Tuyển tập 10 đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 2 (Có đáp án)

PHẦN I (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: 

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.

(Trích Lão Hạc, Nam Cao)

Câu 1: Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật nào trong truyện Lão Hạc của Nam Cao? Suy nghĩ ấy được diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Tìm các từ cùng trường từ vựng trong đoạn văn trên và đặt tên cho các trường từ vựng ấy?

Câu 3: Tìm thán từ trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của thán từ ấy?

Câu 4: Trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc những câu văn: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...

docx 6 trang Ánh Mai 28/02/2023 2360
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập 10 đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_10_de_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_8_nam.docx

Nội dung text: Tuyển tập 10 đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 2 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2021 – 2022 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 2 (Đề kiểm tra này gồm: 02 trang) PHẦN I (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. (Trích Lão Hạc, Nam Cao) Câu 1: Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật nào trong truyện Lão Hạc của Nam Cao? Suy nghĩ ấy được diễn ra trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Tìm các từ cùng trường từ vựng trong đoạn văn trên và đặt tên cho các trường từ vựng ấy? Câu 3: Tìm thán từ trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của thán từ ấy? Câu 4: Trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc những câu văn: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương PHẦN II (6,0 điểm) Câu 1: Đọc câu chuyện sau và nêu suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu: Có người cha mắc bệnh rất nặng. ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha mất, hai con cần phải chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi cọ nhau”. Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha
  2. qua đời, họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó, người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một người già thấy thế đã dạy họ cách chia công bằng nhất là đem tất cả tài sản ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau. Hai anh em đã đồng ý làm theo cách đó. Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi. Câu 2: Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Kể về một kỷ niệm sâu sắc nhất của em. Đề 2: "Bà cụ cầm tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế". (Trích Cô bé bán diêm, An-đéc-xen) Hãy đóng vai em bé bán diêm để kể lại câu chuyện em đã được gặp bà và được sống ở trên thiên đường. HẾT GỢI Ý ĐÁP ÁN PHẦN I (4,0 điểm) Câu 1: - Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật ông giáo. - Suy nghĩ ấy được diễn ra trong hoàn cảnh khi vợ ông giáo tỏ thái độ không ưa lão Hạc, không muốn giúp đỡ lão. Câu 2: - Bản tính xấu của con người: gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi - Tâm trạng: lo lắng, buồn đau, Câu 3: Thán từ: Chao ôi → Bộc lộ cảm xúc đớn đau của ông giáo khi suy nghĩ về sự đời. Câu 4: * Hình thức: Trình bày sạch đẹp, đúng ngữ pháp, có câu mở đoạn, phần thân đoạn và câu kết đoạn.
  3. * Nội dung: Học sinh có thể nêu cảm nghĩ theo gợi ý sau: - “Chao ôi”: thể hiện nỗi buồn đau, cay đắng của ông giáo trước hiện tượng con người bị tha hóa. - Những người (như vợ ông giáo) khi nhìn những người khác (như lão Hạc) chỉ thấy toàn những điều xấu xa, từ đó dẫn đến thái độ tàn nhẫn “không bao giờ thương”. - Nguyên nhân dẫn đến cái nhìn tàn nhẫn ấy là vì những người như vợ ông giáo khổ quá, “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp mất”. - Tuy nhiên vẫn có những người như ông giáo, dù khổ nhưng có tấm lòng nhân ái “cố tìm mà hiểu” nên vẫn thấy vẻ đẹp ẩn sâu trong lớp vỏ xấu xí bên ngoài: lão Hạc gàn dở nhưng cao thượng, vợ ông giáo tuy tàn nhẫn với người khác nhưng lại rất thương con. PHẦN II (6,0 điểm) Câu 1: * Hình thức: Trình bày sạch đẹp, đúng ngữ pháp, có câu mở đoạn, phần thân đoạn và câu kết đoạn, đúng số câu từ 7 đến 11 câu. * Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo gợi ý sau: - Câu chuyện kết thúc thật cay đắng: Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ. Cả hai người đều chẳng được gì, chi có mất mát : mất của cải, mất tình nghĩa anh em. - Nguyên nhân nào dẫn đến kết cục này? + Hai anh em không biết nhường nhịn nhau, thật là tham lam. + Nghe lời xúi bẩy của người ngoài mà quên đi lời dặn sáng suốt của cha. - Rút ra bài học thực tế cho bản thân. Câu 2: * Hình thức: Trình bày sạch đẹp, đúng ngữ pháp, đúng bố cục 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. * Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo gợi ý sau: Đề 1:
  4. a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật, kỷ niệm, hoàn cảnh nhớ lại. b. Thân bài: Kể chi tiết xen miêu tả, biểu cảm. - Kể lại diễn biến câu chuyện theo thứ tự nhất định: VD: + Tôi thực hiện bài tập chạy + Tôi bị thương ở chân + Bình băng bó cho tôi + Bình đèo tôi về nhà - Tả sự việc, con người: VD: + Chạy nhanh như thế nào? + Vết thương như thế nào? + Băng bó như thế nào? + Đèo về như thế nào? - Biểu cảm trước những gì xảy ra: VD: + Cảm giác về tốc độ + Nỗi đau đớn, lo lắng + Sự yên tâm + Niềm vui c. Kết bài: Nêu cảm xúc, suy nghĩ Đề 2: a. Mở bài: Giới thiệu bản thân mình là “cô bé bán diêm”, hoàn cảnh kể chuyện b. Thân bài: Kể chi tiết xen miêu tả, biểu cảm theo câu chuyện từ bắt đầu, diễn biến cho đến kết thúc. - Kể lại diễn biến câu chuyện theo thứ tự nhất định:
  5. VD: + Tôi và bà bay lên + Tôi chầu thượng đế + Tôi sống cùng bà trên thiên đường - Tả sự việc, con người: VD: + Mây, gió, ánh sáng, chim + Thiên đình, thượng đế + Ngôi nhà, bữa ăn, đồ chơi, công việc tất cả đều kỳ diệu - Biểu cảm trước những gì xảy ra: VD: + Cảm giác về tốc độ + Nỗi vui sướng, hồi hộp + Niềm hạnh phúc, mê say, nỗi nhớ trái đất, nhớ cha c. Kết bài: Lời nhắn nhủ yêu thương cho thế giới.