Đề thi giữa học kì 1 Hóa học Lớp 8 - Đề số 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 1: Cách viết nào sau đây là sai:

A. 4 nguyên tử magie: 4 Mg                                      B. 1 nguyên tử nito: N

C. 3 nguyên tử Cacbon: 3 Ca                                    D. 2 nguyên tử Sắt: 2Fe

Câu 2 : Trong các công thức hóa học sau, công thức hóa học nào sai:

A. K2O                              B. BaNO3                         C. ZnO                   D. CuCl2

Câu 3: Dãy chất nào sau đây đều là kim loại

A. oxi, đồng, lưu huỳnh, bạc .                                  B. Vàng, magie, nhôm, clo.       

C. Oxi, nito, cacbon, canxi.                                        D. Sắt,bạc, chì , vàng.

Câu 4: Một oxit có công thức là FeO. Hóa trị của Fe trong oxit là:

  1. I                    B. II                        C. III                       D. IV

Câu 5: Nguyên tử có những loại hạt nào?

   A.e, p, n.                        B. e, p                               C. p, n           D. n, e

docx 4 trang Ánh Mai 10/06/2023 2620
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 Hóa học Lớp 8 - Đề số 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_giua_hoc_ki_1_hoa_hoc_lop_8_de_so_9_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 Hóa học Lớp 8 - Đề số 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Hóa Học lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 9) Phần I. Trắc nghiệm Câu 1: Cách viết nào sau đây là sai: A. 4 nguyên tử magie: 4 Mg B. 1 nguyên tử nito: N C. 3 nguyên tử Cacbon: 3 Ca D. 2 nguyên tử Sắt: 2Fe Câu 2 : Trong các công thức hóa học sau, công thức hóa học nào sai: A. K2O B. BaNO3 C. ZnO D. CuCl2 Câu 3: Dãy chất nào sau đây đều là kim loại A. oxi, đồng, lưu huỳnh, bạc . B. Vàng, magie, nhôm, clo. C. Oxi, nito, cacbon, canxi. D. Sắt,bạc, chì , vàng. Câu 4: Một oxit có công thức là FeO. Hóa trị của Fe trong oxit là: A. I B. II C. III D. IV Câu 5: Nguyên tử có những loại hạt nào? A.e, p, n. B. e, p C. p, n D. n, e Câu 6: Cho CTHH của một số chất Cl2, ZnCl2, Al2O3, Ca, NaNO3, KOH A. 3 đơn chất và 3 hợp chất B. 5 đơn chất và 1 hợp chất
  2. C. 2 đơn chất và 4 hợp chất D. 1 đơn chất và 5 hợp chất Câu 7 : Nguyên tử đồng nặng hơn nguyên tử oxi bao nhiêu lần? A.1 lần. B.2 lần. C.3 lần. D.4 lần. Câu 8: Dấu hiệu nào giúp ta khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra? A. Một trong số các dấu hiệu dưới B. Có sự thay đổi màu sắc C. Có chất khí thoát ra (sủi bọt) D. Có chất kết tủa (chất không tan) Phần II. Tự luận Bài 1 a. Tính hóa trị của Ca trong hợp chất CaCl2, biết Cl(I) b. Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi kẽm (Mg) hoá trị (II) và nhóm (PO4) Bài 2: Nêu ý nghĩa của các hợp chất sau: a. FeSO4 ; b. Ba(OH)2 hóa trị (III) Bài 3 :Một hỗn hợp gồm cát, bột sắt và muối ăn nghiền nhỏ. Nêu phương pháp tách riêng 3 chất ra khỏi hỗn hợp. (Biết Fe=56, S= 32, N=14, O=16, H=1) ĐÁP ÁN ĐỀ 9 Phần I. Trắc nghiệm Câu 1: C 3 nguyên tử Cacbon: 3C Câu 2: Đáp án B Công thức hóa học sai là: BaNO3
  3. Công thức hóa học đúng là Ba(NO3)2 Câu 3:D Dãy chất nào sau đây đều là kim loại Sắt,bạc, chì , vàng. Câu 4:B Trong oxit FeO, hóa trị của Fe trong oxit là : x.1=1.II => x= II Câu 6. Đáp án C 2 đơn chất: : Cl2, Ca 4 hợp chất: ZnCl2, Al2O3, NaNO3, KOH Câu 7 :D Nguyên tử đồng nặng hơn nguyên tử oxi : 64:16 = 4 lần Phần II. Tự luận Bài 1: a. Gọi a là hoá trị của Ca trong CaCl2 Theo qui tắc: 1.a = 2.I= => a= (2.I) :1= II II III b. - Công thức dạng chung : Mg x(PO4)y - Theo quy tắc hóa trị ta có : II . x = III. y Chuyển thành tỉ lệ : x III 3 = = => x= 3, y=2 y II 2 Công thức hóa học đúng là Mg3(PO4)2 Bài 2:
  4. a. Được tạo nên từ 3 nguyên tố: Sắt, Lưu huỳnh, Oxi - Được tạo nên từ 1Fe, 1S, 4O. - Phân tử khối của phân tử FeSO4 là 56+ 32+ 16 x 4 = 152 đvC b. Được tạo nên từ 3 nguyên tố: Bari, Hidro, Oxi - Được tạo nên từ 1Ba, 2O, 2H.Phân tử khối của phân tử Ba(OH)2 là 137 + (16+1) x 2= 171 đvC Bài 3: - Cho hỗn hợp vào nước khuấy đều → muối tan còn cát và sắt không tan nên lọc tách cát và sắt ra khỏi hỗn hợp - Cô cạn dung dịch còn lại thu được muối ăn - Dùng nam châm hút lấy Fe còn lại là cát