Tuyển tập 10 đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 4 (Có đáp án)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Đọc đoạn văn rồi trả lời các câu hỏi số 1, 2, 3: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...” 

Câu 1: Từ chao ôi trong đoạn văn trên thuộc từ loại gì?

A. Tình thái từ 

B. Trợ từ

C. Quan hệ từ 

D. Thán từ

Câu 2: Các từ “gàn dở, bần tiện, ngu ngốc, xấu xa, bỉ ổi” thuộc trường từ vựng nào?

A. Chỉ trình độ con người

B. Chỉ tính cách con người

C. Chỉ thái độ con người 

D. Chỉ hình dáng con người

Câu 3. Đoạn văn được trích trong văn bản nào?

A. Trong lòng mẹ

B. Tôi đi học

C. Lão Hạc 

D. Tức nước vỡ bờ

docx 5 trang Ánh Mai 28/02/2023 2480
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập 10 đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_10_de_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_8_nam.docx

Nội dung text: Tuyển tập 10 đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 4 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2021 – 2022 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 4 (Đề kiểm tra này gồm: 02 trang) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Đọc đoạn văn rồi trả lời các câu hỏi số 1, 2, 3: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi ” Câu 1: Từ chao ôi trong đoạn văn trên thuộc từ loại gì? A. Tình thái từ B. Trợ từ C. Quan hệ từ D. Thán từ Câu 2: Các từ “gàn dở, bần tiện, ngu ngốc, xấu xa, bỉ ổi” thuộc trường từ vựng nào? A. Chỉ trình độ con người B. Chỉ tính cách con người C. Chỉ thái độ con người D. Chỉ hình dáng con người Câu 3. Đoạn văn được trích trong văn bản nào? A. Trong lòng mẹ B. Tôi đi học C. Lão Hạc D. Tức nước vỡ bờ Câu 4. Văn bản nào sau đây là văn bản nhật dụng?
  2. A. Thông tin về ngày trái đất năm 2000 B. Chiếc lá cuối cùng C. Cô bé bán diêm D. Cả ba đáp án đều đúng Câu 5. Việc đưa yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự có tác dụng gì? A. Trình bày diễn biến của sự việc, hành động, nhân vật. B. Bày tỏ thái độ, cảm xúc của người viết trước sự việc, nhân vật, hành động. C. Làm nổi bật tính chất, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động. D. Giới thiệu nhân vật, sự việc, cốt truyện, tình huống. Câu 6. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng hình? A. âu yếm B. tưng bừng C. rụt rè D. rộn rã PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: Viết một đoạn văn diễn dịch (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về tác hại của việc sử dụng bao bì nilon. (2,0 điểm) Câu 2: Kể lại câu chuyện về một người bạn vượt khó, vươn lên trong học tập (5,0 điểm) HẾT GỢI Ý ĐÁP ÁN PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Học sinh khoanh tròn chữ cái đứng trước mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1: D Câu 2: B
  3. Câu 3: C Câu 4: A Câu 5: D Câu 6: B PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) * Hình thức (0,5 điểm): Trình bày sạch đẹp, đúng ngữ pháp, có câu mở đoạn, phần thân đoạn và câu kết đoạn, viết đúng từ 7 đến 10 câu theo kiểu diễn dịch. * Nội dung (2,5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo gợi ý sau: - Thực trạng: Lượng rác thải chủ yếu ra môi trường hiện nay chính là bao ni lông. - Nguyên nhân: + Do sự tiện lợi của bao ni lông. + Chưa có phương pháp thay thế hiệu quả nhất cho bao bì ni lông. + Do thói quen của người sử dụng. - Hậu quả: + Bao ni lông mất nhiều năm để có thể phân hủy hết nên trước hết nó gây ô nhiễm môi trường, việc chôn bao ni lông xuống đất gây ảnh hưởng và xói mòn độ phì nhiêu của đất khiến đất bạc màu và cằn cỗi. + Việc đốt hoặc xử lí bao ni lông dù bằng bất kì cách nào cũng gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường, ảnh hưởng đến những thế hệ sau này. - Giải pháp: Đề xuất nhiều phát minh các biện pháp thay thế túi ni lông, mở rộng những mô hình có ích này để người dân biết đến nhiều hơn. Câu 2: (5,0 điểm) * Hình thức (0,5 điểm): Văn viết mạch lạc, trình bày sạch, đẹp, câu văn đúng cấu trúc ngữ pháp, không sai lỗi chính tả, bài văn đủng cấu trúc ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. * Nội dung (4,5 điểm): Trình bày được các ý sau:
  4. a. Mở bài: Giới thiệu về một tấm gương kiên trì vượt khó trong học tập: là người bạn cùng lớp mà em đã được gặp, được tiếp xúc. b. Thân bài: - Miêu tả chung về ngoại hình: thân hình, chiều cao, mái tóc, đôi mắt - Miêu tả, giới thiệu chi tiết về điều khiến bạn ấy gặp phải khó khăn trong học tập, trong sinh hoạt - Bạn ấy đã vượt qua những khó khăn ấy bằng cách nào? - Trong hoàn cảnh khó khăn đó, bạn ấy có thái độ như thế nào với bạn bè, thầy cô; với việc học tập; với các hoạt động tập thể - Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về sự vượt khó trong học tập của bạn ấy. - Em có những thay đổi như thế nào sau khi biết đến tấm gương sáng vượt khó trong học tập là bạn ấy. c. Kết bài: - Nêu những tình cảm của em dành cho bạn ấy. - Nêu những lời chúc, mong muốn tốt đẹp dành cho người bạn luôn biết vượt khó ấy.