Đề kiểm tra giữa kì I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Quỳnh Trang (Có đáp án)

Câu 1. Nguyên tử lưu huỳnh nặng hay nhẹ hơn nguyên tử đồng bao nhiêu lần?

A. Nguyên tử lưu huỳnh nhẹ hơn 0,5 lần nguyên tử đồng.

B. Nguyên tử lưu huỳnh nặng hơn 2 lần nguyên tử đồng.

C. Nguyên tử lưu huỳnh nặng hơn 0,5 lần nguyên tử đồng.

D. Nguyên tử lưu huỳnh nhẹ hơn 2 lần nguyên tử đồng.

Câu 2. Nguyên tử X có 26 hạt proton, 30 hạt nơtron. Tổng số hạt trong X là:

A. 56 B. 58 C. 82 D. 86

Câu 3. Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử nitơ. Vậy X thuộc nguyên tố nào sau đây?

A. Si B. Ca C. Cu D. Fe

Câu 4. Phát biểu về nước cất có 2 ý sau: “Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 102ºC”. Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau:

A. Cả 2 ý đều đúng B. Ý 1 đúng, ý 2 sai C. Ý 1 sai, ý 2 đúng D. Cả 2 ý đều sai

Câu 5. Dầu ăn không tan trong nước, làm thể nào để tách được dàu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước?

A. Chiết B. Lọc

C. Chưng cất D. Không tách được.

Câu 6. Muốn chỉ: “Bốn nguyên tử nitơ “ ta viết:

A. 4Ni B. 4N C. 4N2 D. 4n

Câu 7. Vật thể nào sau đây là vật thể tự nhiên?

A. Bàn là. B. Ti vi. C. Điện thoại. D. Con bò.

Câu 8. Chất nào sau đây được coi là chất tinh khiết?

A. Nước cất B. Nước biển C. Nước suối D. Nước mưa

Câu 9. Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là:

A. Lọc. B. Làm bay hơi nước.

C. Để muối lắng xuống rồi gạn đi. D. Chưng cất.

Câu 10. Kí hiệu hóa học của kim loại đồng là gì?

A. Cr B. Cu C. C D. Ca

Câu 11. Trong nguyên tử, hạt proton:

A. mang điện tích âm B. mang điện tích dương

C. không mang điện D. mang cả điện tích dương và âm

Câu 12. Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát?

A. Tính dẫn điện B. Màusắc

C. Tính tan D. Nhiệt độ nóng chảy

docx 7 trang Lưu Chiến 08/07/2024 200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Quỳnh Trang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2021_2022_ng.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Quỳnh Trang (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN HÓA HỌC 8 (TRỰC TUYẾN) TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI Năm học: 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 30/10/2021 ĐỀ BÀI 01 (Thi trắc nghiệm) Em hãy chọn phương án đúng nhất của các câu sau: Cho biết: H=1, O=16, N=14, Cu=64, Al=27, Fe=56, Ca=40, S=32, Si=28, C=12 Câu 1. Nguyên tử lưu huỳnh nặng hay nhẹ hơn nguyên tử đồng bao nhiêu lần? A. Nguyên tử lưu huỳnh nhẹ hơn 0,5 lần nguyên tử đồng. B. Nguyên tử lưu huỳnh nặng hơn 2 lần nguyên tử đồng. C. Nguyên tử lưu huỳnh nặng hơn 0,5 lần nguyên tử đồng. D. Nguyên tử lưu huỳnh nhẹ hơn 2 lần nguyên tử đồng. Câu 2. Nguyên tử X có 26 hạt proton, 30 hạt nơtron. Tổng số hạt trong X là: A. 56 B. 58 C. 82 D. 86 Câu 3. Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử nitơ. Vậy X thuộc nguyên tố nào sau đây? A. Si B. Ca C. Cu D. Fe Câu 4. Phát biểu về nước cất có 2 ý sau: “Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 102ºC”. Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau: A. Cả 2 ý đều đúngB. Ý 1 đúng, ý 2 sai C. Ý 1 sai, ý 2 đúng D. Cả 2 ý đều sai Câu 5. Dầu ăn không tan trong nước, làm thể nào để tách được dàu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước? A. Chiết B. Lọc C. Chưng cất D. Không tách được. Câu 6. Muốn chỉ: “Bốn nguyên tử nitơ “ ta viết: A. 4NiB. 4N C. 4N 2 D. 4n Câu 7. Vật thể nào sau đây là vật thể tự nhiên? A. Bàn là. B. Ti vi. C. Điện thoại.D. Con bò. Câu 8. Chất nào sau đây được coi là chất tinh khiết? A. Nước cất B. Nước biển C. Nước suối D. Nước mưa Câu 9. Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là: A. Lọc.B. Làm bay hơi nước. C. Để muối lắng xuống rồi gạn đi. D. Chưng cất. Câu 10. Kí hiệu hóa học của kim loại đồng là gì? A. CrB. Cu C. C D. Ca Câu 11. Trong nguyên tử, hạt proton: A. mang điện tích âmB. mang điện tích dương C. không mang điện D. mang cả điện tích dương và âm Câu 12. Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát? A. Tính dẫn điệnB. Màu sắc C. Tính tan D. Nhiệt độ nóng chảy Câu 13. Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng cách dùng dụng cụ đo? A. Tính tan B. Màu sắc C. Trạng thái D. Nhiệt độ nóng chảy Câu 14. Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào? A. Gam B. Kilogam C. Đơn vị Cacbon D. Gam hoặc kilogam Câu 15. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi: A. Proton và electron B. Nơtron và electron C. Proton và nơtron D. Proton, nơtron và electron Câu 16. Trong số các câu sau, câu nào đúng nhất khi nói về khoa học hóa học?
  2. A. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất vật lí của chất. B. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất hoá học của chất. C. Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. D. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất và ứng dụng của chất. Câu 17. Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là: A. hỗn hợp B. hợp chất C. đơn chất D. chất tinh khiết Câu 18. Căn cứ vào tính chất nào mà chất dẻo, cao su được dùng làm vỏ dây điện? A. Tính dẫn điện B. Tính đàn hồi C. Tính không dẫn điện (cách điện) D. Tính dẻo Câu 19. Phát biểu nào sau đây sai? A. Số p là số đặc trưng của một nguyên tố hoá học. B. Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng 1 kí hiệu hoá học. C. Kí hiệu hóa học gồm 1 hoặc 2 chữ cái (theo tiếng Latinh) trong đó chữ cái đầu viết dạng chữ thường. D. Kí hiệu hóa học của nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó. Câu 20. Vỏ nguyên tử cấu tạo bởi loại hạt nào dưới đây? A. Proton B. Notron C. Electron D. Proton và notron Câu 21. Dãy các nguyên tố phi kim là: A. Al, Fe, SB. C, N, O C. C, O, Fe D. N, Cu, Fe Câu 22. Đơn chất là những chất tạo nên từ: A. một chấtB. một nguyên tố hóa học C. một nguyên tử D. một phân tử Câu 23. Cho các chất sau: ZnO, N2, O3, Al, SO2, K2CO3. Có bao nhiêu chất là đơn chất? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 24. Chất nào dưới đây là hợp chất? A. Mg B. H2 C. CaD. KCl Câu 25. Chất nào dưới đây là đơn chất kim loại? A. N B. S C. Ag D. Si Câu 26. Đặc điểm nào dưới đây có ở đơn chất kim loại? A. Không dẫn điện B. Không dẫn nhiệt C. Có ánh kim D. Không có ánh kim Câu 27. Phân tử khối của hợp chất HNO3 là bao nhiêu? A. 62 đvCB. 63 đvC C. 60 đvC D. 61 đvC Câu 28.Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để phân biệt phân tử đơn chất và phân tử của hợp chất? A. Hình dạng của phân tử B. Kích thước của phân tử C. Số lượng nguyên tử trong phân tửD. Nguyên tử cùng loại hay khác loại Câu 29. Chất C3H8O có cùng phân tử khối với chất nào sau đây? A. H2CO3 B. C2H4O2 C. C4H10 D. C3H9N Câu 30. Hợp chất được chia thành 2 loại là: A. phi kim, vô cơ B. phi kim, kim loại C. kim loại, hữu cơD. vô cơ, hữu cơ Câu 31. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học trở lên. B. Hợp chất là những chất được tạo nên từ ba nguyên tố hóa học trở lên. C. Nước, muối ăn là những hợp chất hữu cơ. D. Đường, rượu gạo là những hợp chất hữu cơ. Câu 32. Công thức hóa học của chất gồm 2Na, 1S, 4O là: A. Na2S1O4 B. Na2SO4 C. NaSO D. NaSO4 Câu 33. Biết S có hoá trị VI. Hãy chọn công thức hoá học của lưu huỳnh và oxi phù hợp với quy tắc hoá trị? A. SO B. S2O3 C. SO2 D. SO3 Câu 34. “Năm phân tử oxi” được biểu diễn như thế nào? 2 A. 5 OB. 5 O 2 C. 5 O5 D. 5 O Câu 35. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Công thức hóa học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của 1 nguyên tố. B. Công thức hóa học của hợp chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của 2 nguyên tố. C. Công thức hóa học cho biết trạng thái của chất. D. Công thức hóa học cho biết số nguyên tố của mỗi nguyên tố và phân tử khối.
  3. Câu 36. CTHH của hợp chất gồm sắt với oxi biết sắt chiếm 70% về khối lượng là: A. FeOB. Fe 2O3 C. Fe3O4 D. Fe3O2 Câu 37. Hóa trị của hiđro là: A. I B. II C. III D. IV Câu 38. Hóa trị của nguyên tố là: A. con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác. B. chỉ số của nguyên tử các nguyên tố trong phân tử. C. con số biểu thị khả năng liên kết giữa các nguyên tử với nhau. D. chỉ số liên kết giữa các nguyên tố với nhau. Câu 39. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Mỗi nguyên tố chỉ có 1 hóa trị. B. Một nguyên tố có thể có nhiều hóa trị. C. Trong các hợp chất H thường có hóa trị II, oxi hóa trị I. D. Khi biết hóa trị xác định được nguyên tố. Câu 40. Biết hóa trị của oxi là II. Hóa trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5 là: A. II B. III C. IVD. V
  4. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN HÓA HỌC 8 (TRỰC TUYẾN) TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI Năm học: 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 30/10/2021 ĐỀ BÀI 02 (Thi trắc nghiệm) Em hãy chọn phương án đúng nhất của các câu sau: Cho biết: H=1, O=16, N=14, Cu=64, Al=27, Fe=56, Ca=40, Mg=24, C=12, S=32 Câu 1. Kí hiệu hóa học của lưu huỳnh là gì? A. C B. N C. S D. Li Câu 2. Nguyên tử được tạo bởi những loại hạt nào? A. Hạt proton và hạt electron B. Hạt proton và hạt nơtron C. Hạt nơtron và hạt electron D. Hạt electron, hạt nơtron và hạt proton Câu 3. Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng cách làm thí nghiệm? A. Tính dẫn điện B. Màu sắc C. Trạng thái D. Khối lượng riêng Câu 4. Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo? A. Dòng sông.B. Ti vi. C. Quả chanh. D. Cây mía. Câu 5. Căn cứ vào tính chất nào mà đồng, nhôm được dùng làm dây dẫn điện? A. Có ánh kim. B. Khối lượng riêng lớn. C. Tính dẫn điện. D. Tính dẫn nhiệt. Câu 6. Căn cứ vào tính chất nào mà bạc được dùng để tráng gương? A. Tính ánh kim. B. Tính dẻo. C. Tính dẫn điện. D. Tính dẫn nhiệt. Câu 7. Người ta quy ước 1 đơn vị cacbon bằng: A. 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon B. Khối lượng nguyên tử cacbon C. 1/12 khối lượng cacbon D. Khối lượng cacbon Câu 8. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng loại có: A. cùng số nơtron trong hạt nhân. B. cùng số proton trong hạt nhân. C. cùng số proton và nơtron trong hạt nhân. D. cùng số electron trong hạt nhân. Câu 9. Trong nguyên tử: A. số p > số e B. số p = 2 số e C. số p < số eD. số p = số e Câu 10. Đường kính nguyên tử có kích thước khoảng: A. 10-6 cm B. 10-7 cmC. 10 -8 cm D. 10-9 cm Câu 11. Khối lượng của hạt nhân được coi là: A. khối lượng của nguyên tố. B. khối lượng của phân tử. C. khối lượng của nguyên tử. D. khối lượng của chất. Câu 12. Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện gọi là: A. phân tửB. nguyên tử C. nguyên tố D. vật thể Câu 13. Dòng nào dưới đây đều chỉ các chất? A. Bút chì, kẽm, nước. B. Muối ăn, túi nilon, thước kẻ. C. Sắt, nước, muối ăn. D. Kẽm, thước kẻ, bút chì. Câu 14. Cách viết “3H” chỉ ý gì? A. 3 hạt hiđroB. 3 nguyên tử hiđro C. 3 nguyên tố hiđro D. 3 phân tử hiđro Câu 15. Số đặc trưng của nguyên tố hóa học là: A. số e B. số n C. số p và số nD. số p Câu 16. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt là 60. Biết số hạt electron bằng 20. Số hạt nơtron là: A. 17 B. 18 C. 19D. 20 Câu 17. Nguyên tử magie nặng gấp mấy lần nguyên tử cacbon? A. 2 lần B. 0,5 lần C. 1,5 lần D. 1 lần Câu 18. Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây?
  5. A. Al B. Cu C. Fe D. Ca Câu 19. Nước tự nhiên là: A. 1 hợp chất B. 1 đơn chất C. 1 chất tinh khiếtD. 1 hỗn hợp Câu 20. Muốn biết một chất có tan trong nước hay không ta cần: A. quan sátB. làm thí nghiệm C. dùng dụng cụ đo D. ngửi Câu 21. Dãy các nguyên tố kim loại là: A. Zn, Fe, Al B. Fe, O, Al C. Cu, C, S D. O, H, C Câu 22. Hợp chất là những chất tạo nên từ: A. một chất B. hai nguyên tố hóa học C. hai nguyên tố hóa học trở lên D. nhiều chất trộn vào nhau. Câu 23. Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị nào ? A. GamB. Đơn vị Cacbon C. Kilogam D. Gam hoặc kilogam Câu 24. Để tạo thành phân tử của một hợp chất thì tối thiểu cần phải có bao nhiêu loại nguyên tử? A. 4 loại B. 3 loại C. 2 loại D. 1 loại Câu 25. Trong số các chất dưới đây, chất nào là đơn chất? A. Khí amoniac được tạo nên từ N và H. B. Axit clohidric tạo nên từ H và Cl. C. Khí clo được tạo nên từ Cl. D. Đường glucozo tạo nên từ H, C, O. Câu 26. Đơn chất được chia thành 2 loại là: A. phi kim, vô cơB. phi kim, kim loại C. kim loại, hữu cơ D. vô cơ, hữu cơ Câu 27. Chất nào dưới đây là đơn chất phi kim? A. CuB. Cl 2 C. Mg D. Na Câu 28. Phát biếu nào sau đây là sai? A. Trong đơn chất kim loại, các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định. B. Trong đơn chất phi kim, các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định (thường là 2). C. Trong hợp chất, nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và thứ tự nhất định. D. Trong đơn chất kim loại, các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định (thường là 2). Câu 29. Nhóm công thức hóa học nào biểu diễn toàn hợp chất? A. H2, Cl2, HCl, NaOH B. CO2, O2, NH3, CuSO4 C. CuSO4, H2O, Mg, HNO3 D. CuSO4, CO2, CH4, Na2O Câu 30. Phân tử khối của hợp chất CaO là bao nhiêu? A. 40 đvC B. 16 đvC C. 56 đvC D. 65 đvC Câu 31. Hợp chất Fex(SO4)3 có phân tử khối là 400 đvC. Giá trị của x là bao nhiêu? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 32. Công thức hoá học của hợp chất tạo bởi nguyên tố X với H là XH2 và hợp chất tạo bởi nguyên tố Y với Cl là YCl3. Công thức hoá học của hợp chất giữa nguyên tố X và nguyên tố Y là gì? A. X3Y2 B. X2Y3 C. XY3 D. X3Y Câu 33. Công thức hóa học của một chất không cho ta biết: A. Nguyên tố nào tạo ra chất. B. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất. C. Phân tử khối của chất. D. Trạng thái của chất. Câu 34. Hai nhóm nguyên tử có cùng hóa trị là: A. (OH) và (SO4) B. (PO4) và (NO3)C. (CO 3) và (SO4) D. (OH) và (PO4) Câu 35. Cách viết “2 NaCl” chỉ ý gì? A. 2 hạt muối ăn B. 2 nguyên tử muối ăn C. 2 phân tử muối ăn D. 2 nguyên tố muối ăn Câu 36. Phân tử axit nitric gồm 1H, 1N, 3O. Công thức hóa học của axit nitric là: A. HNOB. HNO 3 C. HCl D. H2SO4 Câu 37. Phân tử khí metan (CH4) nặng hay nhẹ hơn mấy lần phân tử khí oxi? A. Khí metan nhẹ hơn 0,5 lần khí oxi. B. Khí oxi nặng hơn 1 lần khí metan. C. Khí metan nhẹ hơn 2 lần khí oxi. D. Khí oxi nặng hơn 1,5 lần khí metan. Câu 38. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
  6. B. Biết công thức hóa học của hợp chất gồm 2 nguyên tố và hóa trị của 1 nguyên tố ta không tính được hóa trị của nguyên tố còn lại. C. Biết hóa trị của 2 nguyên tố ta không lập được công thức hóa học của hợp chất gồm 2 nguyên tố đó. D. Trong công thức hóa học, tích của chỉ số nguyên tố này với hóa trị của nguyên tố kia bằng tích của chỉ số nguyên tố kia với hóa trị của nguyên tố này. Câu 39. Nhóm (SO4) có hóa trị mấy? A. IB. II C. III D. IV Câu 40. Công thức hóa học của hợp chất có phân tử gồm Ca hóa trị (II) liên kết với nhóm (OH) hóa trị (I) là: A. CaOHB. Ca 2OH C. Ca(OH)2 D. Ca(OH)3
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I HÓA HỌC 8 Năm học 2021-2022 Đáp án đề 01: Mỗi câu đúng được 0,25đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D C A B A B D A B B B B D C C C A C C C 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 B B C D C C B D B D D B D B A B A A B D Đáp án đề 02: Mỗi câu đúng được 0,25đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C D A B C A A B D C C B C B D D A C D B 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A C B C C B B D D C C A D C C B C A B C BGH duyệt TTCM/NTCM duyệt Người ra đề (Đã kí) (Đã kí) (Đã kí) Nguyễn Ngọc Anh Nguyễn Quỳnh Trang