Đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

Câu 5. Trong công nghiệp sản xuất khí oxi bằng cách

A. Chưng cất không khí

B. Lọc không khí

C. Hóa lỏng không khí, sau đó chiết lấy oxi 

D. Hóa lỏng không khí, sau đó cho không khí lỏng bay hơi

Câu 6. Công thức hóa học của sắt oxit, biết Fe (III) là:

A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. FeO D. Fe3O2

Câu 7. Cho biết ứng dụng nào dưới đây không phải của oxi?

A. Sử dụng trong đèn xì oxi - axetilen.

B. Cung cấp oxi cho bệnh nhân khó thở

C. Phá đá bằng hỗn hợp nổ có chứa oxi lỏng

D. Điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm

Câu 8. Sự cháy và sự oxi hóa chậm đều là quá trình

A. Oxi hóa có tỏa nhiệt phát sáng

B. Oxi hóa có tỏa nhiệt, không phát sáng

C. Oxi hóa có phát sáng

D. Oxi hóa có tỏa nhiệt

doc 5 trang Lưu Chiến 22/07/2023 1660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_2_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2022_2023_co_dap.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS THỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II Năm học 2022– 2023 Môn: Hóa học, Lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1. Phần trăm khối lượng của Cu trong CuO là A. 60% B. 70% C. 80% D. 50% Câu 2. Khi cho dây sắt cháy trong bình kín đựng khí oxi. Hiện tượng xảy ra đối với phản ứng trên là: A. Sắt cháy sáng, có ngọn lửa màu đỏ, không khói, tạo các hạt nhỏ nóng đỏ màu nâu. B. Sắt cháy sáng, không có ngọn lửa, tạo khói trắng, sinh ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu. C. Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu. D. Sắt cháy từ từ, sáng chói, có ngọn lửa, không có khói, tạo các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu Câu 3. Để điều chế 1 lượng khí oxi thì sử dụng hóa chất nào dưới đây để khối lượng dùng nhỏ nhất? A. H2O B. KMnO4 C. KNO3 D. KClO3 Câu 4. Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy to A. 4P + 5O2  2P2O5 to C. Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O to C. CO + O2  CO2
  2. to D. 2Cu + O2  2CuO Câu 5. Trong công nghiệp sản xuất khí oxi bằng cách A. Chưng cất không khí B. Lọc không khí C. Hóa lỏng không khí, sau đó chiết lấy oxi D. Hóa lỏng không khí, sau đó cho không khí lỏng bay hơi Câu 6. Công thức hóa học của sắt oxit, biết Fe (III) là: A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. FeO D. Fe3O2 Câu 7. Cho biết ứng dụng nào dưới đây không phải của oxi? A. Sử dụng trong đèn xì oxi - axetilen. B. Cung cấp oxi cho bệnh nhân khó thở C. Phá đá bằng hỗn hợp nổ có chứa oxi lỏng D. Điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm Câu 8. Sự cháy và sự oxi hóa chậm đều là quá trình A. Oxi hóa có tỏa nhiệt phát sáng B. Oxi hóa có tỏa nhiệt, không phát sáng C. Oxi hóa có phát sáng D. Oxi hóa có tỏa nhiệt Câu 9. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là: A. K2O B. CuO C. CO D. SO2 Câu 10. Chỉ ra các oxit bazơ: P2O5, CaO, CuO, BaO, Na2O, P2O3 A. P2O5, CaO, CuO
  3. B. CaO, CuO, BaO, Na2O C. BaO, Na2O, P2O3 D. P2O5, CaO, P2O3 Phần 2. Tự luận (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) Hoàn thành phương trình hóa học sau 1) MgCl2 + KOH → + KCl 2) FeO + HCl → + H2O 3) Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O 4) P + O2 → 5) NO2 + O2 + H2O → HNO3 Câu 2. (2 điểm) Phân loại và gọi tên các oxit sau: P2O5, Fe2O3, CuO, NO2, CaO, SO3, SiO2 Câu 3: (3 điểm) Cho 13 gam Kẽm tác dụng vứi 24,5 gam H2SO4, sau phản ứng thu được muối ZnSO4, khí hidro (đktc) và chất còn dư a) Viết phương trình phản ứng hóa học b) Tính thể tích (đktc) khí hidro sinh ra. c) Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng Hết
  4. Đáp án đề thi giữa học kì 2 hóa 8 Phần 1. Trắc nghiệm 1C 2C 3A 4A 5D 6A 7D 8D 9A 10B Phần 2. Tự luận Câu 1. 1) MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl 2) FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O 3) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O 4) 4P + 5O2 → 2P2O5 5) 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 Câu 2. Oxit axit: P2O5: Đi photpho pentaoxit, NO2: nito đioxit, SO3: lưu huỳnh trioxit, SiO2, Silic đioxit Oxit bazo: Fe2O3: Sắt (III) oxit, CuO: Đồng oxit, CaO: Canxi oxit Câu 3. Hướng dẫn giải a) Phương trình phản ứng hóa học: Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2 b) nZn = 13/65= 0,2 mol nH2SO4 = 24,5/98= 0,25 mol Phương trình phản ứng hóa học: Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2
  5. Theo phương trình: 1 mol 1 mol 1 mol Theo đầu bài: 0,2 mol 0,25 mol 0,2 0,25 Xét tỉ lệ: 1 1 Zn phản ứng hết, H2SO4 dư, phản ứng tính theo số mol Zn Số mol của khí H2 phản ứng là: nZn = nH2 = 0,2 mol Thể tích khí H2 bằng: VH2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 lít c) Chất còn lượng sau phản ứng là ZnSO4 và H2SO4 dư Số mol của ZnSO4 bằng: nZnSO4 = nZn = 0,2 mol Khối lượng của ZnSO4 bằng: mZnSO4 = 0,2 . 161 = 32,2 gam Số mol của H2SO4 dư = Số mol của H2SO4 ban đầu - Số mol của H2SO4 phản ứng = 0,25 - 0,2 = 0,05 mol Khối lương H2SO4 dư = 0,05 . 98 = 4,9 gam