Tuyển tập 10 đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến....Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

 (Ngữ văn 8 - tập 1, trang 16)

Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (1.0 điểm) Từ lấy trong câu văn: Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà thuộc từ loại gì? Nêu tác dụng của từ loại ấy trong câu văn.

Câu 3. (2.0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận ngắn (từ 6-8 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo.

docx 30 trang Ánh Mai 28/02/2023 5561
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 10 đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_10_de_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_va.docx

Nội dung text: Tuyển tập 10 đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 1 (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm): Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. (Ngữ văn 8 - tập 1, trang 16) Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. (1.0 điểm) Từ lấy trong câu văn: Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà thuộc từ loại gì? Nêu tác dụng của từ loại ấy trong câu văn. Câu 3. (2.0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận ngắn (từ 6-8 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo. II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm) Kể về một người có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của em. HẾT
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KSCL GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 8 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm): Câu 1. (1.0 điểm) - Đoạn văn trên được trích từ văn bản: Trong lòng mẹ (0.5) - Tác giả: Nguyên Hồng (0.5) Câu 2. (1.0 điểm) - Từ lấy trong câu văn: Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tối lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà thuộc từ loại: trợ từ (0.5) - Nêu tác dụng của từ loại ấy trong đoạn văn: Trợ từ lấy có tác dụng nhấn mạnh mức tối thiểu, tới việc đã rất lâu không nhận được bất cứ một lá thư, lời hỏi thăm, sự quan tâm của mẹ. (0.5) Câu 3. (2.0 điểm) Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: Mở bài - Lòng hiếu thảo là truyền thống lâu đời tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Thân bài a. Định nghĩa – Lòng hiếu thảo là gì? – Biểu hiện lòng hiếu thảo: Qua lời nói, cử chỉ và hành động: + Của con cái đối với cha mẹ + Của con cháu đối với ông bà, tổ tiên: Kính trọng; lễ phép; chăm lo; phụng dưỡng; yêu thương; tôn kính b. Ý nghĩa của lòng hiếu thảo – Thể hiện nếp sống văn hóa người Việt – Gợi nhớ về nguồn cội – Xóa bỏ sự vô cảm; khoảng cách giữa những người thân trong gia đình – Thể hiện sự đền ơn đáp nghĩa – Xã hội phát triển, văn minh hơn c. Tại sao con người cần có lòng hiếu thảo – Để thực hiện chức năng gia đình
  3. – Để báo đáp công ơn sinh thành nuôi dưỡng – Để hoàn thiện bản thân d. Dẫn chứng về lòng hiếu thảo e. Mở rộng – Đi ngược lại với lòng hiếu thảo: Bất hiếu; ăn chơi sa đọa; bỏ bê học hành – Lòng hiếu thảo được mở rộng hơn là lòng hiếu nghĩa f. Liên hệ bản thân – Tích cực học tập; tu dưỡng đạo đức – Giúp đỡ ông bà cha mẹ – Giúp đỡ cộng đồng Kết bài – Nêu tầm quan trọng của lòng hiếu thảo. – Trách nhiệm bản thân đối với người sinh thành. II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm) : a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng đối tượng tự sự. c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: Mở bài - Giới thiệu về người thân ấy. Thân bài - Miêu tả người thân + Vóc dáng, ngoại hình + Tính cách Đối với mọi người xung quanh Đối với gia đình Đối với bản thân - Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân - Cảm nhận về người thân Kết bài - Khẳng định lại tình cảm của em và người thân ấy d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. HẾT
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 2 (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang) Câu 1. (3.0 điểm) Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử vs tôi như thế này à? (Lão Hạc, Nam Cao) a. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? (1.0 điểm) b. Nêu nội dung chính của đoạn trích. (2.0 điểm) Cân 2. (3.0 điểm) Đọc lại đoạn trích ở câu 1 và trả lời câu hỏi sau: a. Chỉ ra các thán từ và cho biết các thán từ có trong đoạn trích biểu thị điều gì? b. Đặt câu với các thán từ em vừa tìm được. Câu 3. (4.0 điểm) Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. HẾT
  5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KSCL GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 8 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ SỐ 2 Câu 1. (3.0 điểm) a. Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên: tự sự (1.0 điểm) b. Sự ân hận và dằn vặt của lão Hạc khi bán cậu vàng. (2.0 điểm) Cân 2. (3.0 điểm) a. (2.0 điểm) - Thán từ: A (1.0) - Tác dụng: + A: Thán từ dùng để bộc lộ cảm xúc (1.0) b. Học sinh đặt câu đúng ngữ pháp và sử dụng thán từ vừa tìm được (1.0) Câu 3. (4.0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng đối tượng và trình tự tự sự. c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: Mở bài Giới thiệu hoàn cảnh nhớ kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. Thân bài - Trước ngày khai giảng + Tâm trạng của em. + Sự chuẩn bị trước ngày khai giảng. - Trên đường đến trường + Khung cảnh đến trường. + Tâm trạng của em trên đường. + Hình ảnh của các bạn học sinh khác. - Vào sân trường + Khung cảnh sân trường. + Cảnh em chia tay mẹ. - Vào lớp + Không gian mới mẻ của lớp học.
  6. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 1 (Đề kiểm tra này gồm: 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm): Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. (Ngữ văn 8 - tập 1, trang 16) Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. (1.0 điểm) Từ lấy trong câu văn: Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà thuộc từ loại gì? Nêu tác dụng của từ loại ấy trong câu văn. Câu 3. (2.0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận ngắn (từ 6-8 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo. II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm) Kể về một người có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của em. HẾT