Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Cu= 64, O= 16, Cl= 35,5, P= 31, H = 1, Al= 27
Câu 1. (2 điểm) Viết công thức hóa học của các hợp chất sau và cho biết chúng thuộc hợp chất gì?
a) Điphotpho pentaoxit
b) Natri photphat
c) Canxi hiđroxit
d) Natri hidrocacbonat
e) Đồng oxit
f) Axit clohidric
Câu 2. (2,5 điểm) Cho các chất sau: P, HNO3, Cu, K2O, Fe3O4, SO3
a) Chất nào tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao? Viết phương trình phản ứng xảy ra
b) Chất nào bị hidro khử ở nhiệt độ thích hợp? Viết phương trình phản ứng xảy ra.
c) Chất nào tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường? Viết phương trình phản ứng xảy ra
Câu 3. (1,5 điểm)
Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết các khí: CO2, O2 và H2
Câu 4. (2 điểm) Hòa tan CaCO3 vào 200 gam dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ)
a) Viết phương trình hóa học
pdf 4 trang Ánh Mai 08/03/2023 2780
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2021_20.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021- 2022 MÔN: HÓA HỌC 8 Thời gian 60 phút không kể thời gian phát đề Đề tham khảo Họ và tên . Số báo danh: Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Cu= 64, O= 16, Cl= 35,5, P= 31, H = 1, Al= 27 Câu 1. (2 điểm) Viết công thức hóa học của các hợp chất sau và cho biết chúng thuộc hợp chất gì? a) Điphotpho pentaoxit b) Natri photphat c) Canxi hiđroxit d) Natri hidrocacbonat e) Đồng oxit f) Axit clohidric Câu 2. (2,5 điểm) Cho các chất sau: P, HNO3, Cu, K2O, Fe3O4, SO3 a) Chất nào tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao? Viết phương trình phản ứng xảy ra b) Chất nào bị hidro khử ở nhiệt độ thích hợp? Viết phương trình phản ứng xảy ra. c) Chất nào tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường? Viết phương trình phản ứng xảy ra Câu 3. (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết các khí: CO2, O2 và H2 Câu 4. (2 điểm) Hòa tan CaCO3 vào 200 gam dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ) a) Viết phương trình hóa học
  2. b) Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau phản ứng. Câu 5. (2 điểm) Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từu Fe3O4 bằng cách dùng oxi oxi hóa ở nhiệt độ cao. a) Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để điều chế được 46,4 gam oxit sắt từ b) Tính số gam kali penmanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng Hướng dẫn giải chi tiết đề thi học kì 2 Hóa 8 Câu 1. a) Điphotpho pentaoxit CTHH: P2O5 Là Oxit axit b) Natri photphat: Na3PO4 là Muối c) Canxi hiđroxit: Ca(OH)2 là bazo d) Natri hidrocacbonat: NaHCO3 là muối e) Đồng oxit: CuO là oxit bazo f) Axit clohidric: HCl là axit Câu 2. a) Chất nào tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao là: P, Cu Phương trình phản ứng hóa học o 4P + 5O2 t 2P2O5 o 2Cu + O2 t 2CuO b) Chất nào bị hidro khử ở nhiệt độ thích hợp là Fe3O4 Phương trình phản ứng hóa học o Fe3O4 + H2 t Fe + H2O
  3. c) Chất nào tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là K2O và SO3 K2O + H2O → 2KOH SO3 + 3H2O → 2H3PO4 Câu 3. Cho tàn đóm đỏ vào 3 bình đựng 3 khí O2, H2, CO2 Bình nào thấy tàn đóm bùng cháy thì bình chứa khí O2 và còn lại 3 bình là H2, CO2 Cho 3 khí còn lại qua dung dịch đựng Ca(OH)2 Ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng là CO2 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O Không có hiện tượng là H2 Câu 4. Khối lượng của HCl có trong 200 gam dung dịch HCl 7,3% là mHCl = (C%.mdd)/100% = 200.7,3/100 = 14,6 (gam) => nHCl = 0,4 mol Phương trình phản ứng hóa học CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2 nCaCO3 = nCaCl2 = nCO2 = 1/2nHCl = 0,2 mol → mCaCO3 = 20 gam mCaCl2 = 0,2.111 = 22,2 gam mCO2 = 0,2.44 = 8,8 gam Khối lượng dung dịch sau phản ứng là: m dd sau phản ứng = mCaCO3 + mdd HCl - mCO2 = 20 + 200 - 8,8 = 211,2 gam Nồng độ của CaCl2 là: C% dung dịch CaCl2 = (22,3.100%)/(211.2) = 10,51%
  4. Câu 5. a) Số mol oxit sắt từ: nFe3O4 = 46,4/(56.3 + 16.4) = 0,2 (mol). o Phương trình hóa học. 3Fe + 2O2 t Fe3O4 Theo phương trình: 3mol 2mol 1mol. Phản ứng: 0,2 mol. Theo phương trình phản ứng: nFe = 0,2.3 = 0,6 mol Khối lượng sắt cần dùng là: m = 56. 0,6 = 33.6(g). Số mol của oxi là: nO2 = 0,2.2 = 0,4 mol Khối lượng oxi cần dùng là: m = 32.0,4 = 12,8 (g). o b) Phương trình hóa học: 2KMnO4 t K2MnO4 + O2 Theo phương trình: 2mol 1mol Số mol phản ứng: 0,4 mol Số mol KMnO4 là: nKMnO4 = 0,4.2 = 0,8 mol Số gam penmangarat cần dùng là : m= 0,8. (39 + 55 +64) = 126,4 g. Mời các bạn tham khảo thêm tại: