tác nhân gây bệnh ung thư, đó chính là sự mất an toàn vệ sinh thực phẩm với những loại thực phẩm được bảo quản bằng các chất kích thích, thuốc tăng trọng vượt quá hàm lượng quy định, hay chế độ ăn uống không hợp lí với nhiều chất béo, ăn nhiều đồ chiên rán (Trích Chuyên gia giật mình vì thực phẩm bẩn gây ung thư, 16 /12/ 2015) Câu 1 (1,0 điểm): Theo tác giả, những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư là gì? Câu 2 (1,5 điểm): Theo tác giả, thế nào thì được coi là mất an toàn thực phẩm? Em hãy lấy ít nhất hai dẫn chứng về thực phẩm không an toàn trên thị trường mà anh/chị biết. Câu 3 (1,5 điểm): Theo em, làm thế nào để ngăn chặn tình trạng mất an toàn thực phẩm? II. Làm văn (6,0 điểm): Chứng minh rằng: Nhớ rừng - Thế Lữ: Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường. Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn năm 2022 I. Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm):
  2. Câu 1 (1,0 điểm): Những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư: hút thuốc lá; nghiện rượu bia; chế độ dinh dưỡng. Câu 2 (1,5 điểm): Theo tác giả, mất an toàn thực phẩm là những loại thực phẩm được bảo quản bằng các chất kích thích, thuốc tăng trọng vượt quá hàm lượng quy định, hay chế độ ăn uống không hợp lí với nhiều chất béo, ăn nhiều đồ chiên rán. Lấy được ít nhất 02 dẫn chứng về thực phẩm không an toàn. (0,25 điểm) Câu 3 (1,5 điểm): Nêu được những giải pháp đúng đắn, khả thi để ngăn chặn tình trạng mất an toàn thực phẩm. - Gợi ý: Nâng cao hiểu biết cho người sản xuất lẫn người tiêu thụ về tác hại khôn lường, lâu dài của việc sử dụng, tiêu thụ thực phẩm bẩn. Đưa ra hình thức xử phạt đủ sức răn đe để loại bỏ việc sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh việc sản xuất thực phẩm hữu cơ, biến II. Làm văn (6,0 điểm): Dàn ý Nhớ rừng - Thế Lữ: Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường. 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng. 2. Thân bài a. Khổ thơ đầu
  3. Tác giả mượn lời con hổ bị giam cầm trong cũi sắt nơi vườn bách thú, đã diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng vì mất tự do của con hổ cũng như người dân Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Là chúa tể của muôn loài đang thỏa sức tung hoành ngang dọc, cuộc sống tự do tự tại nay bị nhốt chặt trong một không gian chật chội, tù túng với một thời gian dài. Nhìn bề ngoài, nó có vẻ cam chịu, bất lực, buông xuôi nhưng bên trong nó lại đang nung nấu một ngọn lửa căm hờn đang bốc cháy ngùn ngụt. Trong tâm trạng ấy, hổ căm thù và khinh bỉ thế giới xung quanh nó. Căm thù và khinh bỉ những kẻ đã cướp mất cuộc sống tự do của nó, còn hạ nhục nó bằng cách xếp nó ngang hàng với những kẻ vô tư lự, không suy nghĩ, thậm chí còn mang nó ra làm đồ chơi mua vui cho thiên hạ. b. Khổ thơ thứ 2 Những từ ngữ đẹp đẽ nhất, gợi cảm nhất như: Bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, hoang vu, bí mật được tác giả sử dụng để miêu tả khung cảnh hùng vĩ, hoang dã và sức sống mãnh liệt của chốn rừng sâu núi thẳm – giang sơn bao đời của dòng họ chúa sơn lâm. Mở đầu là tiếng gầm vang động núi rừng, tiếp theo là bàn chân với móng vuốt sắc nhọn bước nhẹ nhàng trên nền lá, sau đó là tấm thân dài, mềm mại, uyển chuyển. Những hình ảnh giàu chất tạo, hình đã diễn tả sống động vẻ đẹp dũng mãnh, mềm mại, uyển chuyển và sức mạnh bên trong ghê gớm của vị chúa tể rừng xanh giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ. c. Khổ thơ thứ 3 Bốn cảnh: Những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài. Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: Nào đâu, đâu những lặp đi lặp lại nhấn
  4. mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. d. Khổ thơ thứ 4 Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt trái ngược với khung cảnh rừng sâu núi thẳm hoang vu nơi nó đã từng ngự trị. Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ thực tại của xã hội đương thời. Âm hưởng thơ tỏ rõ tâm trạng chán chường, khinh miệt của số đông thanh niên có học thức trước thực tại quẩn quanh, bế tắc của xã hội lúc bấy giờ. e. Khổ thơ cuối Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ bị nhục nhằn tù hãm, cũng ngậm một khối căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử. Chính vì động đến chỗ sâu thẳm của lòng người nên bài thơ vừa ra đời đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận. 3. Kết bài Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa đặc sắc của tác phẩm.