Đề kiểm tra học kì 2 Hóa học Lớp 8 - Đề số 1 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 8. Tên gọi của Fe(OH)3 là:
A. Sắt (III) hiđroxit.
B. Sắt hiđroxit.
C. Sắt (III) oxit.
D. Sắt oxit.
Câu 9. Có 3 lọ mất nhãn đựng các khí O2, CO2, H2. Dùng thuốc thử nào sau đây để
nhận biết được 3 lọ trên dễ dàng nhất?
A. Que đóm
B. Que đóm đang cháy
C. Nước vôi trong
D. Đồng (II) oxit
Câu 10. Sau phản ứng của CuO và H2 thì có hiện tượng gì:
A. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành xanh lam
B. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành đỏ
C. Có chất khí bay lên
D. Không có hiện tượng
pdf 7 trang Ánh Mai 20/06/2023 1220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 Hóa học Lớp 8 - Đề số 1 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_2_hoa_hoc_lop_8_de_so_1_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 Hóa học Lớp 8 - Đề số 1 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Đề kiểm tra học kì 2 môn hóa lớp 8 Năm học: 2021 - 2022 Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian phát đề Đề số 1 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Cu= 64, O= 16, Cl= 35,5, P= 31, H = 1, Al= 27 Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1. Trong các hợp chất hóa học, oxi có hóa trị là bao nhiêu A. II B. IV C. III D. I Câu 2. Cho các phản ứng hóa học sau: 1) 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 2) 2FeO + C → 2Fe + CO2 3) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 4) BaCO3 → BaO + CO2 5) 4N + 5O2 → 2N2O5 6) 4Al + 3O2 → 2Al2O3 Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp? | |
  2. A. 1, 2, 3. B. 2, 4. C. 1, 3, 5, 6. D. 1, 4, 5, 6. Câu 4. Phương trình nào được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? to A. 2KClO3  2KCl + 3O2 to B. 4KOH  4K + 2H2O + O2 to C. Ag + O3  Ag2O + O2 to D. 2H2O  2H2 + O2 Câu 5. Dãy chất nào sau đây chỉ bao gồm muối? A. MgCl2, Na2SO4, KNO3, FeBr3, CuS. B. Na2CO3, H2SO4, Ba(OH)2, K2SO3, ZnBr2. C. CaSO4, HCl, MgCO3, HI, Pb(NO3)2. D. H2O, Na3PO4, KOH, Sr(OH)2, AgCl. Câu 6. Nhận xét nào sau đây là đúng nhất về khí hiđrô: A. Là chất khí không màu, không mùi, không vị B. Là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí C. Là khí tan rất ít trong nước D. Tất cả các đáp án trên Câu 7. Dung dịch là: | |
  3. A. Hỗn hợp gồm dung môi và chất tan B. Hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan C. Hỗn hợp đồng nhất gồm nước và chất tan D. Hỗn hợp không đồng nhất giữa dung môi và chất tan Câu 8. Tên gọi của Fe(OH)3 là: A. Sắt (III) hiđroxit. B. Sắt hiđroxit. C. Sắt (III) oxit. D. Sắt oxit. Câu 9. Có 3 lọ mất nhãn đựng các khí O2, CO2, H2. Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết được 3 lọ trên dễ dàng nhất? A. Que đóm B. Que đóm đang cháy C. Nước vôi trong D. Đồng (II) oxit Câu 10. Sau phản ứng của CuO và H2 thì có hiện tượng gì: A. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành xanh lam B. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành đỏ C. Có chất khí bay lên D. Không có hiện tượng | |
  4. Câu 11. Oxit của 1 kim loại hóa trị 2 trong đó Oxi chiếm 20% về khối lượng. Xác định công thức hóa học của oxit kim loại đó là: A. MgO B. FeO C. ZnO D. CuO Câu 12. Trong không khí oxy chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích A. 21% B. 78% C. 18% D. 50% Phần 2. Tự luận (7 điểm) Câu 1. (2,5 điểm) Cho hình vẽ dưới đây mô tả sơ đồ điều chế khí X trong phòng thí nghiệm. Quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi sau: a) Khí X là gì? Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra. b) Tại sao người ta phải cho ít bông ở đầu ống nghiệm. c) Người ta thu khí X bằng phương pháp gì? Tại sao người ta có thể sử dụng phương pháp này? | |
  5. Câu 2. (1,5 điểm) Cho 25,2 gam kim loại X hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định kim loại X. Câu 3. (3 điểm) Cho 1,2 gam Mg phản ứng với 64 gam dung dịch CuSO4 20% thu được muối MgSO4 và kim loại Cu a) Viết phương trình phản ứng xảy ra b) Tính nồng độ phần trăm các muối thu được sau phản ứng b) Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng Hết C. Đáp án đề thi hóa lớp 8 học kì 2 Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm) 1A 2C 3C 4A 5A 6D 7B 8A 9B 10B 11D 12A Phần 2. Tự luận (7 điểm) Câu 1. a) Khí X là oxi kí hiệu hóa học là O2 Phương trình phản ứng hóa học xảy ra: to 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 b) Để tránh trường hợp các hóa chất lẫn vào ống nghiệm dẫn khí. Nếu không để miếng bông ở đầu, hóa chất lẫn vào ống dẫn khí → thu khí O2 không tinh khiết. | |
  6. c) Người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước úp ngược bình, vì oxi ít tan trong nước Nếu điều chế oxi bằng nhiệt phân chất rắn thì lắp ống nghiệm sao cho miệng ống nghiệm hơi chúc xuống để đề phòng hỗn hợp có chất rắn ẩm, khi đun hơi nước không chảy ngược lại làm vỡ ống nghiệm Câu 2. Số mol của H2 là: 10,08/22,4 = 0,45 mol Phương trình hóa học: X + 2HCl → XCl2 + H2 Theo phương trình: 1 1 Theo đầu bài: x mol 0,45 mol => nX = nH2 = 0,45 mol Khối lượng mol củaX = 25,2 : 0,45 = 56 => Kim loại M là Fe Câu 3. a) Phương trình phản ứng hóa học: Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu b) Theo đầu bài: nMg = 0,05 mol; nCuSO4 = 64.20%/160 = 0,08 mol Xét phương trình : Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu Theo phương trình: 1 1 1 1 mol Phản ứng: 0,05 0,08 | |
  7. Ta có thể thấy Mg phản ứng hết, CuSO4 dư, vậy các muối sau phản ứng gồm: CuSO4 dư, MgSO4. nCuSO4 dư = 0,08 - 0,05 = 0,03 mol => mCuSO4 = 0,03.160 = 4,8 gam nMgSO4 = 0,05.120 = 6 gam Nồng độ phần trăm các muối thu được sau phản ứng là: C% CuSO4 = 4,8/(64+ 1,2).100% = 7,36% C%MgSO4 = 6/(64/1,2).100% = 9,20 c) Từ phương trình hóa học ta có: nCu = nMg = 0,05 mol => mCu = n.M = 3,2 gam | |