Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 8 - Chương 1: Chất. Nguyên tử. Phân tử

Câu 1: Trong số các câu sau, câu nào đúng nhất khi nói về khoa học hoá học?

A. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất vật lí của chất.

B. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất hoá học của chất.

C. Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.

D. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất và ứng dụng của chất.

Câu 2: Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo?

A. Hoa đào.                     B. Cây cỏ.                        C. Quần áo.                     D. Núi đá vôi.

Câu 3: Vật thể nào dưới đây là vật thể tự nhiên?

A. Cái bàn.                      B. Cái nhà.                       C. Quả chanh.                 D. Quả bóng.

Câu 4: Vật thể nào dưới đây là vật thể nhân tạo?

A. khí quyển.                  B. nước biển.                   C. cây mía.                      D. cây viết.

Câu 5: Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo?

A. Cây cối.                      B. Sông suối.                   C. Nhà cửa.                     D. Đất đá.

Câu 6: Vật thể nào sau đây là vật thể tự nhiên?

A. Bút bi.                         B. Xe đạp.                        C. Biển.                            D. Chậu nhựa.

Câu 7: Vật thể tự nhiên là

A. Con bò.                       B. Điện thoại.                  C. Ti vi.                           D. Bàn là.

docx 14 trang Ánh Mai 20/06/2023 1580
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 8 - Chương 1: Chất. Nguyên tử. Phân tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_hoa_hoc_lop_8_chuong_1_chat_nguyen_tu_ph.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 8 - Chương 1: Chất. Nguyên tử. Phân tử

  1. CHƯƠNG 1: CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ A. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MỞ ĐẦU CHẤT ● Mức độ nhận biết Câu 1: Trong số các câu sau, câu nào đúng nhất khi nói về khoa học hoá học? A. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất vật lí của chất. B. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất hoá học của chất. C. Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. D. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất và ứng dụng của chất. Câu 2: Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo? A. Hoa đào. B. Cây cỏ. C. Quần áo. D. Núi đá vôi. Câu 3: Vật thể nào dưới đây là vật thể tự nhiên? A. Cái bàn. B. Cái nhà. C. Quả chanh. D. Quả bóng. Câu 4: Vật thể nào dưới đây là vật thể nhân tạo? A. khí quyển. B. nước biển. C. cây mía. D. cây viết. Câu 5: Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo? A. Cây cối. B. Sông suối. C. Nhà cửa. D. Đất đá. Câu 6: Vật thể nào sau đây là vật thể tự nhiên? A. Bút bi. B. Xe đạp. C. Biển. D. Chậu nhựa. Câu 7: Vật thể tự nhiên là A. Con bò. B. Điện thoại. C. Ti vi. D. Bàn là. Câu 8: Dãy nào sau đây chỉ gồm các vật thể tự nhiên? A. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét. B. Xenlulozơ, kẽm, vàng. C. Sông, suối, bút, vở, sách. D. Nước biển, ao, hồ, suối. Câu 9: Dãy nào sau đây chỉ gồm các vật thể nhân tạo? A. Nước biển, ao, hồ, suối. B. Xenlulozơ, kẽm, vàng. C. Sông suối, bút, vở, sách. D. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét. Câu 10: Dãy các vật thể nhân tạo là: A. Không khí, cây cối, xoong nồi, bàn ghế. B. Sông suối, đất đá, giầy dép, thau chậu. C. Sách vở, bút, bàn ghế, cây cối. D. Chén bát, sách vở, bút mực, quần áo. Câu 11: Dãy biểu diễn chất là: A. Cốc thủy tinh, cốc nhựa, inox. B. Thủy tinh, nước, inox, nhựa. C. Thủy tinh, inox, xoong nồi. D. Cơ thể người, nước, xoong nồi. Câu 12: Cho dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây là các chất? A. Bàn ghế, đường kính, vải may áo. B. Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất. C. Bút chì, thước kẻ, nước cất, vàng. D. Nhôm, sắt, than củi, chảo gang. Câu 13: Cho các dữ kiện sau: - Trong cơ thể người có chứa từ 63 đến 68% về khối lượng là nước. - Hiện nay, xoong nồi làm bằng inox rất được ưa chuộng. - Cốc nhựa thì khó vỡ hơn cốc thủy tinh. Dãy chất trong các câu trên là: A. cốc thủy tinh, cốc nhựa, inox. B. thủy tinh, nước, inox, nhựa. C. thủy tinh, inox, soong nồi. D. cơ thể người, nước, xoong nồi.
  2. Câu 14: Câu sau đây ý nói về nước cất: “(1) Nước cất là chất tinh khiết, (2) sôi ở 102oC”. Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau: A. Cả 2 ý đều đúng. B. Cả 2 ý đều sai. C. Ý (1) đúng, ý (2) sai. D. Ý (1) sai, ý (2) đúng. Câu 15: Chất tinh khiết là chất A. Chất lẫn ít tạp chất. B. Chất không lẫn tạp chất. C. Chất lẫn nhiều tạp chất. D. Có tính chất thay đổi. Câu 16: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết? A. Nước cất. B. Nước mưa. C. Nước lọc. D. Đồ uống có gas. Câu 17: Trạng thái hay thể (rắn, lỏng hay khí), màu, mùi, vị, tính tan hay không tan trong nước (hay trong một chất lỏng khác), nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, tính dẫn nhiệt, dẫn điện, là A. tính chất tự nhiên. B. tính chất vật lý. C. tính chất hóa học. D. tính chất khác. Câu 18: Khả năng biến đổi thành chất khác, ví dụ như khả năng bị phân hủy, bị đốt cháy, là A. tính chất tự nhiên. B. tính chất vật lý. C. tính chất hóa học. D. tính chất khác. Câu 19: Tính chất nào của chất trong số các chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không phải dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm? A. Màu sắc. B. Tính tan trong nước. C. Khối lượng riêng. D. Nhiệt độ nóng chảy. Câu 20: Nước tự nhiên là A. một đơn chất. B. một hợp chất. C. một chất tinh khiết. D. một hỗn hợp. Câu 21: Nước sông hồ thuộc loại A. đơn chất. B. hợp chất. C. chất tinh khiết. D. hỗn hợp. Câu 22: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết A. Nước cất. B. Nước suối. C. Nước khoáng. D. Nước đá từ nhà máy. Câu 23: Chất nào sau đây là chất tinh khiết A. nước biển. B. nước cất. C. nước khoáng. D. nước máy. Câu 24: Chất nào sau đây là chất tinh khiết? A. NaCl. B. Dung dịch NaCl. C. Nước chanh. D. Sữa tươi. o o o o 3 Câu 25: Loại nước nào sau đây có t nc= 0 C; t s = 100 C; d = 1g/cm ? A. nước tinh khiết. B. nước biển. C. nước khoáng. D. nước sông suối. Câu 26: Những chất nào dưới đây là chất tinh khiết? (1) Natri clorua rắn (muối ăn); (2) Dung dịch natri clorua; (3) Sữa tươi; (4) Nhôm; (5) Nước cất; (6) Nước chanh. A. (3), (6). B. (1) ,(4) ,(5). C. (1),(3), (4) ,(5). D. (2), (3), (6). ● Mức độ thông hiểu Câu 27: Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được chất lỏng là tinh khiết? A. Không màu, không mùi. B. Không tan trong nước. C. Lọc được qua giấy lọc. D. Có nhiệt độ sôi nhất định. Câu 28: Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kỹ, lọc và cô cạn là: A. Đường và muối. B. Bột đá vôi và muối ăn. C. Bột than và bột sắt. D. Giấm và rượu.
  3. Câu 29: Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là: A. Lọc. B. Chưng cất. C. Làm bay hơi nước. D. Để muối lắng xuống rồi gạn đi. Câu 30: Rượu etylic (cồn) sôi ở 78,3oC, nước sôi ở 100oC. Muốn tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu và nước có thể dùng cách nào trong số các cách cho dưới đây? A. Lọc. B. Bay hơi. C. Chưng cất ở nhiệt độ khoảng 80o. D. Không tách được. Câu 31: Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, dùng cách nào sau đây? A. Lọc. B. Dùng phễu chiết. C. Chưng cất phân đoạn. D. Đốt. Câu 32: Sau khi chưng cất cây sả bằng hơi nước, người ta thu được một hỗn hợp gồm lớp tinh dầu nổi trên lớp nước. Dùng cách nào để tách riêng được lớp dầu ra khỏi lớp nước? A. chưng cất. B. chiết. C. bay hơi. D. lọc. Câu 33: Người ta có thể sản xuất phân đạm từ nitơ trong không khí. Coi không khí gồm nitơ và oxi. Nitơ sôi ở -196oC, còn oxi sôi ở -183oC. Để tách nitơ ra khỏi không khí, ta tiến hành như sau: A. Dẫn không khí vào dụng cụ chiết, lắc thật kỹ sau đó tiến hành chiết sẽ thu được nitơ. B. Dẫn không khí qua nước, nitơ sẽ bị giữ lại, sau đó đun sẽ thu được nitơ. C. Hóa lỏng không khí bằng cách hạ nhiệt độ xuống dưới -196oC. Sau đó nâng nhiệt độ lên đúng -196oC, nitơ sẽ sôi và bay hơi. D. Làm lạnh không khí, sau đó đun sôi thì nitơ bay hơi trước, oxi bay hơi sau. Câu 34: Để tách muối ra khỏi hỗn hợp gồm muối, bột sắt và bột lưu huỳnh. Cách nhanh nhất là: A. Dùng nam châm, hòa tan trong nước, lọc, bay hơi. B. Hòa tan trong nước, lọc, bay hơi. C. Hòa tan trong nước, lọc, dùng nam châm, bay hơi. D. Hòa tan trong nước, lọc, bay hơi, dùng nam châm. Câu 35: Những chất nào trong dãy những chất dưới đây chỉ chứa những chất tinh khiết? A. Nước biển, đường kính, muối ăn. B. Nước sông, nước đá, nước chanh. C. Vòng bạc, nước cất, đường kính. D. Khí tự nhiên, gang, dầu hoả. Câu 36: Dãy các chất tinh khiết là: A. Nước cất, đồng nguyên chất. B. Nước muối, tinh thể muối ăn. C. Nước khoáng, nước biển. D. Nước cất, thép, tinh thể đường. Câu 37: Cho các dữ kiện sau: (1) Natri clorua rắn (muối ăn); (2) Dung dịch natri clorua (hay còn gọi là nước muối); (3) Sữa tươi; (4) Nhôm; (5) Nước; (6) Nước chanh. Dãy chất tinh khiết là: A. (1), (3), (6). B. (2), (3), (6). C. (1), (4), (5). D. (3), (6). Câu 38: Dãy nào sau đây là hỗn hợp chất? A. nước xốt, nước đá, đường. B. nước xốt, nước biển, dầu thô. C. đinh sắt, đường, nước biển. D. dầu thô, nước biển, đinh sắt. Câu 39: Những nhận xét nào sau đây đúng? A. Xăng, khí nitơ, muối ăn, nước tự nhiên là hỗn hợp. B. Sữa, không khí, nước chanh, trà đá là hỗn hợp.
  4. D. (1): trung hòa; (2): một hay nhiều electron; (3): điện tích âm. Câu 61: Nguyên tử Ca so với nguyên tử O nặng hơn hay nhẹ hơn? A. nặng hơn 0,4 lần. B. nhẹ hơn 2,5 lần. C. nhẹ hơn 0,4 lần. D. nặng hơn 2,5 lần. Câu 62: Biết nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây? A. Ca. B. Br. C. Fe. D. Mg. Câu 63: 7 nguyên tử X nặng bằng 2 nguyên tử sắt. X là A. O B. Zn. C. Fe. D. Cu. Câu 64: Nguyên tố X có nguyên tử khối (NTK) bằng 3,5 lần NTK của oxi, nguyên tử Y nhẹ bằng 1/4 nguyên tử X. Vậy X, Y lần lượt là 2 nguyên tố nào cho dưới đây? A. Na và Cu. B. Ca và N. C. K và N. D. Fe và N. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ● Mức độ nhận biết Câu 65: Nguyên tố hóa học là tập hợp nguyên tử cùng loại có cùng A. số nơtron trong hạt nhân. B. số proton trong hạt nhân. C. số electron trong hạt nhân. D. số proton và số nơtron trong hạt nhân. Câu 66: Nguyên tố hoá học có thể tồn tại ở những dạng nào? A. Dạng tự do. B. Dạng hoá hợp. C. Dạng hỗn hợp. D. Dạng tự do và hoá hợp. Câu 67: Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào? A. Gam. B. Kilogam. C. Đơn vị cacbon (đvC). D. Cả 3 đơn vị trên. Câu 68: Người ta quy ước 1 đơn vị cacbon bằng A. 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon. B. khối lượng nguyên tử cacbon. C. 1/12 khối lượng cacbon. D. khối lượng cacbon. Câu 69: Khối lượng của 1 đvC là A. 1,6605.10-23 gam. B. 1,6605.10-24 gam. C. 6.1023 gam. D. 1,9926.10-23 gam. Câu 70: Nguyên tử nhẹ nhất là A. hiđro. B. oxi. C. cacbon. D. sắt. Câu 71: Bốn nguyên tố thiết yếu nhất cho sinh vật là: A. C, H, Na, Ca. B. C, H, O, Na. C. C, H, S, O. D. C, H, O, N. Câu 72: Nguyên tử X nặng hơn nguyên tử natri nhưng nhẹ hơn nguyên tử nhôm. X là A. Mg. B. Mg hoặc K. C. K hoặc O. D. Mg hoặc O. ● Mức độ thông hiểu Câu 73: Một nguyên tố hóa học có nhiều loại nguyên tử có khối lượng khác nhau vì nguyên nhân: A. Hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số proton. B. Hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số electron. C. Hạt nhân có cùng số proton nhưng khác nhau về số electron. D. Hạt nhân có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron. Câu 74: Cho thành phần các nguyên tử sau: X (17p,17e, 16 n), Y (20p, 19n, 20e), Z (17p,17e, 16 n), T (19p,19e, 20n). Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
  5. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT - PHÂN TỬ ● Mức độ nhận biết Câu 75: Đơn chất là chất tạo nên từ A. một chất. B. một nguyên tố hoá học. C. một nguyên tử. D. một phân tử. Câu 76: Từ một nguyên tố hoá học có thể tạo nên bao nhiêu đơn chất? A. Chỉ 1 đơn chất. B. Chỉ 2 đơn chất. C. Một, hai hay nhiều đơn chất. D. Không xác định được. Câu 77: Các dạng đơn chất khác nhau của cùng một nguyên tố được gọi là các dạng A. hoá hợp. B. hỗn hợp. C. hợp kim. D. thù hình. Câu 78: Để tạo thành phân tử của một hợp chất tối thiểu cần có bao nhiêu loại nguyên tố? A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 79: Hợp chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hoá học? A. Chỉ có 1 nguyên tố. B. Chỉ từ 2 nguyên tố. C. Chỉ từ 3 nguyên tố. D. Từ 2 nguyên tố trở lên. Câu 80: Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để phân biệt phân tử đơn chất với phân tử hợp chất? A. Hình dạng của phân tử. B. Kích thước của phân tử. C. Số lượng nguyên tử trong phân tử. D. Nguyên tử cùng loại hay khác loại. Câu 81: Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị nào? A. Gam. B. Kilogam. C. Gam hoặc kilogam. D. Đơn vị cacbon. Câu 82: Trong các chất sau đây chất nào là đơn chất? A. Khí cacbonic do hai nguyên tố tạo nên là C, O. B. Than chì do nguyên tố C tạo nên. C. Axit clohiđric do hai nguyên tố cấu tạo nên là H, Cl. D. Nước do hai nguyên tố cấu tạo nên H, O. Câu 83: Cho các chất sau: (1) Khí nitơ do nguyên tố N tạo nên; (2) Khí cacbonic do 2 nguyên tố C và O tạo nên; (3) Natri hiđroxit do 3 nguyên tố Na, O và H tạo nên; (4) Lưu huỳnh do nguyên tố S tạo nên. Trong những chất trên, chất nào là đơn chất? A. (1); (2). B. (2); (3). C. (3); (4). D. (1); (4). Câu 84: Cho các dữ kiện sau: (1) Khí hiđro do nguyên tố H tạo nên; (2) Khí canbonic do 2 nguyên tố C và O tạo nên; (3) Khí sunfurơ do 2 nguyên tố S và O tạo nên; (4) Lưu huỳnh do nguyên tố S tạo nên.
  6. Hãy chọn thông tin đúng: A. (1), (2): đơn chất. B. (1), (4): đơn chất. C. (1), (2), (3): đơn chất. D. (2), (4): đơn chất. ● Mức độ thông hiểu Câu 85: Khẳng định sau gồm 2 ý: “Nước cất là một hợp chất, vì nước cất tạo bởi hai nguyên tố là hiđro và oxi”. Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau: A. Ý 1 đúng, ý 2 sai. B. Ý 1 sai, ý 2 đúng. C. Cả 2 ý đều sai. D. Cả 2 ý đều đúng. Câu 86: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Hợp chất là những chất tạo nên từ hai chất trở lên. B. Khí cacbonic tạo bởi 2 nguyên tố là cacbon và oxi. C. Khí cacbonic gồm 2 đơn chất cacbon và oxi. D. Khí cacbonic gồm chất cacbon và chất oxi tạo nên. Câu 87: Trong những câu sau đây, những câu nào sai? (a) Nước (H2O) gồm 2 nguyên tố là hiđro và oxi. (b) Muối ăn (NaCl) do nguyên tố natri và nguyên tố clo tạo nên. (c) Khí cacbonic (CO2) gồm 2 đơn chất cacbon và oxi. (d) Axit Sunfuric (H2SO4) do 3 nguyên tố hiđro, lưu huỳnh và oxi tạo nên. (e) Axit clohiđric gồm 2 chất là hiđro và clo. A. (a), (b). B. (a), (d). C. (b), (d). D. (c), (e). Câu 88: Đơn chất cacbon là một chất rắn màu đen, các đơn chất hiđro và oxi là những chất khí không màu, rượu nguyên chất là một chất lỏng chứa các nguyên tố cacbon, hiđro, oxi. Như vậy, rượu nguyên chất phải là A. 1 hỗn hợp. B. 1 phân tử. C. 1 dung dịch. D. 1 hợp chất. Câu 89: Đá vôi có thành phần chính là canxi cacbonat, khi nung đến khoảng 1000oC thì biến đổi thành 2 chất mới là canxi oxit và khí cacbonic (cacbon đioxit). Vậy canxi cacbonat được tạo nên bởi những nguyên tố là: A. Ca và O. B. C và O. C. C và Ca. D. Ca, C và O. Câu 90: Khi đốt cháy một chất trong oxi thu được khí cacbonic CO 2 và hơi nước H 2O. Nguyên tố nhất thiết phải có trong thành phần của chất mang đốt là A. Cacbon và hiđro. B. Cacbon và oxi. C. Cacbon, hiđro và oxi. D. Hiđro và oxi. Câu 91: Đốt cháy một chất trong oxi, thu được nước và khí cacbonic. Chất đó được cấu tạo bởi những nguyên tố nào? A. Cacbon. B. Hiđro. C. Cacbon và hiđro. D. Cacbon, hiđro và có thể có oxi. Câu 92: Đốt cháy X trong khí oxi tạo ra khí cacbonic (CO2) và nước (H2O). Nguyên tố hóa học có thể có hoặc không có trong thành phần của X là A. cacbon. B. oxi. C. cả 3 nguyên tố cacbon, oxi, hiđro. D. hiđro. Câu 93: Phân tử khối của hợp chất N2O5 là A. 30. B. 44. C. 108. D. 94. Câu 94: Phân tử khối của hợp chất H2SO4 là A. 68. B. 78. C. 88. D. 98. Câu 95: Phân tử khối của FeSO4 là A. 150. B. 152. C. 151. D. 153. Câu 96: Phân tử khối của KMnO4 là A. 158. B. 226. C. 256. D. 326. Câu 97: Phân tử khối của hợp chất tạo bởi Fe2(SO4)3 là A. 418. B. 416. C. 400. D. 305. Câu 98: Phân tử khối của CH3COOH là A. 60. B. 61. C. 59. D. 70. Câu 99: Khối lượng tính bằng đvC của 4 phân tử đồng(II) clorua CuCl2 là A. 540. B. 542. C. 544. D. 548. Câu 100: Khối lượng của ba phân tử kali cacbonat 3K2CO3 là A. 153. B. 318. C. 218. D. 414. Câu 101: Hai chất có phân tử khối bằng nhau là A. SO3 và N2. B. SO2 và O2. C. CO và N2. D. NO2 và SO2. Câu 102: Phân tử khối của H2SO4 và H3PO4 lần lượt sẽ là: A. 94; 98. B. 98; 98. C. 96; 98. D. 98; 100. Câu 103: Phân tử khối của CH4, Mg(OH)2, KCl lần lượt là: A. 16; 74,5; 58. B. 74,5; 58; 16. C. 17; 58; 74,5. D. 16; 58; 74,5.
  7. Câu 104: Phân tử khối của đồng(II) sunfat (CaSO4), katri oxit (K2O) lần lượt là: A. 140; 60. B. 140; 150. C. 136; 94. D. 160; 63. Câu 105: Chất nào sau đây có phân tử khối bằng 160? A. MgSO4. B. BaCl2. C. CuSO4. D. Ag2O. Câu 106: Chất nào sau đây có phân tử khối bằng 62? A. Al2O3. B. BaCl2. C. Na2O. D. Ag2O. Câu 107: Chất nào sau đây có phân tử khối bằng 63? A. H2SO4. B. HNO3. C. HBr. D. HCl. Câu 108: Sự so sánh phân tử khí oxi (O2) và phân tử muối ăn (NaCl) nào dưới đây là đúng? A. NaCl nặng hơn O2 bằng 0,55 lần. B. O2 nặng hơn NaCl bằng 0,55 lần. C. O2 nhẹ hơn NaCl bằng 0,55 lần. D. NaCl nhẹ hơn O2 bằng 1,83 lần. CÔNG THỨC HÓA HỌC ● Mức độ nhận biết Câu 109: Cho C2H5OH. Số nguyên tử H có trong hợp chất A. 1. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 110: Tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố Ca, C, O trong công thức CaCO3 là A. 1: 1: 1. B. 1: 1: 2. C. 1: 1: 3. D. 2: 1: 3. Câu 111: Hợp chất natri cacbonat có công thức hóa học là Na2CO3 thì tỉ lệ các nguyên tố theo thứ tự Na : C : O là A. 2 : 0 : 3. B. 1 : 2 : 3. C. 2 : 1 : 3. D. 3 : 2 : 1. Câu 112: Khí oxi do nguyên tố oxi tạo nên; nước do 2 nguyên tố oxi và hiđro tạo nên; tinh bột do 3 nguyên tố cacbon, hiđro và oxi tạo nên. Nguyên tố nào cho dưới đây là nguyên liệu cấu tạo chung của các chất này? A. cacbon. B. hiđro. C. sắt. D. oxi. ● Mức độ thông hiểu Câu 113: Chọn câu trả lời đúng nhất: A. Công thức hoá học gồm kí hiệu hoá học của các nguyên tố. B. Công thức hoá học biểu diễn thành phần phân tử của một chất. C. Công thức hoá học gồm kí hiệu hoá học của các nguyên tố và số nguyên tử của các nguyên tố đó. D. Công thức hoá học biểu diễn thành phần nguyên tử tạo ra chất. Câu 114: Ba nguyên tử hiđro được biểu diễn là A. 3H. B. 3H2. C. 2H3. D. H3. Câu 115: Cách viết 2C có ý nghĩa: A. 2 nguyên tố cacbon. B. 2 nguyên tử cacbon. C. 2 đơn vị cacbon. D. 2 khối lượng cacbon. Câu 116: Kí hiệu biểu diễn hai nguyên tử oxi là A. 2O. B. O2. C. O2. D. 2O2 Câu 117: Cách biểu diễn 4H2 có nghĩa là A. 4 nguyên tử hiđro. B. 8 nguyên tử hiđro. C. 4 phân tử hiđro. D. 8 phân tử hiđro. Câu 118: Lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Ta nói thành phần phân tử của lưu huỳnh đioxit gồm: A. 2 đơn chất lưu huỳnh và oxi. B. 1 nguyên tố lưu huỳnh và 2 nguyên tố oxi. C. nguyên tử lưu huỳnh và nguyên tử oxi. D. 1 nguyên tử lưu huỳnh và 2 nguyên tử oxi. Câu 119: Công thức của hợp chất amoniac NH3 ta biết được điều gì? A. Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra , PTK = 17.
  8. B. Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra, PTK = 17. C. Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra, PTK = 17. Có 1 nguyên tử N, 3 nguyên tử H trong phân tử. D. PTK = 17. Câu 120: Công thức hóa học và phân tử khối của hợp chất có 1 nguyên tử Na, 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử oxi trong phân tử là A. NaNO3, phân tử khối là 85. B. NaNO3, phân tử khối là 86. C. NaNO2, phân tử khối là 69. D. NaNO3, phân tử khối là 100. HÓA TRỊ ● Mức độ nhận biết Câu 121: Hóa trị là con số biểu thị: A. Khả năng phản ứng của các nguyên tử. B. Khả năng liên kết của các nguyên tử hay nhóm nguyên tử. C. Khả năng phân li các chất. D. Tất cả đều đúng. Câu 122: Hóa trị của 1 nguyên tố được xác định theo hóa trị của nguyên tố khác như thế nào? A. H chọn làm 2 đơn vị B. O là 1 đơn vị. C. H chọn làm 1 đơn vị, O là 2 đơn vị. D. H chọn làm 2 đơn vị, O là 1 đơn vị. Câu 123: Lập công thức hóa học của Ca(II) với OH(I) A. CaOH. B. Ca(OH)2 C. Ca2OH. D. Ca3OH. Câu 124: Biết Cr hoá trị III và O hoá trị II. Công thức hoá học nào viết đúng? A. CrO. B. Cr2O3. C. CrO2. D. CrO3. Câu 125: Cho Ca(II), PO4(III), công thức hóa học nào viết đúng? A. CaPO4. B. Ca2PO4. C. Ca3(PO4)2. D. Ca3PO4. Câu 126: Cho biết Fe(III), SO4(II), công thức hóa học nào viết đúng? A. FeSO4. B. Fe(SO4)2. C. Fe2SO4. D. Fe2(SO4)3. Câu 127: Biết S có hoá trị II, hoá trị của magie trong hợp chất MgS là A. I. B. II. C. III. D. IV. Câu 128: Hóa trị của C trong CO2 là (biết oxi có hóa trị là II) A. I. B. II. C. III. D. IV. Câu 129: Biết công thức hoá học của axit clohiđric là HCl, clo có hoá trị A. I. B. II. C. III. D. IV. Câu 130: Hóa trị II của Fe ứng với công thức nào? A. FeO. B. Fe3O2. C. Fe2O3. D. Fe3O4. Câu 131: Crom có hóa trị II trong hợp chất nào? A. CrSO4. B. Cr(OH)3. C. Cr2O3. D. Cr2(OH)3. Câu 132: Sắt có hóa trị III trong công thức nào? A. Fe2O3. B. Fe2O. C. FeO. D. Fe3O2. Câu 133: Nguyên tử P có hoá trị V trong hợp chất nào? A. P2O3. B. P2O5. C. P4O4. D. P4O10. Câu 134: Nguyên tử N có hoá trị III trong phân tử chất nào? A. N2O5. B. NO2. C. NO. D. N2O3. Câu 135: Nguyên tử S có hoá trị VI trong phân tử chất nào? A. SO2. B. H2S. C. SO3. D. CaS. Câu 136: N trong hợp chất nào sau đây có hóa trị 4?
  9. A. NO. B. N2O. C. N2O3. D. NO2. Câu 137: S trong hợp chất nào sau đây có hóa trị 4? A. S2O2. B. S2O3. C. SO2. D. SO3. Câu 138: Công thức hoá học phù hợp Si(IV) là A. Si4O2. B. SiO2. C. Si2O2. D. Si2O4. Câu 139: Hóa trị của P trong hợp chất P2O3 là A. III. B. V. C. IV. D. II. Câu 140: Nguyên tố X có hóa trị III, công thức muối sunfat của X là A. XSO4. B. X(SO4)2. C. X2(SO4)3. D. X3(SO4)2. Câu 141: Trong hợp chất NO, NO2 nitơ lần lượt có hóa trị là A. I , III. B. II , IV. C. I , II . D. III, IV. Câu 142: Hóa trị của C trong các hợp chất sau: CO, CH4, CO2 là A. II, IV, IV. B. II, III, V. C. III, V, IV. D. I, II, III. Câu 143: Trong hợp chất FeS2 thì hoá trị của Fe là bao nhiêu? A. II. B. IV. C. II và III. D. III. Câu 144: Hóa trị của đồng, photpho, silic, sắt trong các hợp chất: Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)3 lần lượt là: A. Cu(II ), P(V), Si(IV), Fe(III). B. Cu(I ), P(I), Si(IV), Fe(III). C. Cu(I ), P(V), Si(IV), Fe(III). D. Cu(II ), P(I), Si(II), Fe(III). Câu 145: Công thức của các oxit trong đó kim loại Fe(II), Pb(IV), Ca(II) lần lượt là A. FeO, PbO2, CaO. B. Fe2O3, PbO, CaO. C. Fe2O3, PbO, Ca2O. D. Fe2O3, PbO2, CaO. Câu 146: Công thức hóa học nào sau đây là công thức của hợp chất? A. Fe. B. NO2. C. Ca. D. N2. Câu 147: Chất thuộc đơn chất có công thức hóa học là A. KClO3. B. H2O. C. H2SO4. D. O3. Câu 148: Khí oxi là A. hợp chất. B. đơn chất. C. nguyên tử. D. hỗn hợp. Câu 149: Muối ăn (NaCl) là A. hợp chất. B. đơn chất. C. nguyên tử. D. hỗn hợp. Câu 150: Glucozơ tạo nên từ C, H, O là hợp chất A. vô cơ. B. khí. C. hữu cơ. D. lỏng. Câu 151: Dãy chất chỉ gồm các đơn chất? A. H2, O2, Na. B. CaO, CO2, ZnO. C. HNO3, H2CO3, H2SO4. D. Na2SO4, K2SO4, CaCO3. Câu 152: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các đơn chất? A. CaCO3, NaOH, Fe, H2. B. FeCO3, NaCl, H2SO4, H2O. C. NaCl, H2O, H2, N2. D. H2, Na, O2, N2, Fe. Câu 153: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các đơn chất? A. CH4, H2SO4, NO2, CaCO3. B. K, N2, Na, H2, O2. C. Cl2, Br2, H2O, Na. D. CH4, FeSO4, CaCO3, H3PO4. Câu 154: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các đơn chất? A. Fe(NO3), NO, C, S. B. Mg, K, S, C, N2. C. Fe, NO2, H2O. D. Cu(NO3)2, KCl, HCl. Câu 155: Dãy nguyên tố kim loại là: A. Na, Mg, C, Ca, Na. B. Al, Na, O, H, S. C. K, Na, Mn, Al, Ca. D. Ca, S, Cl, Al, Na. Câu 156: Dãy chất nào sau đây đều là kim loại?
  10. A. Nhôm, đồng, lưu huỳnh, bạc. B. Vàng, magie, nhôm, clo. C. Oxi, nitơ, cacbon, canxi. D. Sắt, chì, kẽm, thiếc. Câu 157: Dãy nguyên tố phi kim là: A. Cl, O, N, Na, Ca. B. S, O, Cl, N, Na. C. S, O, Cl, N, C. D. C, Cu, O, N, Cl. Câu 158: Dãy chất chỉ gồm các hợp chất là A. C, H2, Cl2, CO2. B. H2, O2, Al, Zn. C. CO2, CaO, H2O. D. Br2, HNO3,NH3. Câu 159: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các hợp chất? A. CaCO3, NaOH, Fe, NaCl. B. FeCO3, NaCl, H2SO4, NaOH. C. NaCl, H2O, H2, NaOH. D. HCl, NaCl, O2 , CaCO3. Câu 160: Dãy chất sau đây đều là hợp chất? A. Cl2, KOH, H2SO4, AlCl3. B. CuO, KOH, H2SO4, AlCl3. C. CuO, KOH, Fe, H2SO4. D. Cl2, Cu, Fe, Al. Câu 161: Dãy nào sau đây chỉ có các hợp chất? A. CH4, K2SO4, Cl2, O2, NH3. B. O2, CO2, CaO, N2, H2O. C. H2O, Ca(HCO3)2, Fe(OH)3, CuSO4. D. HBr, Br2, HNO3, NH3, CO2. Câu 162: Cho các chất có công thức sau: Cl2, H2, CO2, Zn, H2SO4, O3, H2O, CuO. Nhóm chỉ gồm các hợp chất là: A. H2, O3, Zn, Cl2. B. O3, H2, CO2, H2SO4. C. Cl2, CO2, H2, H2O. D. CO2, CuO, H2SO4, H2O. Câu 163: Trong số các chất: HCl, H2, NaOH, KMnO4, O2, NaClO có mấy chất là hợp chất? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 164: Trong số các công thức hóa học sau: O2, N2, Al, Al2O3, H2, AlCl3, H2O, P. Số đơn chất là A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 165: Trong số các chất sau: Cl2, ZnCl2, Al2O3, Ca, NaNO3, KOH số đơn chất và hợp chất lần lượt là: A. 3 đơn chất và 3 hợp chất. B. 5 đơn chất và 1 hợp chất. C. 2 đơn chất và 4 hợp chất. D. 1 đơn chất và 5 hợp chất. Câu 166: Có các chất: O2, Al, NO2, Ca, Cl2, N2, FeO, I2 số các công thức đơn chất và hợp chất là A. 6 hợp chất và 2 đơn chất. B. 5 đơn chất và 3 hợp chất. C. 3 đơn chất và 5 hợp chất. D. 2 hợp chất và 6 đơn chất. Câu 167: Cho các hợp chất sau: CH4, NH3, CH3COONa, P2O5, CuSO4, C6H12O6, H2SO4, C2H5OH. Số hợp chất vô cơ và hữu cơ lần lượt là A. 4; 4. B. 3; 5. C. 6; 2. D. 7; 1. ● Mức độ thông hiểu Câu 168: Sắt trong hợp chất nào dưới đây có cùng hóa trị với sắt trong công thức Fe2O3? A. FeSO4. B. Fe2SO4. C. Fe2(SO4)2. D. Fe2(SO4)3. Câu 169: Một oxit của crom là Cr2O3. Muối trong đó crom có hoá trị tương ứng là A. CrSO4. B. Cr2(SO4)3. C. Cr2(SO4)2. D. Cr3(SO4)2. Câu 170: Công thức nào dưới đây viết đúng? A. MgCl2. B. CaBr3. C. AlCl2. D. Na2NO3. Câu 171: Công thức hóa học nào đây sai? A. NaOH. B. ZnOH. C. KOH. D. Fe(OH)3. Câu 172: Công thức nào sau đây không đúng? A. BaSO4. B. BaO. C. BaCl. D. Ba(OH)2. Câu 173: Công thức hoá học đúng là A. Al(NO3)3. B. AlNO3. C. Al3(NO3). D. Al2(NO3) .
  11. Câu 174: Hãy chọn công thức hoá học đúng là A. BaPO4. B. Ba2PO4. C. Ba3PO4. D. Ba3(PO4)2. Câu 175: Hãy chọn công thức hoá học đúng là A. CaPO4. B. Ca2(PO4)2. C. Ca3(PO4)2. D. Ca3(PO4)3. Câu 176: Công thức hoá học nào sau đây viết đúng? A. Kali clorua KCl2. B. Kali sunfat K(SO4)2. C. Kali sunfit KSO3. D. Kali sunfua K2S. Câu 177: Tên gọi và công thức hóa học đúng là A. Kali sunfurơ KCl. B. Canxi cacbonat Ca(HCO3)2. C. Cacbon đioxit CO2. D. Khí metin CH4. Câu 178: Dãy gồm các công thức hóa học đúng là: A. KCl, AlO, S. B. Na, BaO, CuSO4. C. BaSO4, CO, BaOH. D. SO4, Cu, Mg. Câu 179: Dãy chất gồm tất cả các chất có công thức hóa học viết đúng là A. NaCO3, NaCl, CaO. B. AgO, NaCl, H2SO4. C. Al2O3, Na2O, CaO. D. HCl, H2O, NaO. Câu 180: Cho một số công thức hóa học: MgCl, Ba3(SO4)2, Na2O, KCO3, HSO4. Số công thức hóa học viết sai là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 181: Hợp chất của nguyên tố X với nhóm PO 4 hoá trị III là XPO4. Hợp chất của nguyên tố Y với H là H3Y. Vậy hợp chất của X với Y có công thức là A. XY. B. X2Y. C. XY2. D. X2Y3. Câu 182: Hợp chất của nguyên tố X với O là X2O3 và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH2. Công thức hoá học hợp chất của X với Y là A. XY. B. X2Y. C. XY2. D. X2Y3. Câu 183: Hợp chất của nguyên tố X với S là X2S3 và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH3. Công thức hoá học hợp chất của X với Y là A. XY. B. X2Y. C. XY2. D. X2Y3. Câu 184: Cho hợp chất của X là XO và Y là Na2Y. Công thức hợp chất tạo bởi X và Y là A. XY. B. X2Y. C. X3Y. D. XY2. THÍ NGHIỆM Câu 185: Nhỏ 1 giọt dung dịch amoniac vào giấy quì, giấy quì chuyển sang màu gì? A. Xanh. B. Đỏ. C. Tím. D. Không màu. Câu 186: Tại sao đặt miếng bông tẩm dung dịch amoniac ở miệng ống nghiệm làm giấy quỳ ẩm ở đáy ống nghiệm đổi thành màu xanh? A. Nước làm quý đổi màu. B. Dung dịch aminiac làm quỳ đổi màu. C. Dung dịch amoniac lan tỏa trong môi trường không khí. D. Dung dịch amoniac lan tỏa trong môi trường không khí và nước. Câu 187: Khi đun nóng hóa chất, chú ý A. miệng ống nghiệm hướng về phía người thí nghiệm để dễ theo dõi. B. miệng ống nghiệm hướng về phía đông người. C. miệng ống nghiệm hướng về phía không người. D. miệng ống nghiệm hướng về phía có người và cách xa 40 cm. Câu 188: Khi lấy hóa chất rắn dạng bột: A. Dùng muỗng múc hóa chất đổ trực tiếp vào ống nghiệm. B. Dùng muỗng múc hóa chất cho vào máng giấy đặt trong ống nghiệm. C. Dùng muỗng múc hóa chất, nghiêng ống nghiệm cho hóa chất trượt dọc theo thành ống. D. Dùng muỗng múc hóa chất cho vào phễu đặt trên miệng ống nghiệm.