Tổng hợp 10 đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm):

Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất sau mỗi câu hỏi.

1. Thế nào là trường từ vựng?

A. Là tập hợp những từ có nghĩa với nhau. 

B. Là tập hợp những từ có chung nguồn gốc.

C. Là tập hợp những từ có nét chung về nghĩa.

D. Là tập hợp những từ có nghĩa giống nhau.

2. Từ nào không phải là từ tượng hình?                                                   

A. Lom khom          B. Xao xác               C. Chất ngất            D. Xộc xệch

3. Từ thì trong câu thơ: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi thuộc loại từ nào?

A. Quan hệ từ         B. Trợ từ                  C. Thán từ         D. Tình thái từ

Từ cơ mà trong câu văn:Trưa nay các em được về nhà cơ mà.thuộc loại từ nào?

A.Thán từ             B. Tình thái từ        C. Trợ từ            D. Phó từ

5. Từ nào sau đây không phải từ láy?

A. Chầm chậm       B. Thơm tho          C. Còm cõi         D. Máu mủ

6. Hai câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế.

Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

 A. So sánh            B. Nhân hóa            C. Nói quá       D. Điệp ngữ

7. Từ nào là từ Hán Việt?

A. Ruộng đất        B. Nhà cửa               C. Của cải         D.Gia tài

8. Từ nào sau đây viết không đúng chính tả?

A. Roi song          B. Sắp sửa              C. Xầm sập            D.Sầm sập

docx 30 trang Ánh Mai 28/02/2023 3180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp 10 đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtong_hop_10_de_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van.docx

Nội dung text: Tổng hợp 10 đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 1 (Đề kiểm tra này gồm: 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất sau mỗi câu hỏi. 1. Thế nào là trường từ vựng? A. Là tập hợp những từ có nghĩa với nhau. B. Là tập hợp những từ có chung nguồn gốc. C. Là tập hợp những từ có nét chung về nghĩa. D. Là tập hợp những từ có nghĩa giống nhau. 2. Từ nào không phải là từ tượng hình? A. Lom khom B. Xao xác C. Chất ngất D. Xộc xệch 3. Từ thì trong câu thơ: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi thuộc loại từ nào? A. Quan hệ từ B. Trợ từ C. Thán từ D. Tình thái từ Từ cơ mà trong câu văn: “Trưa nay các em được về nhà cơ mà.” thuộc loại từ nào? A.Thán từ B. Tình thái từ C. Trợ từ D. Phó từ 5. Từ nào sau đây không phải từ láy? A. Chầm chậm B. Thơm tho C. Còm cõi D. Máu mủ 6. Hai câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. Mở miệng cười tan cuộc oán thù. A. So sánh B. Nhân hóa C. Nói quá D. Điệp ngữ 7. Từ nào là từ Hán Việt? A. Ruộng đất B. Nhà cửa C. Của cải D.Gia tài 8. Từ nào sau đây viết không đúng chính tả? A. Roi song B. Sắp sửa C. Xầm sập D.Sầm sập II. TỰ LUẬN (8.0 điểm): Nhập vai Xiu trong truyện ngăn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O. Hen-ri, em hãy viết bài văn kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. HẾT
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KSCL GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 8 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ SỐ 1 I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) 1 – C 2 – B 3 – B 4 – B 5 – D 6 – C 7 – D 8 – C II. TỰ LUẬN (8.0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng trình tự tự sự, ngôi kể c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: Mở bài - Giới thiệu sơ lược về bản thân + Họa sĩ trẻ, tên Xiu + Thuê nhà trọ với cô bạn Giôn – xi và cụ Bơ – men. Thân bài - Kể về bản thân: - Kể về người bạn Giôn – xi tội nghiệp + Hoàn cảnh: là một cô họa sĩ trẻ, mắc bệnh phổi và nghèo túng + Dáng vẻ: cặp mắt mở to, thẫn thờ nhìn tấm mành. + Giọng nói thều thào. + Có suy nghĩ tiêu cực: khi những chiếc thường xuân ngoài kia rụng hết, sự sống của cô cũng sẽ chấm dứt. - Kể về sự hồi sinh ngoạn mục của Giôn - xi + Tình huống bất ngờ: chiếc lá vẫn còn trên cây
  3. + Được tin cụ Bơ – men chết vì sưng phổi Kết bài - Thái độ và lời hứa với cụ Bơ - men d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. HẾT
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 2 (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang) Cháo chín, chị Dậu bắc mang ra giữa nhà, ngả mâm bát múc ra la liệt. Rồi chị lấy quạt quạt cho chóng nguội. Tiếng trống và tiếng tù và đã thủng thẳng đua nhau từ phía đầu làng đến đình. Tiếng chó sủa vang các xóm (Trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, SGK Ngữ Văn 8, tập một, trang 29) Câu 1. (2.0 điểm) Kể tên những văn bản đã học cùng thời kì và khuynh hướng sáng tác với văn bản có chứa phần trích trên? Em biết gì về xã hội Việt Nam thời kì ấy? Câu 2. (2.0 điểm) Phần trích này gồm mấy đoạn văn? Có nên gộp các đoạn văn ấy làm một không? Vì sao? Câu 3. (1.0 điểm) Ghi lại các từ cùng trường từ vựng tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú xuất hiện trong đoạn trích và giải nghĩa? Câu 4. (5.0 điểm) Kể về một người thân trong gia đình em. HẾT
  5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KSCL GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 8 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ SỐ 2 Câu 1. (2.0 điểm) - Lão Hạc, Chí Phèo, khuynh hướng hiện thực trước Cách mạng Tháng tám. - Thời kì đó nhân dân ta sống rất khó khăn một cổ hai tròng chịu áp bức bóc lột của bọn phong kiến, thực dân Pháp. Nhân dân ta khổ về sưu cao thuế nặng, khổ về đàn áp, khổ vì con người bị tha hóa, Câu 2. (2.0 điểm) - Phần trích có 3 đoạn. - Không nên gộp các đoạn văn, vì mỗi đoạn văn đều mang đến một ý nghĩa khác nhau. Câu 3. (1.0 điểm) - Các từ thuộc trường từ vựng nông thôn: làng, đình, xóm. Câu 4. (5.0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng đối tượng tự sự. c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: Mở bài - Giới thiệu về người thân ấy. Thân bài - Miêu tả người thân. + Vóc dáng, ngoại hình + Tính cách Đối với mọi người xung quanh Đối với gia đình Đối với bản thân b. Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân. c. Cảm nhận về người thân. Kết bài - Khẳng định lại tình cảm của em và người thân ấy.
  6. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 1 (Đề kiểm tra này gồm: 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất sau mỗi câu hỏi. 1. Thế nào là trường từ vựng? A. Là tập hợp những từ có nghĩa với nhau. B. Là tập hợp những từ có chung nguồn gốc. C. Là tập hợp những từ có nét chung về nghĩa. D. Là tập hợp những từ có nghĩa giống nhau. 2. Từ nào không phải là từ tượng hình? A. Lom khom B. Xao xác C. Chất ngất D. Xộc xệch 3. Từ thì trong câu thơ: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi thuộc loại từ nào? A. Quan hệ từ B. Trợ từ C. Thán từ D. Tình thái từ Từ cơ mà trong câu văn: “Trưa nay các em được về nhà cơ mà.” thuộc loại từ nào? A.Thán từ B. Tình thái từ C. Trợ từ D. Phó từ 5. Từ nào sau đây không phải từ láy? A. Chầm chậm B. Thơm tho C. Còm cõi D. Máu mủ 6. Hai câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. Mở miệng cười tan cuộc oán thù. A. So sánh B. Nhân hóa C. Nói quá D. Điệp ngữ 7. Từ nào là từ Hán Việt? A. Ruộng đất B. Nhà cửa C. Của cải D.Gia tài 8. Từ nào sau đây viết không đúng chính tả? A. Roi song B. Sắp sửa C. Xầm sập D.Sầm sập II. TỰ LUẬN (8.0 điểm): Nhập vai Xiu trong truyện ngăn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O. Hen-ri, em hãy viết bài văn kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. HẾT