Đề thi học kỳ II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
Câu 1. Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình ?
A. Đều thực hiện chủ trương dùng bao lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp.
B. Đều noi gương Nhật Bản để tự cường.
C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.
D. Đều chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
Câu 2. Trong quá trình khai thác trên lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng khai thác ngành nào?
A. Ngành công nghiệp nặng.
B. Ngành công nghiệp nhẹ.
C. Ngành khai thác mỏ.
D. Ngành luyện kim và cơ khí.
Câu 3. Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?
A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân sĩ phu.
B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.
C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.
Câu 4. Đầu thế kỉ XX, điểm mới của xu hướng cứu nước là gì ?
A. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam, không lệ thuộc Pháp.
B. Đưa đất nước phát triển theo con đường TBCN.
C. Học tập Nhật Bản, đẩy mạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
D. Yêu cầu nhà vua thực hiện cải cách duy tân đất nước.
Câu 5. Đầu thế kỉ XX, hình thức đấu tranh nào dưới đây gắn với phong trào yêu nước của các sĩ phu Việt Nam ?
A. Đấu tranh đơn thuần bằng vũ trang.
B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao
C. Đấu tranh chủ yếu bằng hình thức chính trị.
D. Dùng biện pháp cải cách yêu cầu thực dân Pháp trả độc lập.
Câu 6. Chính sách nào dưới đây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Chính sách “ chia để trị”
B. Chính sách “ dùng người Pháp để trị người Việt”
C. Chính sách “ Đồng hóa” dân tộc Việt Nam.
D. Chính sách “ Khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam.
Câu 7. Nửa cuối thế kỉ XIX, tình hình triều đình nhà Nguyễn như thế nào?
A. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét.
B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hộ.
C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu.
D. Triều đình biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2022_2023_co_dap.docx
Nội dung text: Đề thi học kỳ II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: LICH SỬ 8 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1. Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình ? A. Đều thực hiện chủ trương dùng bao lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp. B. Đều noi gương Nhật Bản để tự cường. C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ. D. Đều chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Câu 2. Trong quá trình khai thác trên lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng khai thác ngành nào? A. Ngành công nghiệp nặng. B. Ngành công nghiệp nhẹ. C. Ngành khai thác mỏ. D. Ngành luyện kim và cơ khí. Câu 3. Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân? A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân sĩ phu. B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân. C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân. D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân. Câu 4. Đầu thế kỉ XX, điểm mới của xu hướng cứu nước là gì ? A. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam, không lệ thuộc Pháp. B. Đưa đất nước phát triển theo con đường TBCN. C. Học tập Nhật Bản, đẩy mạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. D. Yêu cầu nhà vua thực hiện cải cách duy tân đất nước. Câu 5. Đầu thế kỉ XX, hình thức đấu tranh nào dưới đây gắn với phong trào yêu nước của các sĩ phu Việt Nam ? A. Đấu tranh đơn thuần bằng vũ trang. B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao C. Đấu tranh chủ yếu bằng hình thức chính trị. D. Dùng biện pháp cải cách yêu cầu thực dân Pháp trả độc lập. Câu 6. Chính sách nào dưới đây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất? A. Chính sách “ chia để trị” B. Chính sách “ dùng người Pháp để trị người Việt” C. Chính sách “ Đồng hóa” dân tộc Việt Nam. D. Chính sách “ Khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam. Câu 7. Nửa cuối thế kỉ XIX, tình hình triều đình nhà Nguyễn như thế nào? A. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét. B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hộ. C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu. D. Triều đình biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần.
- Câu 8. Mục đích của Pháp trong việc mở rộng trường học để làm gì? A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam B. Khai minh nền văn hóa giáo dục Việt Nam. C. Do nhu cầu học tập, của con em quan chức để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp. D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao. Câu 9: Đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế là ai? A. Vua Hàm Nghi B. Tôn Thất Thuyết. C. Phan Đình Phùng. D. Nguyễn Thiện Thuật. Câu 10: Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của tác giả nào? A. Trương Định. B. Phan Tôn. C. Nguyễn Đình Chiểu. D. Nguyễn Trung Trực. Câu 11: Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là ai? A. Đuy - puy. B. Ri-vi-e. C. Gác-ni-ê. D. Hác-măng. Câu 12: Người chỉ huy cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế là ai? A. Vua Hàm Nghi. B. Tôn Thất Thuyết. C. Nguyễn Thiện Thuật. D. Phan Đình Phùng. II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm ) Câu 1: Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng như thế nào? Nêu các phong trào tiêu biểu đã học.(3đ) Câu 2: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào? Tại sao quân Triều đình đông mà vẫn không thắng được Pháp? (3đ) Câu 3: Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế(1884-1913)?(1đ) - Hết - HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (3 điểm) Mỗi câu đúng cho 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B C D C B A C C A D C B II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm ) *Phong trào cần vương bùng nổ và lan rộng: - Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở 1,25 điểm (Quảng Trị). Ngày 13 - 7 - 1885, ông nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. - Lãnh đạo là văn thân, sĩ phu yêu nước. Câu 1 - Địa bàn các tỉnh Trung và Bắc Kì (3đ) - Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. 0,5 điểm - Diễn biến phong trào có thể chia thành 2 giai đoạn : + Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
- + Giai đoạn 2 (1888 - 18%), phong trào quy tụ irons những 0,25 điểm cuộc khởi nghĩa lớn. tập trung ờ các tình Bác Trung Kì và Bắc Kì. - Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại 1,0 điểm xâm *Phong trào cần vương tiêu biểu: - Cuộc khởi nghĩa Hương Khê(1885-1895) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương - Khởi nghĩa Ba Đình(1886-1887) - Khởi nghĩa Bãi Sậy(1883-1892) *Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất - Nguyên nhân: 0,75 điểm + Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ đem tàu ra biển Hạ Long đánh dẹp cưới biển + Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy => Hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc. 0,75 điểm - Diễn biến: + Sáng ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. + 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản địch nhưng thất bại. Buổi trưa thành mất. 0,5 điểm Câu 2 + Nguyễn Tri Phương bị thương sau đó ông bị giặc bắt, (3đ) ông nhịn ăn mà chết. - Kết quả + Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội. 0,75 điểm + Tỏa quân đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định. *Quân Triều đình đông mà vẫn không thắng được 0,25 điểm Pháp vì: - Quân triều đình đông nhưng trang bị vũ khí thô sơ - Triều đình không tỏ chức cho nhân dân kháng chiến. - => Vì vậy, cuộc chiến đấu do Nguyễn Tri Phương chỉ huy không bảo vệ được thành vì diễn ra đơn lẻ không có sự hỗ trợ của các nơi. Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước 1 điểm Câu 3 chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá (1đ) trình bình định của Pháp.