Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Tin học Khối 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Gia Quất
Câu 1. Thông tin số có thể được truy cập như thế nào?
A. Không thể truy cập từ xa nên không cần sự đồng ý của người quản lý.
B. Có thể truy cập từ xa mà không cần sự đồng ý của người quản lý.
C. Không thể truy cập từ xa dù được sự đồng ý của người quản lý.
D. Có thể truy cập từ xa nếu được sự đồng ý của người quản lý.
Câu 2. Hành động nào sau đây không vi phạm đạo đức và pháp luật?
A. Cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc nói chuyện.
B. Tặng đĩa nhạc có bản quyền em đã mua cho người khác.
C. Tải một bài trình chiếu của người khác từ Internet và sử dụng như là của mình tạo ra.
D. Đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng.
Câu 3. Việc nào sau đây là thích hợp khi một người cần sử dụng một hình ảnh trên Internet để in vào cuốn sách của mình?
A. Sử dụng và không cần làm gì.
B. Sử dụng và ghi rõ nguồn.
C. Mua bản quyền để sử dụng.
D. Xin phép tác giả, chủ sở hữu hoặc mua bản quyền trước khi sử dụng.
Câu 4. Trong lịch sử máy tính điện tử, có bao nhiêu thế hệ máy tính?
A. 7. B. 1. C. 3. D. 5.
Câu 5. Việc nào sau đây là thích hợp khi em cần sử dụng một hình ảnh trên Internet để làm bài tập?
A. Xin phép chủ sở hữu rồi mới sử dụng.
B. Mua bản quyền để sử dụng.
C. Sử dụng và không cần làm gì.
D. Sử dụng và ghi rõ nguồn.
Câu 6. Trong môi trường kỹ thuật số, thông tin được thu thập và lưu trữ như thế nào?
A. Thu thập chậm và được cân nhắc kĩ với dung lượng lớn.
B. Tuy thu thập chậm nhưng lưu trữ với dung lượng lớn.
C. Thu thập nhanh nhưng chỉ lưu trữ với dung lượng nhỏ.
D. Thu thập nhanh và lưu trữ với dung lượng lớn.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ky_i_mon_tin_hoc_khoi_8_nam_hoc_2023_2024_t.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Tin học Khối 8 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Gia Quất
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: TIN HỌC - KHỐI 8 MÃ ĐỀ TH801 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: . / ./2023 I. Trắc nghiệm (5 điểm) Ghi lại vào bài làm chữ cái trước đáp án mà em cho là đúng nhất: Câu 1. Thông tin số có thể được truy cập như thế nào? A. Không thể truy cập từ xa nên không cần sự đồng ý của người quản lý. B. Có thể truy cập từ xa mà không cần sự đồng ý của người quản lý. C. Không thể truy cập từ xa dù được sự đồng ý của người quản lý. D. Có thể truy cập từ xa nếu được sự đồng ý của người quản lý. Câu 2. Hành động nào sau đây không vi phạm đạo đức và pháp luật? A. Cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc nói chuyện. B. Tặng đĩa nhạc có bản quyền em đã mua cho người khác. C. Tải một bài trình chiếu của người khác từ Internet và sử dụng như là của mình tạo ra. D. Đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng. Câu 3. Việc nào sau đây là thích hợp khi một người cần sử dụng một hình ảnh trên Internet để in vào cuốn sách của mình? A. Sử dụng và không cần làm gì. B. Sử dụng và ghi rõ nguồn. C. Mua bản quyền để sử dụng. D. Xin phép tác giả, chủ sở hữu hoặc mua bản quyền trước khi sử dụng. Câu 4. Trong lịch sử máy tính điện tử, có bao nhiêu thế hệ máy tính? A. 7. B. 1. C. 3. D. 5. Câu 5. Việc nào sau đây là thích hợp khi em cần sử dụng một hình ảnh trên Internet để làm bài tập? A. Xin phép chủ sở hữu rồi mới sử dụng. B. Mua bản quyền để sử dụng. C. Sử dụng và không cần làm gì. D. Sử dụng và ghi rõ nguồn. Câu 6. Trong môi trường kỹ thuật số, thông tin được thu thập và lưu trữ như thế nào? A. Thu thập chậm và được cân nhắc kĩ với dung lượng lớn. B. Tuy thu thập chậm nhưng lưu trữ với dung lượng lớn. C. Thu thập nhanh nhưng chỉ lưu trữ với dung lượng nhỏ. D. Thu thập nhanh và lưu trữ với dung lượng lớn. Câu 7. Hãy tưởng tượng em nhìn thấy một bài viết có tiêu đề “Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng trò chơi điện tử giúp cải thiện trí nhớ”. Em chia sẻ bài viết lên mạng xã hội và sau đó nhận ra nó là thông tin giả. Em nên làm gì sau khi nhận ra minh đã chia sẻ thông tin sai lệch? A. Giữ bài đã đăng chỉ để xem có bao nhiêu người yêu thích nó. B. Xóa bài mà em đã chia sẻ và viết lời giải thích cho việc chia sẻ đó. C. Tiếp tục chia sẻ các bài tương tự để làm cho thông tin giống như sự thật. D. Không làm gì vì mọi người sẽ quên bài viết trong một hoặc hai ngày. Câu 8. Trong những thông tin sau đây, thông tin nào đáng tin cậy trên Internet? A. Thông tin đăng tải trên mạng xã hội Tiktok. B. Thông tin đăng trên mạng xã hội Facebook. C. Tin nhắn của một người lạ trên zalo. D. Thông tin đăng trên website chính thức của nhà trường. Câu 9. Phát biểu “Thông tin số khó bị xóa bỏ hoàn toàn” có đúng không? A. Đúng. Vì không xác định được tất cả những nơi nó được sao chép và lưu trữ. B. Sai. Vì thông tin số không giống như một tờ giấy để xé hay đốt đi được. C. Đúng. Vì sau khi xóa, tệp và thư mục vẫn còn được lưu trữ trong thùng rác. D. Sai. Vì các tệp và thư mục dễ dàng bị xóa khỏi nơi nó được lưu trữ. Mã đề TH801 Trang 1/3
- Câu 10. Công thức của doanh thu trong bảng sau được tính bằng công thức nào? A. Đơn giá + Số lượt mua. B. Đơn giá - Số lượt mua. C. Đơn giá : Số lượt mua. D. Đơn giá x Số lượt mua. Câu 11. Để tìm hiểu về cách sử dụng một chiếc máy ảnh mới, nguồn thông tin nào sau đây cần được tham khảo nhất? A. Hướng dẫn của một người đã từng chụp ảnh. B. Câu trả lời trên một số diễn đàn về chụp ảnh. C. Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. D. Hướng dẫn của một người giỏi Tin học. Câu 12. Chiếc máy tính cơ học Pascal do ai sáng tạo ra? A. J. Presper Eckert. B. John Mauchly. C. Blaise Pascal. D. Charles Babbage. Câu 13. Sử dụng điện thoại thông minh để thực hiện hành động nào sau đây là vi phạm đạo đức, pháp luật? A. Chụp ảnh món ăn mới nấu. B. Quay video ở địa điểm có biển cấm quay phim để khoe với bạn bè. C. Hỏi bài bạn thông qua mạng zalo. D. Gọi điện thoại hỏi thăm ông bà. Câu 14. Hãy tưởng tượng rằng em thấy một thông báo trên mạng xã hội có nội dung: “Vì lý do khẩn cấp, các trường phổ thông tạm nghỉ đến thứ hai tuần sau. Vui lòng chia sẻ ngay lập tức”. Tin nhắn có vẻ nghiêm túc. Em sẽ hành động như thế nào? A. Không chia sẻ tin nhắn vì em không chắc đó là sự thật và việc lan truyền nó có thể gây nhầm lẫn. B. Đợi người khác chia sẻ tin nhắn trước, rồi em sẽ chia sẻ sau để không phải chịu trách nhiệm. C. Chia sẻ tin nhắn để thể hiện tinh thần hợp tác vì nó có yêu cầu: “Vui lòng chia sẻ ngay lập tức”. D. Chia sẻ tin nhắn vì nó có vẻ nghiêm túc và em muốn người khác biết về việc tạm nghỉ học. Câu 15. Hành động nào sau đây là biểu hiện vi phạm đạo đức, pháp luật và thiếu văn hóa? A. Chụp ảnh phong cảnh đường phố. B. Chụp ảnh trong phòng trưng bày của bảo tàng, nơi có biển không cho phép chụp ảnh. C. Chụp ảnh chú chó nhỏ nhà em. D. Chụp ảnh hiệu sách em thường mua để gửi cho bạn. Câu 16. Thông tin trong môi trường số đáng tin cậy ở mức độ nào? A. Chủ yếu là thông tin bịa đặt do mục đích của người tạo ra và lan truyền thông tin. B. Hoàn toàn đáng tin cậy bởi vì luôn có người chịu trách nhiệm đối với thông tin cụ thể. C. Mức độ tin cậy rất khác nhau, từ những thông tin sai lệch đến thông tin đáng tin cậy. D. Hầu hết là những tin đồn từ người này qua người khác, từ nơi này đến nơi khác. Câu 17. Biểu hiện nào sau đây vi phạm đạo đức khi sử dụng công nghệ kỹ thuật số? A. Không chụp ảnh, quay phim trong rạp chiếu phim. B. Bình luận một cách lịch sự trên bài viết của người khác. C. Sao chép thông tin từ một trang web khác và coi đó là của mình. D. Đính chính, xin lỗi bạn đọc khi đưa thông tin chưa được kiểm chứng lên mạng. Mã đề TH801 Trang 2/3
- Câu 18. Chọn phương án nêu ba đặc điểm của thông tin số? A. Sao chép nhanh, khó lan truyền, dễ xóa bỏ hoàn toàn. B. Sao chép chậm, dễ lan truyền, khó xóa bỏ hoàn toàn. C. Sao chép chậm, khó lan truyền, khó xóa bỏ hoàn toàn. D. Sao chép nhanh, dễ lan truyền, khó xóa bỏ hoàn toàn. Câu 19. Để tìm hiểu về một đội bóng đá ở Châu Phi, nguồn thông tin nào sau đây đáng tin cậy nhất? A. Nguồn tin từ Liên đoàn bóng đá Châu Phi. B. Nguồn tin từ câu lạc bộ người hâm mộ đội bóng đó. C. Nguồn tin từ câu lạc bộ của đội bóng đối thủ. D. Nguồn tin từ diễn đàn bóng đá Việt Nam. Câu 20. Hành động nào sau đây không vi phạm đạo đức và pháp luật? A. Sử dụng phần mềm bẻ khóa. B. Chụp ảnh ở nơi không cho phép. C. Sáng tác một bài thơ về lớp và gửi tặng bạn bè cùng đọc. D. Quay phim trong rạp chiếu phim. II. Tự luận (5 điểm) Bài 1: (2 điểm) Em hãy nêu ví dụ cho thấy máy tính làm thay đổi sâu sắc cuộc sống của con người. Bài 2: (2 điểm) Sửa các câu sau để được một hành động không vi phạm đạo đức, pháp luật hay thiếu văn hóa khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số. a) Chia sẻ thông tin mua bán thuốc lá điện tử. b) Tạo bài viết mới chia sẻ kinh nghiệm học tập có sử dụng từ ngữ phản cảm không phù hợp với học sinh. c) Chia sẻ video bạo lực học đường. d) Tham gia trang web cá cược bóng đá. Bài 3: (1 điểm) An được nghe tuyên truyền về dịch bệnh đau mắt đỏ. Bạn không thực hiện các quy định phòng tránh dịch bệnh nên bị đau mắt. Thấy mắt có màu đỏ, kèm theo khó nhìn, bạn đã lên mạng tìm thuốc trị đau mắt đỏ và ra hiệu thuốc mua. Theo em, việc An tự ý mua thuốc theo hướng dẫn trên mạng để trị bệnh có mang lại lợi ích cho bạn không? Vì sao? HẾT Mã đề TH801 Trang 3/3